Đề kiểm tra chung giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Có đáp án)

pdf 5 trang thungat 1280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chung giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_chung_giua_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra chung giữa học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyện Lai Vung (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHUNG GIỮA HỌC KỲ 1 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 6 Ngày kiểm tra: 26/10/2018 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) – Mã đề: 136 Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm) Câu 1: Ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” là gì? A. thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội đối với Thạch Sanh B. kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh thật khác thường C. thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những người chính nghĩa, lương thiện D. lòng xót thương của nhân dân đối với Thạch Sanh Câu 2: Ý nghĩa của truyện “Thánh Gióng” là gì? A. thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai B. ca ngợi Thánh Gióng và giải thích tên gọi làng Cháy C. thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống D. ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta Câu 3: Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh” tượng trưng cho điều gì? A. sức mạnh của thần linh luôn hiện hữu giúp đỡ nhân dân B. tình thương, tấm lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta C. sự giàu có, trù phú nhờ chăm chỉ làm lụng của nhân dân D. tài năng thiên phú của Thạch Sanh tạo ra điều thần kì Câu 4: Qua truyện “Em bé thông minh” người kể muốn đề cao điều gì nhất? A. sự sắc sảo của nhân dân trong các câu đố B. trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống dân gian C. sự khôn khéo, lém lỉnh của hai cha con em bé D. sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua Câu 5: Truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? A. truyện cổ tích B. truyện cười C. truyền thuyết D. truyện ngụ ngôn Câu 6: Văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” có phương thức biểu đạt chính là gì? A. miêu tả B. tự sự C. nghị luận D. biểu cảm Câu 7: Sự mưu trí, thông minh của em bé trong truyện “Em bé thông minh” được thử thách mấy lần? A. ba lần B. năm lần C. hai lần D. bốn lần
  2. Câu 8: Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” có ý nghĩa gì? A. giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng Bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước B. giải thích hiện tượng lũ lụt; thể hiện sức mạnh, ước mong cái thiện chiến thắng cái ác C. giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng Bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và thể hiện sức mạnh, ước mơ của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống D. thể hiện sức mạnh, ước mơ của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Câu 9: Từ là gì? A. là thứ tiếng nói của dân tộc Việt. B. là một lần phát âm trong khi nói. C. là ký hiệu bằng đường nét để ghi lại các tiếng. D. là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. Câu 10: Từ phức được chia thành những loại nào? A. từ ghép, từ láy B. từ phức, từ ghép C. từ phức, từ láy D. từ phức, từ đơn Câu 11: Từ bụng trong câu: Ăn cho ấm bụng được hiểu theo nghĩa nào? A. nghĩa chuyển B. nghĩa gốc C. nhiều nghĩa D. nghĩa phát sinh Câu 12: Trong câu sau đây có mấy từ phức? Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. (Con Rồng, cháu Tiên ) A. ba từ B. bốn từ C. hai từ D. một từ Câu 13: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ mượn? A. phi cơ B. xe đạp C. máy bay D. xe lửa Câu 14: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì? A. tiếng Nga B. tiếng Pháp C. tiếng Hán D. tiếng Anh Câu 15: Nghĩa của từ là gì? A. là sự vật, nội dung mà từ biểu thị B. là sự vật mà từ biểu thị C. là tính chất mà từ biểu thị D. là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị Câu 16: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác được gọi là gì? A. nghĩa gốc B. nghĩa mở rộng C. nghĩa cơ bản D. nghĩa chuyển II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Tập làm văn: Kể lại một truyện dân gian đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em. HẾT Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm./.
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHUNG GIỮA HỌC KỲ 1 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 6 Ngày kiểm tra: 26/10/2018 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) – Mã đề: 214 Thí sinh làm bài bằng cách ghi lại thứ tự câu hỏi và phương án trả lời đúng (A; B; C hoặc D) của các câu hỏi theo mẫu sau Câu 1: A; Câu 2: C; A. PHẦN VĂN BẢN (2,0 điểm) Câu 1: Văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” có phương thức biểu đạt chính là gì? A. nghị luận B. tự sự C. biểu cảm D. miêu tả Câu 2: Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” có ý nghĩa gì? A. thể hiện sức mạnh, ước mơ của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống B. giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng Bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước C. giải thích hiện tượng lũ lụt; thể hiện sức mạnh, ước mong cái thiện chiến thắng cái ác D. giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng Bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước và thể hiện sức mạnh, ước mơ của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống Câu 3: Ý nghĩa của truyện “Thánh Gióng” là gì? A. ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta B. thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân về cuộc sống C. ca ngợi Thánh Gióng và giải thích tên gọi làng Cháy D. thể hiện ước mơ chế ngự thiên tai Câu 4: Qua truyện “Em bé thông minh” người kể muốn đề cao điều gì nhất? A. trí khôn dân gian và kinh nghiệm đời sống dân gian B. sự sắc sảo của nhân dân trong các câu đố C. sự khôn khéo, lém lỉnh của hai cha con em bé D. sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua Câu 5: Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh trong truyện “Thạch Sanh” tượng trưng cho điều gì? A. sự giàu có, trù phú nhờ chăm chỉ làm lụng của nhân dân B. sức mạnh của thần linh luôn hiện hữu giúp đỡ nhân dân C. tài năng thiên phú của Thạch Sanh tạo ra điều thần kì D. tình thương, tấm lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta Câu 6: Truyện “Thánh Gióng” thuộc thể loại truyện dân gian nào? A. truyền thuyết B. truyện ngụ ngôn C. truyện cười D. truyện cổ tích
  4. Câu 7: Ý nghĩa của truyện “Thạch Sanh” là gì? A. thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của xã hội đối với Thạch Sanh B. lòng xót thương của nhân dân đối với Thạch Sanh C. thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những người chính nghĩa, lương thiện D. kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh thật khác thường Câu 8: Sự mưu trí, thông minh của em bé trong truyện “Em bé thông minh” được thử thách mấy lần? A. ba lần B. bốn lần C. hai lần D. năm lần B. PHẦN TIẾNG VIỆT (2,0 điểm) Câu 9: Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì? A. tiếng Anh B. tiếng Nga C. tiếng Pháp D. tiếng Hán Câu 10: Nghĩa của từ là gì? A. là sự vật, nội dung mà từ biểu thị B. là sự vật mà từ biểu thị C. là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị D. là tính chất mà từ biểu thị Câu 11: Từ bụng trong câu: Ăn cho ấm bụng được hiểu theo nghĩa nào? A. nghĩa gốc B. nghĩa chuyển C. nhiều nghĩa D. nghĩa phát sinh Câu 12: Từ phức được chia thành những loại nào? A. từ phức, từ đơn B. từ ghép, từ láy C. từ phức, từ láy D. từ phức, từ ghép Câu 13: Trong câu sau đây có mấy từ phức? Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. (Con Rồng, cháu Tiên ) A. hai từ B. ba từ C. bốn từ D. một từ Câu 14: Từ là gì? A. là thứ tiếng nói của dân tộc Việt. B. là một lần phát âm trong khi nói. C. là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. D. là ký hiệu bằng đường nét để ghi lại các tiếng. Câu 15: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở hình thành các nghĩa khác được gọi là gì? A. nghĩa chuyển B. nghĩa cơ bản C. nghĩa mở rộng D. nghĩa gốc Câu 16: Trong các từ dưới đây, từ nào là từ mượn? A. xe đạp B. xe lửa C. phi cơ D. máy bay II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Tập làm văn: Kể lại một truyện dân gian đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em. HẾT Lưu ý: Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA CHUNG GIỮA HỌC KỲ 1 HUYỆN LAI VUNG NĂM HỌC 2018 - 2019 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN – Lớp 6 Ngày kiểm tra: 26/10/2018 Hướng dẫn chấm gồm có: 02 trang. A. HƯỚNG DẪN CHUNG 1) Nếu học sinh làm bài không theo cách nêu trong đáp án nhưng đúng, chính xác, chặt chẽ thì cho đủ số điểm của câu đó. 2) Việc chi tiết hóa (nếu có) thang điểm trong hướng dẫn chấm phải bảo đảm không làm sai lệch hướng dẫn chấm và phải được thống nhất thực hiện trong tổ chấm. B. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm – mỗi câu đúng 0,25 điểm) Mã đề 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 136 C D B B C B D C D A B A A C D A 214 B D A A D A C B D C A B B C D C II. TỰ LUẬN (6,0 điểm) NỘI DUNG ĐIỂM a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu về truyện dân gian mình sẽ kể. Thân bài kể lại truyện 0,25 truyền thuyết/ truyện cổ tích bằng lời văn của mình. Kết bài khái quát được nội dung ý nghĩa truyện kể. b. Xác định đúng vấn đề tự sự (một truyện truyền thuyết hoặc truyện cổ tích 0,25 đã biết) c. Triển khai vấn đề: Kể lại truyện theo một trình tự hợp lí: Giới thiệu chung về truyện sẽ kể: Truyện gì? Truyện thuộc loại truyện dân 0,5 gian nào? Kể lại toàn bộ diễn biến của truyện (Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết, và 4,0 có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm truyện thêm sinh động). Nêu phần kết của truyện (Truyện kết thúc ra sao? Bài học rút ra từ truyện 0,5 là gì? ) d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25 e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, kể chuyện sáng tạo, mới mẻ 0,25 HẾT