Đề kiểm tra Chuyên đề lần 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

doc 2 trang thungat 3710
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Chuyên đề lần 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chuyen_de_lan_1_mon_lich_su_lop_10_ma_de_132_nam.doc
  • docxĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 - 10. 2019- 2020.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Chuyên đề lần 1 môn Lịch sử Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Liễn Sơn

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 1 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 10 Năm học: 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 132 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3,0 diểm) Câu 1: Thời kì phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là A. Thế kỉ XV – thế kỉ XVIII B. Thế kỉ XIII – thế kỉ XVIII C. Thế kỉ X – thế kỉ XIII D. Thế kỉ X – thế kỉ XVIII Câu 2: Điểm khác biệt về thể chế nhà nước của phương Tây cổ đại với phương Đông cổ đại là? A. dân chủ B. cộng hòa C. dân chủ đại nghị. D. quân chủ lập hiến. Câu 3: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất? A. Vương triều Gúp-ta. B. Vương triều Hồi giáo Đê-li. C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. D. Vương triều Hác-sa. Câu 4: Lực lượng nào giữ vai trò quan trọng nhất ở các thị quốc trong các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải? A. Thị dân. B. Bình dân. C. Nô lệ. D. Thương nhân Câu 5: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII gắn với các quốc gia phong kiến Đông Nam Á như thế nào? A. Là thời kì các nước Đông Nam Á bị phương Tây xâm lược. B. Là giai đoạn các nước nhỏ hình thành theo địa vực tự nhiên hợp nhất lại theo tộc người. C. Là thời kì xác lập và phát triển của quan hệ sản xuất phong kiến trong mỗi quốc gia Đông Nam Á. D. Là thời kì hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. Câu 6: Những yếu tố nào là cơ bản nhất thể hiện Ấn Độ có nền văn hoá phát triển lâu đời? A. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, lăng mộ như kiểu đền tháp, hình tháp, lăng mộ hình bốt úp, bán cầu. B. Tôn giáo (Phật giáo và Hin đu giáo) cùng với những tập tục, lễ nghi tôn giáo hình thành và phát triển sớm. C. Chữ viết, đặc biệt là chữ Phạn dùng để viết văn, ghi tài liệu, khắc bia, và chữ Pa-li, dùng để viết kinh Phật. D. Nghệ thuật tạc tượng Phật giáo, Hin-đu giáo qua các thời kỉ, các phong cách, kiểu dáng. Câu 7: Chế độ ruộng đất nổi tiếng dưới thời nhà Đường gọi là gì? A. Chế độ công điền B. Chế độ tịch điền, C. Chế độ lĩnh canh. D. Chế độ quân điền. Câu 8: Lực lượng đông đảo nhất và là thành phần sản xuất chù yếu của xã hội cổ đại phương Đông tà tầng lớp nào? A. Nông nô. B. Nông dân công xã. C. Nông dân tự do. D. Nô lệ.
  2. Câu 9: Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện trong thời kì nào ờ Trung Quốc? A. Nhà Thanh. B. Nhà Tống. C. Nhà Đường. D. Nhà Minh. Câu 10: Vì sao trong thời cổ đại người Ai Cập thạo về hình học? A. Phải đo lại ruộng đất và vẽ các hình để xây tháp. B. Phải đo lại ruộng đất và chia đất cho nông dân. C. Phải vẽ các hình để xây tháp và tính diện tích nhà ở của vua, đo đạc lại ruộng đất. D. Phải tính toán các công trình kiến trúc. Câu 11: Vì sao kinh tế Trung Quốc dưới thời Đuờng phát triển cao hơn các thời kì trước? A. Dưới thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện. B. Nhà nước thực hiện chính sách quân điền. C. Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy. D. Các quan lại tuỳ theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc. Câu 12: Nét đặc sắc và nổi bật nhất của Vương triều Gúp-ta ở Ấn Độ là gì? A. Bắc Ấn Độ được thống nhất lại, bước vào thời kì phát triển cao. B. Vương triều Gúp-ta có 9 đời vua, qua 150 năm (319-476). C. Sự định hình và phát triển của văn hoá truyền thống Ấn Độ. D. Đạo Phật phát triển mạnh dưới thời Gúp-ta. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) Làm rõ những điểm khác biệt về điều kiện tự nhiên, thời gian xuất hiện, nền tảng kinh tế và thể chế chính trị giữa các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. Câu 2 (3,0 điểm) Những biểu hiện chứng tỏ chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường phát triển đến đỉnh cao? HẾT (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp :