Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5

docx 3 trang thungat 6680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5

  1. ĐỀ TV LỚP 5.3 CHKII 1. ĐỌC THÀNH TIẾNG :Giáo viên yêu cầu học sinh đọc 1 đoạn khoảng 110 tiếng trong các bài Tập đọc SGK TV5 tập 2 từ tuần 19 đến tuần 34và trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. 2. ĐỌC THẦM : Học sinh đọc thầm bài văn sau và làm các bài tập bên dưới. TRÊN CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC THAN Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này. Trần Nhuận Minh * Khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 1/ Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường? a. Sườn núi. b. Bờ moong. c. Cỗ máy khoan. d. Dưới đáy moong. 2/ Tại sao những cỗ máy khoan lại “khi ẩn khi hiện”? a. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt. b. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. c. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu. d. Do sương mù và mưa nhẹ 3/ Tác giả so sánh “chiếc máy xúc” với hình ảnh nào sau đây? a. Như một con thuyền đã hạ buồm b. Như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. c. Như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn. d. Trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. 4/ Trên công trường khai thác than có những loại máy móc, loại xe nào làm việc ? a. Máy khoan, xe ben-la, xe gấu, xe lửa. b. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe lửa. c. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe lửa, xe tải. d. Không có xe mà chỉ có máy móc. 5/ Em có suy nghĩ gì về công việc của những công nhân khai thác than? 6/ Từ nào đồng âm với từ in đậm trong câu:“ Tôi đếm có đến chín cái máy xúc.” ? a. Số chín. b. Lên chín c. Chín năm d. Quả chín 7/ Câu nào dưới đây có dùng quan hệ từ.
  2. a. Không ngớt xe lên, xe xuống. b. Hoàn toàn không thấy bóng người. c. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi. d. Chúng tôi ra bờ moong. 8/ “Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu.” Hai câu văn trên sử dụng liên kết câu bằng cách? a. Lặp lại từ ngữ. b. Thay thế từ ngữ. c. Dùng từ ngữ nối. d. Thay thế và lặp lại từ ngữ. 9/ Trong câu “Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải.” dấu phẩy dùng có tác dụng gì? a. Tách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. b. Tách trạng ngữ với chủ ngữ, vị ngữ trong câu c. Tách các vế trong một câu ghép. d. Tách chủ ngữ với vị ngữ trong câu 10/ Hãy đặt một câu ghép biều thị quan hệ tương phản nói về phẩm chất tốt của học sinh. 3. CHÍNH TẢ: Phong cảnh đền Hùng ( Viết đoạn từ “Trước đền Thượng hết bài.”Sách TV5 tập 2 trang 69) 4. TẬP LÀM VĂN : Đề bài : Đất nước ta trải dài từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có nhiều phong cảnh đẹp. Em hãy viết bài văn tả một cảnh đẹp mà em yêu thích. ĐÁP ÁN PHẦN A : Đọc thầm mỗi câu 0,5 đ Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: b Câu 4: c Câu 5: nặng nhọc, vất vả, siêng năng, chăm chỉ, nghiêm túc ( Học sinh chỉ cần nêu 2 ý là được ) Câu 6: d Câu 7: c Câu 8: d Câu 9: a Câu 10: Đặt được câu đúng yêu cầu, đúng ngữ pháp. PHẦN B: Viết Bài viết chính tả: Phong cảnh đền Hùng ( Viết đoạn từ “Trước đền Thượng hết bài.”Sách TV5 tập 2 trang 69) Tập làm văn: Đảm bảo các yêu cầu sau:
  3. 1. Viết bài văn đúng theo yêu cầu: Cảnh biển, sông, suối, hồ 2. Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, dùng từ, đặt câu. Cách chấm điểm : -Giỏi : 4,5đ – 5đ -Khá : 3,5đ – 4đ -Trung bình : 2,5đ – 3đ -Yếu : 0,5đ – 2đ .