Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Hạ Long

docx 3 trang thungat 4350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Hạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_ky_ii_mon_toan_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ II môn Toán + Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2020-2021 - Phòng GD & ĐT Hạ Long

  1. PHÒNG GD & ĐT TP HẠ LONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II-NĂM HỌC: 2020 - 2021 TRƯỜNG TH MÔN : TOÁN- LỚP 3 Thời gian làm bài: 40 phút(Không tính thời gian giao đề) Phần I : Mỗi bài dưới đây có nêu kèm các câu trả lời A,B,C,D(là đáp số , kết quả tính )Hãy lựa chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1. Số gồm 9 chục nghìn, 4 nghìn, 6 trăm, 4 chục, 9 đơn vị được viết là: A. 93649 B. 94649 C. 49549 D. 94659 Câu 2. Gấp 20 lên 9 lần rồi cộng với 47 ta được kết quả là: A.180 B.227 C.100 D. 47 Câu 3. Một số chia cho 25 dư 5. Vậy số đó chia cho 5 dư mấy? A.0 B.1 C.2 D. 3 Câu 4. Một hình tròn có bán kính bằng 13cm đường kính thì của nó bằng: A.13cm B.26m C.169cm D.6 cm Câu 5. Diện tích một hình vuông là 12 cm2. Hỏi chu vi hình vuông đó là bao nhiêu? A. 6 cm B. 36 cm C. 12 cm D. 24 cm Câu 6. Trung điểm của đoạn thẳng BD là điểm nào? A.Điểm B B.Điểm C C.Điểm D D.Điểm E Câu 7. Hình bên có bao nhiêu góc không vuông A. 3 góc B. 4 góc C.6 góc D. 8 góc Câu 8. Chọn đáp án đúng nhất và nối cột A với cột B. Cột A Cột B 1. Bán kính bằng đường kính. 50 2. Chu vi hình chữ nhật là : (chiều dài + chiều rộng) rồi nhân với 1 2 3.Có . góc ở đỉnh A,B,C,D đều là góc vuông. 2 4. 5 hm = dam 4 Phần II :Làm các bài tập sau: Bài 1: (2 điểm ) Đặt tính rồi tính: a) 32781 + 1345 b) 76929 – 9871 c) 1891 x 4 d) 67812 : 3 Bài 2: (0,5 điểm )Tìm x: x x 2 = 1285 x : 3 = 285 Bài 3: (0,5 điểm ) Tính giá trị biểu thức: a) 30786 – 1284 : 4 b) (24542 – 19438 + 9 x 2) : 9 Bài 4: ( 2,5 điểm) Một hình chữ nhật có chiều dài là 14cm, chiều rộng là 8cm. a) Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó? b) Cần kéo thêm chiều rộng bao nhiêu xăng – ti – mét để hình chữ nhật thành hình vuông? Bài 4: ( 0,5 điểm) Hình dưới đây có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình tứ giác?
  2. PHÒNG GD & ĐT TP HẠ LONG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II-NĂM HỌC: 2020 - 2021 TRƯỜNG TH MÔN : TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Thời gian làm bài: 40 phút(Không tính thời gian giao đề) I, Chính tả : Nghe – Viết ( 15 phút ) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Chú ở bên Bác Hồ” SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 16 (viết 2 khổ thơ đầu) II. Tập làm văn : (25 phút ) Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. III. Đọc thầm và làm bài tập (30 phút ): Bản Xô-nát ánh trăng Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên: - Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn. - Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con. Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên. Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên: - Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven? Phải, người khách chính là Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này. Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng. (Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm) Dựa vào bài đọc trên , em hãy khoanh tròn đáp án đúng và ghi vào bài làm. Câu 1. Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì? a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố. b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố. c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố. Câu 2. Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì? a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền. b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé. c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven. Câu 3. Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven? a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao. b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh. c. Tiếng đàn réo rắt, du dương. d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Câu 4. Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)? a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng. b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông. c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo. Câu 5. Qua câu chuyện "Bản xô-nát Ánh trăng", em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào? Câu 6.Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về "cây đàn ấm áp của cô bé"trong bài? Câu 8. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? Câu 9. Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên Con đánh hỏng rồi Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn Ôi giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con IV. Đọc thành tiếng :Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng 1 đoạn văn 60 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 18 theo yêu cầu cuả thầy , cô giáo.