Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Danh Phương (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 3310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Danh Phương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Lê Danh Phương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD – ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS LÊ DANH PHƯƠNG NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: VĂN 7 (Thời gian làm bài 90 phút) Phần I: Đọc – hiểu: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ. 2. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? 3. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu trong câu sau? “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” 4. Từ văn bản có đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay. Phần II: Tập làm văn: (6 điểm) Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí: Lá lành đùm lá rách Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Đọc – hiểu: ( 4 điểm) 1. - Xác định được đúng văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0.25 điểm) - Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0.25 điểm) - Nêu được xuất xứ: (0.5 điểm) 2. - Xác định đúng ba câu rút gọn. Mỗi câu đúng được :0.25 điểm + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. - Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0.25 điểm) 3. Xác định được cụm C- V dùng để mở rộng câu 0.5 điểm Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. ĐT C V 4. Hình thức: HS viết được đoạn văn đảm bảo dung lượng (5 đến 7 dòng). Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp, có sáng tạo. (0,5 điểm). Nội dung: HS trình bày suy nghĩ của mình về lòng yêu nước của thế hệ trẻ. Đảm bảo các ý sau: (1,0 điểm) - Yêu nước là ra sức học tập tốt, rèn luyện tốt đem hết tinh thần và nghị lực, sức mạnh và tài năng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Phần II: Tập làm văn: (6 điểm) A. Yêu cầu chung: - Phương pháp lập luận: Chứng minh - Nội dung chứng minh: Làm sáng tỏ vấn đề câu tục ngữ đưa ra: Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. - Phạm vi dẫn chứng: Vận dụng thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ vấn đề. B. Yêu cầu cụ thể: 1. Hình thức: (1,0 điểm) - Viết đúng bài nghị luận chứng minh. - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, lập luận chặt chẽ. - Dùng từ, đặt câu chuẩn mực, chữ viết cẩn thận, không sai chính tả, trình bày sạch. 2. Nội dung: (5.0 điểm) a.Mở bài: (0.5 điểm) - Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn. - Trích dẫn câu tục ngữ.
  3. b.Thân bài: (4.0 điểm) giải thích cần đảm bảo những ý cơ bản sau: *Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: - Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong. - Nghĩa bóng: Lá lành - lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi - khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ. * Chứng minh + Trong thời đại lịch sử xa xưa: - Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và gần đây nhất là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, nhân dân ta đã nhờ vào tinh thần đoàn kết và yêu thương giúp đỡ cho nhau từng hạt gạo, miếng xôi để vượt qua cơn khốn khó. + Trong thời đại hiện nay: - Nhân dân ta giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn: giúp đỡ đồng bào vùng lũ ; các chương trình truyền hình giúp đỡ người nghèo ngày càng nhiều như: “Cặp lá yêu thương”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” Đó là những việc làm rất có ý nghĩa nhằm giúp cho những người còn nghèo khó + Trong thơ văn: - Thương người như thể thương thân - Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. - Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn + Mở rộng Đáng buồn là trong cuộc sống vẫn còn nhiều kẻ thờ ơ, ghẻ lạnh với những người xung quanh mình. Đó là những con người cần phải phê phán, rất đáng chê trách. c. Kết bài: (0, 5 điểm) - Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ: Nhấn mạnh tình yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn. - Bài học cho bản thân: luôn mở rộng tấm lòng để có thể yêu thương người khác, giúp đỡ mọi người xung quanh nhiều hơn nữa. HẾT
  4. Tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau là một đặc điểm nôi bật, là truyền thống trong quan niệm sống của ông cha ta. Tình cảm ấy ngày càng được phát huy và thâm đậm vào máu thịt của mỗi người dân. Cúng với những câu tục ngữ, ca dao như "Nhiễu điều phủ lấy giả gương. Người trong một nuớc phải thương nhau cùng", "Lá lành đùm lá rách" ông bà ta cũng có dạy thật cụ thể qua câu "Thươg người như thê thương thân". Đây lá một lời khuyên chí tình chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân minh. Như một lời nối tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn, câu tục ngữ được tách thành hai vế, một bên là người đồng loại, một bên là bản thân bởi cách so sánh "như thể". Như vậy, lời dạy trên muốn nhân mạnh : Nếu ta thương thân ta như thế nào thì ta phải yêu thương bản thân mình ; bởi lẽ bản thân là quan trọng, là cái quý giá nhất, cải mà luôn luôn được mọi người lo lắng, chăm sóc và vun vén. Chi một vết trầy nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm, lo sợ do là ta thương thân ta, và khi nêu như người khác không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ họ như thường yêu chính bản thân mình. Thật vậy, là người sống trong xã hội không ai sông lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng lúc nào như chân với tay trong cùng một cơ thế. Do đó, khi họ gặp hoạn nạn khó khăn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho dù trể, bởi "máu chảy ruột mềm". Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần. Rộng hơn là bè bạn, bà con hàng xóm,những người đã cùng ta "tối lửa tắt đèn" với nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc "trái gió trở trời , những khi "cùng đường bí lối", họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để "chia bùi sẻ ngọt". Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vi vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành lúc
  5. này thái độ" nhường cơm sẻ áo" ," chị ngã em nâng" là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống , những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc có chung một mẹ Áu Cơ Chinh mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt dẹp của dận tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp dỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gợi "Miếng khi đói bằng gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta để chung góp từ tiến bạc đến thuốc men vật dụng cùng chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân của thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thê hiện rất rõ tấm lòng "Thương người như thê thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lý, là một nét đẹp của con người; là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc, Thê nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn còn không ít người chỉ quan tâm đến bản thân không nghĩ đến người khác. Họ thờ ơ không quan tâm truớc nỗi đau của đổng bào, đổng loại. Hạng người này thật đáng phê phán. Ta cũng nên hiểu rằng yêu thương người khác như yêu thương chính bán thân mình là một việc làm tốt đáng đê cho mọi người thực hiện noi theo. Ngày nay, câu tục ngữ không còn mang ý nghĩa hẹp của cá nhân mà nó mang nội dung rộng lớn hơn, nó trở thành tình cảm chung, nếp sống chung cùng toàn xã hội. Và tình cảm nhân đạo ấy được phát triển lan rộng qua mối quan hệ với cả cộng đổng nhân loại. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một bài học sâu sắc vé đạo lý làm người. Yêu thương người khác như yêu thuơng chính bản thân mình mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà mỗi người chúng ta cần phái thực hiện tốt. Phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của cha ông là ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.