Đề kiểm tra cuối kì II năm học 2022-2023 môn Vật lí Khối 10 - Mã đề 132 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký

pdf 3 trang haihamc 14/07/2023 1550
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kì II năm học 2022-2023 môn Vật lí Khối 10 - Mã đề 132 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_ki_ii_nam_hoc_2022_2023_mon_vat_li_khoi_10.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kì II năm học 2022-2023 môn Vật lí Khối 10 - Mã đề 132 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký

  1. SỞ GD – ĐT BẾN TRE TRƯỜNG THPT TRƯƠNG VĨNH KÝ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN VẬT LÍ 10 (Thời gian làm bài: 45 phút) Họ tên học sinh: Số báo danh: Lớp: 11A Mã đề: 132. GIÁM KHẢO ĐIỂM LỜI PHÊ GIÁM THỊ Bằng số Bằng chữ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A B C D  Đối với mỗi câu hỏi, học sinh chọn và dùng bút chì tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM [7 điểm] Câu 1: Hợp lực của hai lực đồng quy F1 và F2 có độ lớn cực đại khi hai lực này A. ngược chiều nhau. B. vuông góc nhau. C. cùng chiều nhau. D. hợp nhau 120o. Câu 2: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực có cùng độ lớn F1 = F2 = 10,0 N. Góc giữa hai vectơ lực này bằng 1200. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn là A. 10,0 N. B. 20,0 N. C. 17,3 N. D. 14,1 N. Câu 3: Moment lực tác dụng lên một vật là đại lượng A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực. B. vectơ. C. để xác định độ lớn của lực tác dụng. D. luôn có giá trị dương. Câu 4: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là A. 100 N.m B. 2,0 N.m C. 0,5 N.m. D. 1,0 N.m Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực? A. Công là một đại lượng vô hướng. B. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển. C. Trong nhiều trường hợp, công cản có thể có lợi. D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển. Câu 6: Khi máy quạt điện đang hoạt động thì có sự chuyển hóa từ A. cơ năng sang điện năng. B. điện năng sang cơ năng. C. động năng sang thế năng. D. thế năng sang động năng. Câu 7: Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50 N tác dụng lên vật và kéo vật đi một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Công suất của động cơ là A. 50 W. B. 25 W. C. 100 W. D. 75 W. Câu 8: Hiệu suất là tỉ số giữa A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích. B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí. C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần. D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần. Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là động năng của một vật? A. Có thể dương hoặc bằng không. B. Có đơn vị là kg.(m/s)2. C. Tỉ lệ với khối lượng của vật. D. Tỉ lệ với vận tốc của vật. Câu 10: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10 và lấy g = 9,8 m/s2 thì thế năng của thang máy ở tầng cao nhất có giá trị là
  2. A. 588 kJ. B. 392 kJ. C. 980 kJ. D. 689 kJ. Câu 11: Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng p và vectơ vận tốc v của một chất điểm. A. Cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều. C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc 0. Câu 12: Trên hình bên là đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một vật có khối lượng 3 kg. Động lượng của vật tại thời điểm t1 = 1 s và t2 = 5 s lần lượt là A. p1 = 4 kg.m/s và p2 = 0. B. p1 = 4 kg.m/s và p2 = 12 kg.m/s. C. p1 = 0 và p2 = 0. D. p1 = 0 và p2 = –4 kg.m/s. Câu 13: Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va chạm? A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn thích hợp đến va chạm với nhau. B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên. C. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một tốc độ. D. Không thể xảy ra hiện tượng như trên trong thực tế. Câu 14: Vật I có khối lượng m1 = 2 kg đang chuyển động thẳng đều với tốc độ v1 = 4 m/s thì va chạm vào vật II có khối lượng m2 = 4 kg đang đứng yên. Bỏ qua mọi ma sát. Sau va chạm, vật II chuyển động với tốc độ 10 m/s, còn vật I chuyển động A. cùng chiều với vật II và có tốc độ là 16 m/s. B. cùng chiều với vật II và có tốc độ là 8 m/s. C. ngược chiều với vật II và có tốc độ là 8 m/s. D. ngược chiều với vật II và có tốc độ là 16 m/s. Câu 15: Khi có hai vectơ lực F12 , F đồng quy, tạo thành hai cạnh của một hình bình hành thì vectơ tổng hợp lực F có thể A. có điểm đặt tại một đỉnh bất kì của hình bình hành. B. có phương trùng với đường chéo của hình bình hành. C. có độ lớn FFF=+12. D. cùng chiều với F1 hoặc F2 . Câu 16: Hai lực song song cùng chiều, cách nhau một đoạn 20 cm. Độ lớn của lực là 18 N và của lực tổng hợp F là 24 N. Hỏi độ lớn của lực và điểm đặt của lực tổng hợp cách điểm đặt của lực một đoạn bằng bao nhiêu? A. 6 N và 15 cm. B. 42 N và 5 cm. C. 6 N và 5 cm. D. 42 N và 15 cm. Câu 17: Chọn từ/cụm từ thích hợp trong bảng dưới đây để điền vào chỗ trống. khác nhau song song ngược chiều vuông góc cùng chiều quay tịnh tiến bằng nhau Ngẫu lực là hệ hai lực (1) , (2) , có độ lớn (3) và cùng tác dụng vào một vật. Dưới tác dụng của ngẫu lực, chỉ có chuyển động (4) của vật bị biến đối. A. (1) song song; (2) cùng chiều; (3) bằng nhau; (4) quay. B. (1) vuông góc; (2) khác nhau; (3) bằng nhau; (4) tịnh tiến. C. (1) song song; (2) ngược chiều; (3) bằng nhau; (4) quay. D. (1) song song; (2) cùng chiều; (3) khác nhau; (4) tịnh tiến. Câu 18: Một chiếc xe đẩy chuyển vật liệu có cấu tạo như hình. Tổng khối lượng vật liệu và xe là 100 kg. Áp dụng quy tắc moment, tính lực nâng đặt vào tay cầm để giữ xe thăng bằng. Lấy g = 9,8 m/s2. A. 840 N. B. 233 N. C. 43 N. D. 420 N. Câu 19: Gọi là góc hợp bởi hướng của lực tác dụng vào vật và hướng dịch chuyển của vật. Công của lực tác dụng vào vật là công phát động nếu
  3. A. 0 < < . B. = π. C. = . D. < < . 2 2 Câu 20: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hóa từ điện năng sang cơ năng? A. Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bàn là (bàn ủi). D. Máy sấy tóc. Câu 21: Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50 N tác dụng lên vật và kéo vật đi một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Công suất của động cơ là A. 50 W. B. 25 W. C. 100 W. D. 75 W. Câu 22: Công suất là đại lượng đặc trưng cho A. tốc độ chuyển động của vật. B. độ dịch chuyển của vật. C. tốc độ sinh công của lực. D. độ lớn của công mà lực thực hiện. Câu 23: Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 6,4 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao so với mặt đất là A. 0,2 m. B. 1 m. C. 0,5 m. D. 0,32 m. Câu 24: Cơ năng là đại lượng A. vô hướng, luôn dương hoặc bằng không. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. vectơ cùng hướng với vectơ vận tốc. D. vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. Câu 25: Một vật rơi tự do từ độ cao 20 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng? A. 1 m. B. 0,6 m. C. 5 m. D. 10 m. Câu 26: Vận động viên quần vợt thực hiện cú giao bóng kỉ lục, quả bóng đạt tới tốc độ 196 km/h. Biết khối lượng quả bóng là 60 g. Động năng của quả bóng bằng A. 89 J. B. 1 152 480 J. C. 2 J. D. 88 926 J. Câu 27: Sở dĩ khi bắn súng trường, các chiến sĩ phải tì báng súng vào sát vai vì hiện tượng giật lùi của súng khi bắn có thể làm chấn thương vai. Hiện tượng giật lùi của súng như trên liên quan đến hiện tượng vật lí nào? A. Chuyển động theo quán tính. B. Chuyển động do va chạm. C. Chuyển động ném ngang. D. Chuyển động bằng phản lực. Câu 28: Thủ môn khi bắt bóng muốn không đau tay và khỏi ngã thì phải co tay lại và phải lùi người đi một chút theo hướng đi của bóng. Thủ môn làm thế để A. làm giảm động lượng của quả bóng. B. làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng. C. làm tăng xung lượng của lực do quả bóng tác dụng lên tay. D. làm giảm cường độ của lực do quả bóng tác dụng lên tay. B. PHẦN TỰ LUẬN [3 điểm] Bài 1(1 điểm): Một xe cẩu có chiều dài cần trục l = 20 m và nghiêng 30o so với phương thẳng đứng. Đầu cần trục có treo một thùng hàng nặng 2 tấn như hình vẽ. Xác định moment lực do thùng hàng tác dụng lên đầu cần trục đối với trục quay đi qua đầu còn lại của cần trục gắn với thân máy. Lấy g = 9,8 m/s2. Bài 2(1 điểm): Từ điểm một điểm M có độ cao 10 m so với mặt đất, người ta ném xuống một vật với vận tốc ban đầu bằng 54 km/h. Biết khối lượng của vật bằng 500 g. Lấy g = 10 m/s2, chọn mốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi lực cản. Hãy tính: a) Cơ năng của vật trong quá trình chuyển động. b) Vận tốc của vật khi ở cách mặt đất 2 m. Bài 3(1 điểm): Một vật có khối lượng 6 kg chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng 3 m/s đến va chạm với một vật có khối lượng 12 kg đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật là va chạm mềm. Sau va chạm, hai vật cùng chuyển động với vận tốc có độ lớn bằng bao nhiêu?