Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Phương Cường Xá

docx 6 trang thungat 3700
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Phương Cường Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_6_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 6 - Trường THCS Phương Cường Xá

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS PHƯƠNG CƯỜNG XÁ Môn : Ngữ Văn 6 Thời gian làm bài : 80 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo và sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng sáng trong như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong những ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi " ( Ngữ văn 6 - tập 2) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Của tác giả nào? b. Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn là gì? c. Nhận xét về cách sử dụng hình ảnh và từ ngữ trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách diễn đạt ấy? PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm): Câu 1 (2đ): Chép thuộc lòng khổ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Qua khổ thơ này em hiểu thêm gì về Bác Hồ kính yêu của chúng ta? Câu 2 (5đ): Con đường đến trường đã khắc sâu vào trong tâm trí của em. Hãy miêu tả lại con đường thân thuộc ấy. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Môn : Ngữ Văn 6 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): a. - Đoạn văn trên trích văn bản “Cô Tô”: (0,5đ) - Tác giả: Nguyễn Tuân (0,5đ) b. Phương thức biểu đạt: Miêu tả (0,5đ) c. Học sinh nên trình bày được các ý cơ bản sau: - Dùng tính từ gợi tả màu sắc vừa tinh tế gợi cảm: trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn. (0,5đ) - Tính từ “vàng giòn” tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô theo cảm nhận của tác giả. (0,5đ) - Từ ngữ miêu tả gợi một bức tranh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.(0,5đ) PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm): Câu 1 ( 2 điểm). * Chép thuộc lòng đúng khổ thơ (0,5đ) * Yêu cầu học sinh nêu được các ý sau: Có ý đúng GV cho điểm. - Đây là khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. Cụm từ “Đêm nay” được điệp lại hai lần ở đầu mỗi câu thành điệp cấu trúc câu nhằm khảng định sự việc Bác không ngủ là một lẽ thường tình . Cái đêm không ngủ miêu tả trong bài thơ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Việc Bác không ngủ vì lo cho nước, thương bộ đội, dân công đã là một lẽ thường tình của cuộc đời Bác, lẽ thường tình đơn giản, dễ hiểu và sâu sắc. (0,5đ) - Hai câu kết làm chấn động tâm hồn mỗi chúng ta : cái thường tình của Hồ Chí Minh là sự hi sinh , lòng thương yêu vô hạn đối với đồng bào, với dân tộc. Nó là lẽ thường tình đối với Bác nhưng nó lại là điều kì diệu đối với mỗi chúng ta. Anh đội viên đã cảm nhận được về Bác : Bác không ngủ vì Bác là Hồ Chí Minh, một vị lãnh tụ rất gần gũi và vô cùng vĩ đại. (0,5đ) - Đoạn thơ được xem như một lời bình luận trữ tình . Tác giả chỉ gợi mở về cái lẽ thường tình, tạo nên liên tưởng, làm xúc động tâm hồn người đọc về tình nhân ái, về đạo đức, về nhân cách cao đẹp của Người.(0,5đ) Câu 2 : (5đ) * Yêu cầu về hình thức: - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. - Ngôn ngữ trong sáng, nội dung cụ thể rõ ràng. - Kết hợp các yếu tố miêu tả + biểu cảm + tự sự (không yêu cầu cao). * Yêu cầu về nội dung : HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo được những ý cơ bản sau: 1. Mở bài: Giới thiệu con đường đến trường. 2. Thân bài:
  3. * Tả hình ảnh con đường quen thuộc: - Miêu tả con đường theo cảm nhận chung (rộng hay hẹp; đường nhựa, đường đất hay có rải đá, lát gạch hay tráng xi măng; ) - Cảnh hai bên đường: + Những dãy nhà, cánh đồng + Những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, dòng sông * Con đường vào một lần em đi học (cụ thể): - Nét riêng của con đường vào lúc em đi học. - Cảnh học sinh đi học: cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ - Cảnh người đi làm, xe cộ. * Kể (nhắc) về một kỉ niệm gắn liền với con đường đến trường. 3. Kết bài: Tình cảm của em với con đường và những mơ ước tương lai. CÁCH CHO ĐIỂM: - Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục đầy đủ, rõ ràng; nội dung nổi bật, sâu sắc; diễn đạt lưu loát; miêu tả sinh động, kết hợp với tự sự, biểu cảm; trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2-3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. Hết
  4. PHÒNG GD&ĐT ĐÔNG HƯNG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS PHƯƠNG CƯỜNG XÁ Môn : Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài : 80 phút PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Ngữ văn 7, tập hai) Câu 1 (0,75 điểm). Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Thể loại nào? Câu 2 (0,75 điểm). Những phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn trích ? Câu 3 (1,0 điểm). Tìm những câu đặc biệt trong đoạn trích ? Tác dụng ? Câu 4 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính đoạn văn trên? PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng, em học tập được gì ở phong cách sống của Bác Hồ kính yêu? (Hãy trả lời bằng một đoạn văn ngắn khảng 3 – 5 câu). Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Có chí thì nên.” Hết
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II Môn : Ngữ Văn 7 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm): Câu 1 (Mỗi ý đúng 0,25 điểm): - Văn bản “Sống chết mặc bay”. - Tác giả : Phạm Duy Tốn. - Thể loại: Truyện ngắn. Câu 2 (Mỗi phương thức đúng 0,25 điểm). Những PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Câu 3: Tìm 3 câu đặc biệt trong đoạn trích: (Mỗi câu đúng 0,25 điểm). - Than ôi! - Lo thay! - Nguy thay! - Tác dụng: Những câu đặc biệt thể hiện được thái độ, cảm xúc của người kể chuyện cũng như những người dân hộ đê: lo lắng, bất an vì nguy cơ vỡ đê. Sự xuât hiện của những câu đặc biệt này còn giúp người đọc hình dung được hiện trạng nguy ngập của cảnh mưa lũ, đê sắp vỡ. (0,25điểm) Câu 4 (0,5 điểm). Nêu nội dung chính: - Đoạn trích tái hiện cảnh người dân hộ đê trong đêm mưa lũ và nguy cơ vỡ đê. PHẦN II. LÀM VĂN (7 điểm): Câu 1 (2 điểm): Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của Phạm Văn Đồng, em học tập được gì ở phong cách sống của Bác Hồ kính yêu? Hãy trả lời bằng một đoạn văn ngắn khảng 3 – 5 câu. HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu sau: - Học tập được ở Bác đức tính giản dị: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, trong bài viết, - Không ngừng học tập và làm theo gương Bác. Câu 2 (5 điểm): Suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Có chí thì nên.” Bài làm của HS cần đảm bảo các yêu cầu sau: Yêu cầu về hình thức: - Đúng hình thức, có kĩ năng hành văn của kiểu bài nghị luận. - Bài viết phải có luận điểm rõ ràng, luận cứ chắc chắn, lập luận chặt chẽ. Yêu cầu về nội dung a. Mở bài (0,5 điểm) giới thiệu được vấn đề cần nghị luận và trích dẫn câu tục ngữ. b. Thân bài (4 điểm): * Giải thích nghĩa: “Chí” là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. “nên”: làm nên, thành công, thành đạt trong mọi việc "Có chí thì nên" : Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị
  6. lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. *Chứng minh trong thực tế: - Triển khai được hệ thống các luận điểm bằng các lí lẽ và những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, sinh động, có sức thuyết phục, có từ ngữ chuyển đoạn: + Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng) + Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng) - Chứng minh trong thực tế: Lịch sử dân tộc, trong học tập, trong lao động, trong nghiên cứu khoa học - Sử dụng luận cứ và luận chứng phù hợp với từng luận điểm. - Biết chọn lọc những luận cứ và luận chứng tiêu biểu, để làm rõ luận điểm. c, Kết bài (0,5 điểm) - Khẳng định và tổng kết ý nghĩa của câu tục ngữ. - Rút ra bài học cho bản thân. CÁCH CHO ĐIỂM: - Điểm 5: Bài viết đúng thể loại, bố cục đầy đủ, rõ ràng; nội dung nổi bật, sâu sắc; diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. - Điểm 4: Hành văn mạch lạc, bố cục bài hợp lý, nội dung đầy đủ. Còn mắc một vài lỗi chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2-3: Bài viết đủ ba phần, nội dung còn sơ sài, còn mắc một vài lỗi chính tả. - Điểm 1: Bố cục chưa hoàn chỉnh, diễn đạt yếu, còn mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. Hết