Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Trường THCS Chu Văn An (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 4260
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Trường THCS Chu Văn An (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_mon_ngu_van_lop_9_hoc_ky_i_truong_thcs_c.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn Lớp 9 - Học kỳ I - Trường THCS Chu Văn An (Có ma trận và đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 – KÌ I A.Ma trận Các cấp độ nhận thức Chủ đề Vận dụng Cộng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Nhớ Các phương nội châm hội dung thoại các phương châm hội thoại Câu C1 Số câu:1 Điểm (1.0) Sốđiểm:1.0 = 10% Chủ đề 2 Hiểu Vận Cách dẫn đặc dụng trực tiếp và điểm đặt câu cách dẫn của sử dụng gián tiếp dẫn dẫn trực trực tiếp tiếp và dẫn gián tiếp Câu C1 C1 Số câu: 1 Điểm (1,0) (1,0) Số điểm: 2.0 = 20 % Chủ đề 3 Nhớ Hiểu Hiểu ý Viết Sâu sắc, Từ vựng khái đặc nghĩa đoạn tinh tế niệm điểm của văn đảm trong cảm biệt của biện bảo thụ, sáng ngữ xã nói pháp hình tạo trong hội, quá, tu từ thức, diễn đạt hoán nghĩa đúng dụ của từ chủ đề Câu C2,4 C 3,5 C2 C2 C2 Số câu: 5 Điểm (0.5) (0.5) (2.0) (2.0) (2.0) Số điểm: 7 = 70 % Tổng số câu 3 4 2 7 Tổngsốđiểm 1.5 3,5 5,0 10 Tỉ lệ % 15 35 50,0 100
  2. UBND THỊ Xà CHÍ LINH ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 9 TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN MÔN: NGỮ VĂN (Thời gian làm bài: 45 phút) Phần trắc nghiệm (2điểm): Câu 1: Nối cột A (tên phương châm hội thoại) với cột B( khái niệm) cho đúng: Cột A Cột B 1.Phương châm về chất a.Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. 2. Phương châm về lượng b.Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch ; tránh cách nói mơ hồ. 3. Phương châm về quan hệ c.Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung ; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa. 4. Phương châm về cách thức d.Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. e. Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. Câu 2: Chọn từ ngữ đúng trong các từ ngữ “thuật ngữ”, “biệt ngữ xã hội’, “từ ngữ địa phương” điền vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau: Khác với từ ngữ toàn dân, .chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. Câu 3: Biện pháp tu từ nào có liên quan đến phương châm lịch sự ? A. Nói quá B. Nói giảm nói tránh C. Hoán dụ D. Nhân hóa Câu 4: Hoán dụ lµ gäi tªn sù vËt, sù viÖc, hiÖn t­îng nµy b»ng tªn sù vËt, sù viÖc, hiÖn t­îng kh¸c cã nÐt t­¬ng ®ång qua ®ã lµm t¨ng søc gîi h×nh gîi c¶m cho lêi v¨n. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 5: Câu thơ nào có từ “lưng” không được dùng với nghĩa gốc ? A.Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ B.Lưng đưa nôi và tim hát thành lời C.Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ D.Từ trên lưng mẹ, em tới chiến trường Phần tự luận (8điểm): Câu 1 (2điểm): a.Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. Cháu bỗng dưng tự hỏi : Cái nhớ xe, nhớ người ấy thực ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói : “Đấy, bác cũng chẳng “ thèm” người là gì?”. b. Đặt câu (hoặc viết thành đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu) để dẫn câu sau theo cách dẫn trực tiếp : Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Câu 2(6điểm): Vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích hiệu quảcủa việc sử dụng các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi ( Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LỚP 9 Môn: Ngữ văn Phần trắc nghiệm (2điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 Mức tối đa 1-e; 2-c;3-a; 4-b biệt ngữ xã hội A B C Mức không đạt Chọn đáp án khác hoặc không chọn Phần tự luận (8điểm) Câu 1 (2điểm) a. Mức tối đa (2.0 điểm) : * Về phương diện nội dung (1.5 điểm): - Câu a, HS chỉ ra được: + Cái nhớ xe, nhớ người thực ra là cái gì vậy ? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng là dẫn gián tiếp. (0.5 điểm) + “ Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” là dẫn trực tiếp.(0.5 điểm). -Câu b, HS dẫn câu đã cho theo lối trực tiếp đúng : 0.5 điểm. *Về phương diện hình thức (0.5 điểm): + HS trình bày sạch đẹp, không sai chính tả, câu, từ; ý rõ ràng, mạch lạc. + Viết đoạn văn: rõ hình thức đoạn văn, liên kết, lập luận chặt chẽ. b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 1.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu. c. Mức không đạt (0.0 điểm) : Không làm bài hoặc không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào về nội dung và hình thức đã nêu. Câu 2( 6 điểm): a. Mức tối đa ( 6.0 điểm) : - Về phương diện nội dung ( 5.0 điểm): HS cần đảm bảo các ý sau: * Giới thiệu vấn đề ( 0.5 điểm): Giới thiệu tác giả, tác phẩm, giới thiệu và đánh giá khái quát hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp tu từ có trong đoạn. *Phân tích cụ thể tác dụng của các biện pháp tu từ ( 4.0điểm): Bài viết có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có các ý cơ bản sau:
  4. - Với biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, trong hai câu đẩu tác giả đã gợi tả không gian, thời gian đoàn thuyền ra khơi đánh cá, vẽ lên một bức tranh hoàng hôn biển rộng lớn, rực rỡ, ấm áp, vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ: + Hình ảnh so sánh độc đáo : “Mặt trời như hòn lửa” -> Mặt trời như hòn lửa khổng lồ, đỏ rực đang từ từ chìm vào lòng biển khơi làm rực hồng từ bầu trời đến đáy nước, mang vào lòng biển cả hơi ấm và ánh sáng. Biển vào đêm không tối tăm mà rực rỡ, ấm áp. + Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then, đêm sập cửa” gợi nhiều liên tưởng thú vị : Vũ trụ như một ngôi nhà khổng lồ, những lượn sóng là then cài, màn đêm là cánh cửa. “Sóng cài then, đêm sập cửa” thiên nhiên đã đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Ở đây, thiên nhiên không xa cách mà gần gũi, mang hơi thở của cuộc sống con người. - Hai câu sau, với biện pháp đối lập, ẩn dụ, tác giả đã cho thấy khí thế làm ăn tập thể, niềm vui, sự phấn chấn của con người lao động mới + Từ “lại” cho thấy sự đối lập : Khi thiên nhiên đi vào trạng thái nghỉ ngơi thì con người bắt đầu ngày lao động mới của mình -> Khí thế, nhiệt tình của người lao động: khẩn trương làm việc, không quản ngày đêm làm giàu cho quê hương, đất nước. Nhịp lao động của con người theo nhịp vận hành của thiên nhiên, tầm vóc con người sánh ngang tầm vũ trụ. + Hình ảnh ẩn dụ đầy lãng mạn :“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Câu hát khỏe khoắn, âm vang mặt biển hòa vào trong gió, cùng gió khơi lồng lộng làm căng buồm, đẩy thuyền băng băng ra khơi. Câu hát vốn vô hình như cũng tạo ra sức mạnh vật chất hữu hình. Câu hát là niềm vui, sự phấn chấn của người lao động. * Kết thúc vấn đề (0.5 điểm ): Đánh giá khái quát về giá trị của các biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung của đoạn thơ. - Về hình thức và các tiêu chí khác (1.0 điểm): + HS viết thành đoạn văn có cả ba phần : giới thiệu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề hoặc có thể viết thành bài văn ngắn có bố cục ba phần : MB, TB, KB; trình bày sạch đẹp, khoa học; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ ( 0.5 điểm). + Phát triển ý theo một trình tự lô gic, hợp lí; thực hiện tốt việc liên kết ý trong câu, câu trong đoạn và các đoạn văn trong văn bản, sử dụng từ ngữ, câu văn linh hoạt, sáng tạo; lập luận logic (0.5 điểm ). b. Mức chưa tối đa ( 0.25 đến 5.75 điểm): Chỉ đảm bảo được một hoặc một số yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu. c. Mức không đạt (0.0 điểm): Không làm bài hoặc làm lạc đề. Hết