Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Nguyễn Lương Bằng

doc 7 trang thungat 3820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Nguyễn Lương Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_2_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 2 - Năm học 2018-2019 - Trường TH Nguyễn Lương Bằng

  1. Đề giới thiệu – lớp: 2D Họ và tên GV: Lương Thị Chuyên MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I Năm học : 2019 – 2020 Mạch kiến thức, Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 kĩ năng và số TN TL HT T TL HT TN TL HT TN TL HT điểm khác N khác khác khác Số câu 3 1 1 1. Kiến thức Số điểm 1,5 0,5 1,0 tiếng Việt 2. a) Đọc Số câu 1 Đọc thành Số điểm 4,0 tiếng b) Đọc Số câu 4 1 hiểu Số điểm 2,0 1,0 3. a) Chính Số câu 1 Viết tả Số điểm 4,0 b) Số câu 1 TLV Số điểm 6,0 Số câu 4 3 1 1 1 1 1 1 Tổng Số điểm 2 1,5 4,0 0,5 4,0 1 6,0 1,0 Họ và tên : . Lớp . Trường TH Nguyễn Lương Bằng
  2. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn : Tiếng Việt Lớp 2 Điểm PHẦN KIỂM TRA ĐỌC Đ: V: I. Kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt (6 điểm) TV: Hai anh em 1. Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt rồi bó lúa chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng. 2. Đêm hôm ấy, người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của mình cũng bằng phần của anh thì thật không công bằng.” Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. 3. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng." Thế rồi anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. 4. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau. Cho đến một đêm, hai anh em cùng ra đồng, rình xem vì sao lại có sự kì lạ đó. Họ bắt gặp nhau, mỗi người đang ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. Phỏng theo LA-MÁC-TIN (Lê Quang Đán dịch) Em hãy đọc thầm bài “ Hai anh em” và hoàn thành bài tập sau: Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1 : Sau khi gặt hái xong, hai anh em chia lúa như thế nào? A. Anh được phần nhiều hơn. B. Em được phần nhiều hơn. C. Chia thành hai phần bằng nhau. Câu 2: Người em suy nghĩ điều gì và đã làm gì? A. Người em cày chung một đám ruộng với người anh. B. Người em nghĩ: “Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phần lúa của anh cũng bằng phần lúa của mình thì thật không công bằng.” Người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. C. Người em ra đồng lấy lúa của anh bỏ thêm vào phần của mình. Câu 3: Người anh suy nghĩ điều gì và đã làm gì? A. Người anh ra đồng lấy lúa của em bỏ thêm vào phần của mình. B. Hai anh em cần chăm chỉ gặt rồi chia thành hai phần đều nhau.
  3. C. Người anh nghĩ: “Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần của mình cũng bằng phần của em thì thật không công bằng”. Người anh liền ra đồng, lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Câu 4: Mỗi người hiểu thế nào là công bằng? A. Là mỗi người đều được một phần bằng nhau. B. Là dành phần hơn cho người kia. C. Là dành phần hơn cho mình. Câu 5: Em gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Câu 6: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: Các bạn học sinh lớp em đều chăm ngoan học giỏi. Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau ? Hai anh em cùng đi ra đồng. Câu 8: Câu: “ Chó và mèo là những con vật thông minh, tình nghĩa.” thuộc mẫu câu nào? A.Ai là gì ? B. Ai thế nào ? C . Ai làm gì? Câu 9: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho hỏi Ai?, hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì ? Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Câu 10: Hãy viết một câu nói về tình cảm của hai anh em trong bài. II. Kiểm tra đọc thành tiếng ( 4 điểm) 1. Bà cháu. 2. Bông Hoa Niềm Vui 3. Sáng kiến của bé Hà 4. Con chó nhà hàng xóm 5. Bé Hoa
  4. Họ và tên: Lớp Trường TH Nguyễn Lương Bằng BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn: Tiếng Việt lớp 2 (Phần kiểm tra viết) 1. Chính tả: Gv đọc cho HS viết bài Bà cháu – Đoạn 1 – SGK Tiếng Việt trang 86. 2. Tập làm văn: HS chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người anh, chị hoặc em mà em yêu quý. Đề 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một người thân mà em yêu quý.
  5. BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2018 - 2019 Môn : TIẾNG VIỆT- Lớp 2 I. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm * Đọc thầm và làm bài tập: 6 điểm: - Mỗi câu đúng cho (0,5 điểm), 2 câu cuối mỗi câu 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C b C B Tự Tự Tự luận a Tự luận Tự luận luận luận Điểm 0.5 0,5 0.5 0,5 0.5 0,5 0.5 0,5 1,0 1,0 Câu 5: Em gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu văn sau: Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Câu 6: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn sau: Đàn sếu sải cánh bay trên những ruộng đồng, làng xóm, núi non. Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau ? Cún làm gì? HS đặt câu đúng được 0,5 điểm. Đầu câu không viết hoa trừ 0,25 điểm, cuối câu không có dấu chấm hỏi thì trừ 0,25 điểm. Câu 9: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho hỏi Ai?, hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì ? Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. HS gạch đúng mỗi bộ phận được 0,5 điểm. Câu 10: Hãy viết một câu nói về tình cảm của hai anh em trong bài. VD: Hai anh em rất thương yêu nhau. Hai anh em biết lo lắng cho nhau. HS đặt câu đúng được 1 điểm. Đầu câu không viết hoa trừ 0,25 điểm, cuối câu không có dấu chấm thì trừ 0,25 điểm. * Đọc thành tiếng: (4 điểm)
  6. - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng đúng chỗ, bước đầu biết đọc lời của nhân vật (nếu có); tốc độ đọc 40 tiếng/ phút: 2 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ, không đọc sai quá 5 tiếng: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu: 1 điểm II- KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm 1- Chính tả ( 4 điểm ) Toàn bài không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng kĩ thuật, trình bày đúng bài thơ, bài sạch đẹp : 4 điểm. - 2 lỗi chính tả trong bài viết ( sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định ): trừ 1 điểm. Lỗi lặp trừ một lần điểm. Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (6 điểm) - Bài văn đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm: + Viết được đoạn văn kể về một người anh, chị, em ( hoặc người thân) khoảng ít nhất 5, 6 câu: - Giới thiệu được người anh, chị hoặc em ( hoặc người thân) ( 1 điểm) - Kể được hình dáng, tính nết, hoạt động hoặc kỉ niệm về người đó. ( 3 điểm) - Nêu được tình cảm của em với người đó. ( 1 điểm) + Dùng từ đúng, viết câu đúng ngữ pháp, + Không mắc lỗi chính tả; chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. - Bài văn diễn đạt lưu loát và thể hiện được cảm xúc chân thực của người viết: 1 điểm. ( Toàn bài chữ viết xấu, bẩn, trình bày không khoa học, trừ tối đa là 1 điểm)
  7. TÊN CÁC BÀI ĐỌC ĐỂ HS BẮT THĂM 1. Bé Hoa (Tiếng Việt 2 – Tập 1- trang 121) Đoạn : Bây giờ đưa võng ru em ngủ. Câu hỏi: Em Nụ đáng yêu như thế nào? 2. Con chó nhà hàng xóm (Tiếng Việt 2 – Tập 1- trang 129) Đoạn 4 Câu hỏi: Khi Bé bị gãy chân, phải nằm bất động trên giường, Cún đã làm cho Bé vui như thế nào? 3. Bông hoa Niềm Vui (Tiếng Việt 2 – Tập 1- trang 104) Đoạn 3 Câu hỏi: Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào? 4. Bà cháu (Tiếng Việt 2 – Tập 1- trang 129) Đoạn 1, 2 Câu hỏi: Trước khi gặp cô tiên, ba bà cháu sống thế nào? 5. Sáng kiến của bé Hà (Tiếng Việt 2 – Tập 1- trang 78) Đoạn 3 Câu hỏi: Hà đã tặng ông bà món quà gì?