Đề kiểm tra đánh giá giữa học kỳ II môn Vật lý Khối 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tây Thạnh

docx 1 trang thungat 2580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa học kỳ II môn Vật lý Khối 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tây Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_khoi_10_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá giữa học kỳ II môn Vật lý Khối 10 - Năm học 2020-2021 - Trường THPT Tây Thạnh

  1. TRƯỜNG THPT TÂY THẠNH ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ 2 - NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN VẬT LÝ – KHỐI 10 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1,5 điểm): Định nghĩa động năng và viết công thức tính động năng của một vật. Câu 2 (1,5 điểm) : Điền các cụm từ còn thiếu trong nội dung thuyết động học phân tử chất khí (chỉ ghi các cụm từ còn thiếu vào bài làm) - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử riêng lẻ, kích thước các phân tử (a) .so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì (b) .chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình. - Mỗi phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực không đáng kể, nhưng vô số phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình một lực đáng kể. Lực này gây .(c) của chất khí lên thành bình. Câu 3 (1,5 điểm) : Một khối khí lý tưởng có áp suất là 4atm, thể tích khối khí là 200cm3. Hãy xác định thể tích của khối khí khi giảm áp suất đến giá trị 2 atm, biết nhiệt độ của khối khí được giữ không đổi. Câu 4 (1,5 điểm) : Một người kéo vật nặng có khối lượng m trượt trên mặt sàn nằm ngang bằng một sợi dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Độ lớn lực kéo kh6ng đổi là 200N. Tính công của lực kéo khi vật trượt đi được 30m. Câu 5 (1,5 điểm) : Một lò xo nằm ngang có độ cứng 100N/m, một đầu cố định, một đầu gắn vật nặng có khối lượng 200g. Kéo vật làm lò xo đang bị dãn 10cm. Tính cơ năng của vật. Chọn mốc tế năng tại vị trí lò xo không biến dạng. Câu 6 (1,5 điểm) : Người trượt tuyết nặng 60kg bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ đỉnh dốc A đến chân dốc B, dốc nghiêng dài 20m, dốc nghiêng 300 độ so với phương ngang, hệ số ma sát trên mặt dốc  = 0,2. Lấy g = 10m/s2. a. Tính công của trọng lực khi người này trượt hết đoạn đường AB. b. Dùng định lý biến thiên động năng tính vận tốc của người trượt tuyết tại chân dốc B. Câu 7 (1,0 điểm) : Vật có khối lượng 2kg bắt đầu trượt không vận tốc đầu từ A như hình 1. Bỏ qua ma sát, lấy g = 10m/s2. Hãy vẽ bảng sau vào bài làm và điền các giá trị còn thiếu vào các ô trống trong bảng. Vị trí Thế năng Động năng Vận tốc A 100J B 20J C 3 10m/s D 0J