Đề kiểm tra định kỳ môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ky_mon_vat_ly_lop_11_nam_hoc_2018_2019_co_d.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ NĂM HỌC 2018-2019 Môn : VẬT LÝ Lớp: 11CB Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề: 423 I. TRẮC NGHIỆM ( 7 đ) 01. Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm đứng yên đặt cách nhau một khoảng 4 cm là F. Nếu để chúng cách nhau 1 cm thì lực tương tác giữa chúng là A. 16F. B. 4F. C. 0,5F. D. 0,25F. 02. Cường độ điện trường do điện tích +Q gây ra tại điểm A cách nó một khoảng r có độ lớn là E. Nếu thay bằng điện tích 2Q và giữ nguyên khoảng cách thì cường độ điện trường tại A có độ lớn là A. E. B. 2E. C. 0,5E. D. 4E. 03. Trong các nhận xét về tụ điện dưới đây, nhận xét nào không đúng? A. Hiệu điện thế càng lớn thì điện dung của tụ càng lớn. B. Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ. C. Điện dung của tụ càng lớn thì tích được điện lượng càng lớn. D. Điện dung của tụ có đơn vị là Fara (F). 04. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về điện trường? A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra. B. Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. C. Điện trường đều có vec tơ cường độ điện trường khác nhau tại mọi điểm. D.Cường độ điện trường đặc trưng tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. 05. Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ: A. Giảm còn một nửa B. không đổi C. Tăng gấp 4. D. tăng gấp đôi -7 -7 06. Hai điện tích điểm q1 = 4.10 C và q2 = -6.10 C đặt trong dầu (có ε = 2) cách nhau một khoảng r = 4 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là A. lực hút với độ lớn F = 0,675 (N). B. lực đẩy với độ lớn F = 0,675 (N). C. lực đẩy với độ lớn F = 1,35 (N). D. lực hút với độ lớn F = 1,35 (N). 07. Khi UAB > 0, ta có: A. Dòng điện chạy trong mạch AB theo chiều từ B → A. B. Điện thế ở A bằng điện thế ở B. C. Điện thế VA cao hơn điện thế VB . D. Điện thế VA thấp hơn điện thế tại VB . 08. Công suất tỏa nhiệt ở một vật dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ? A. Điện trở của vật dẫn. B. Hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn. C. Cường độ dòng điện qua vật dẫn. D. Thời gian dòng điện đi qua vật dẫn. 09. Biểu thức liên hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà hình chiếu đường nối hai điểm đó lên đường sức là d thì cho bởi biểu thức A. U = A.q. B. U = E.d. C. U = E/d. D. U = q.E.d. 10. Công của lực điện trường chỉ phụ thuộc vào A. khối lượng của vật . B. hình dạng của đường đi. C. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi. D. Vị trí của điểm đầu. 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Công của nguồn điện là công của lực điện thực hiện dịch chuyển điện tích bên trong nguồn. B. Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là tác dụng từ . C. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương. -6 -6 12. Hai điện tích q1 = -3.10 C; q2 = -27.10 C đặt cố định tại 2 điểm A, B trong không khí với cách nhau 12cm. Để tại điểm M có cường độ điện trường tổng hợp bằng 0. Điểm M A. nằm ngoài đoạn thẳng AB với MA = 6cm B. nằm ngoài đoạn thẳng AB với MA = 18cm C. nằm trong đoạn thẳng AB với MA = 9cm. D. nằm trong đoạn thẳng AB với MA = 3cm . 13. Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai? A. B. C. . D. 14. Một điện tích điểm di chuyển dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ điện trường E = 2000 V/m, đi được một khoảng d = 5cm. Lực điện trường thực hiện được công A = 30 J. Độ lớn của điện tích đó là A. 10-5 C. B. 2.10-6 C. C. 3.10-3 C. D. 3.10-7 C. 15. I. Hiệu điện thế giữa hai vật dẫn. II. Độ dẫn điện của vật dẫn. III. Thời gian dòng điện qua vật dẫn.Cường độ dòng điện không đổi qua vật dẫn phụ thuộc vào A. II và III. B. I, II, III. C. I và II. D. I. 16. Nếu nguyên tử oxi bị mất hết electron nó mang điện tích A. +12,8.10-19 C. B. +1,6.10-19 C. C. -1,6.10-19 C. D. - 12,8.10-18 C. 17. Theo thuyết êlectron phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron. B. Một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron. C. Một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các proton. D. Một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron. 18. Thả cho một electron không có vận tốc ban đầu trong một điện trường. Electron đó sẽ A. đứng yên không chuyển động. B. chuyển động từ nơi có điện thế thấp sang nơi có điện thế cao. C. chuyển động từ nơi có điện thế cao sang nơi có điện thế thấp. D. chuyển động dọc theo một đường sức của điện trường. -6 -6 19. Hai quả cầu nhỏ có kích thước giống nhau tích các điện tích là q1 = 8.10 C và q2 = -2.10 C. Cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt chúng trong không khí cách nhau 20 cm thì lực tương tác giữa chúng có độ lớn là A. 3,6 N. B. 5,625 N. C. 1,14 N. D. 2,025 N. 20. Một bàn là dùng điện 220V. Có thể thay đổi giá trị điện trở cuộn dây bàn là này như thế nào để dùng điện 110V mà công suất không thay đổi ? A. Giảm hai lần. B. Giảm bốn lần. C. Tăng gấp bốn. D. Tăng gấp đôi. II. TƯ LUẬN ( 3đ) -8 -8 Cho hai điện tích điểm q1= -4.10 C ; q2=16.10 C đặt cố định tại hai điểm A,B cách nhau 10 cm trong không khí . a. Xác định véctơ cường độ điện trường do điện tích q1, q2 gây ra tại N cách q1 4cm, cách q2 6cm? b. Nếu đặt tại N một điện tích điểm q0 = - 20n C . Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 đặt tại N?