Đề kiểm tra giữa học kì II Khối 10 - Năm học 2022-2023 môn Vật lí - Mã đề 202 - Trường PT Vùng Cao Việt Bắc

pdf 3 trang haihamc 14/07/2023 3960
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II Khối 10 - Năm học 2022-2023 môn Vật lí - Mã đề 202 - Trường PT Vùng Cao Việt Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_khoi_10_nam_hoc_2022_2023_mon_vat.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II Khối 10 - Năm học 2022-2023 môn Vật lí - Mã đề 202 - Trường PT Vùng Cao Việt Bắc

  1. TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - KHỐI 10 Đề chính thức Năm học 2022 - 2023 (Đề gồm có 03 trang) Môn: Vật lí (Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Số báo danh: Mã đề 202 I - Phần trắc nghiệm (7,0 điểm) Câu 1. Chọn đáp án đúng. Ngẫu lực là hệ hai lực A. song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau. B. song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau, cùng tác dụng vào một vật. C. song song, ngược chiều, có độ lớn khác nhau, cùng tác dụng vào một vật. D. song song, cùng chiều, có độ lớn khác nhau, tác dụng lên hai vật khác nhau. Câu 2. Điều kiện cân bằng tổng quát của một vật rắn là A. Tổng các lực tác dụng lên vật khác không và tổng các moment lực tác dụng lên vật khác không. B. Tổng các lực tác dụng lên vật khác không và tổng các moment lực tác dụng lên vật bằng không. C. Tổng các lực tác dụng lên vật bằng không và tổng các moment lực tác dụng lên vật khác không. D. Tổng các lực tác dụng lên vật bằng không và tổng các moment lực tác dụng lên vật bằng không. Câu 3. Tác dụng lực F lên một vật rắn có trục quay cố định. Biết cánh tay đòn của lực là d, biểu thức tính độ lớn moment của lực là A. M= F2 d . B. M= F.d2 . C. M= F.d . D. M= 2F.d Câu 4. Tác dụng lực F = 50 N lên đĩa tròn mỏng có trục quay cố định xuyên qua tâm đĩa, cánh tay đòn của lực là d = 0,05 m. Moment của lực là A. 250 Nm. B. 2,5 Nm. C. 1000 Nm. D. 25 N/m. Câu 5. Một vật chịu tác dụng của hai lực có độ lớn F1 = 40 N và F2 = 30 N. Lực tổng hợp có thể nhận giá trị nào? A. 80 N. B. 5 N. C. 50 N. D. 120 N. Câu 6. Hai lực đồng quy F1 và F2 có giá vuông góc với nhau. Biểu thức tính độ lớn hợp lực của chúng là 22 A. FFF=+12. B. FFF=−12. C. FFF=+12. D. FFF=+12. Câu 7. Hai lực đồng quy F1 và F2 cùng giá và ngược chiều. Biết F1 = 6 N, F2 = 8N, lực tổng hợp của chúng có độ lớn là A. 10 N. B. 2 N. C. 14 N. D. 48 N. Câu 8. Hai lực song song cùng chiều có độ lớn F1 = 60 N, F2 = 80 N. Lực tổng hợp có độ lớn là A. 140 N. B. 20 N. C. 100 N. D. 160 N. Câu 9. Trong quá trình đốt than đá thì năng lượng chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào? A. Từ năng lượng hóa thạch sang nhiệt năng. B. Từ năng lượng hạt nhân sang nhiệt lượng. C. Từ năng lượng hóa thạch sang nhiệt lượng. D. Từ nhiệt lượng sang nhiệt năng. Câu 10. Một vật chịu tác dụng của lực F có giá hợp với hướng chuyển động góc α, khi đó vật dịch chuyển được một đoạn là s. Biểu thức tính công của lực đó là A. A = F.s.cosα . B. A = F.s.sinα . C. A = F.s.cotα . D. A = F.s.tanα . Câu 11. Trong hệ đơn vị đo lường Quốc tế (SI), đơn vị năng lượng là A. N (Niu tơn). B. W (Oát). C. J (Jun). D. HP (Mã lực). Câu 12. Một vật chịu tác dụng của lực có độ lớn F = 30 N và giá của lực hợp với hướng chuyển động một góc α = 300. Khi vật dịch chuyển được một đoạn là s = 2 m thì công mà lực F thực hiện là A. 180 J. B. 45 J. C. 60 J. D. 30 3 J. Câu 13. Một thùng gỗ hình hộp chữ nhật được kéo cho trượt theo phương ngang bởi một lực F như Hình 1. Nhận định nào sau đây về công của lực là đúng? Trang 1/3 – Mã đề 202
  2. Hình 1 A. A0 . B. A0 . C. A0= . D. A0 . Câu 14. Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t. Biểu thức công suất của lực là A t A. P.= B. P.= C. P= A.t. D. P= A.t2 . t A Câu 15. Trong hệ đo lường Quốc tế (SI), đơn vị của công suất là A. J. B. kJ. C. W. D. kgm/s. Câu 16. Một máy tời kéo thùng nước có khối lượng 10 kg từ mặt đất lên độ cao 5 m trong thời gian 4 giây. Biết thùng nước chuyển động đều, lấy g = 10 m/s2, công suất của máy tời khi đó là A. 125 W. B. 200 W. C. 2 kW. D. 1,25 kW. Câu 17. Chọn phát biểu đúng. Động năng là A. năng lượng của vật có được khi đứng yên. B. năng lượng của vật có được khi chuyển động. C. công suất làm vật chuyển động. D. công của lực phát động. Câu 18. Chọn phát biểu đúng. Động năng là đại lượng A. luôn không âm. B. luôn âm. C. luôn bằng 0. D. có thể âm, dương hoặc bằng 0. Câu 19. Một vật có khối lượng m đặt tại độ cao h so với mốc thế năng. Biết gia tốc trọng trường là g, biểu thức tính thế năng trọng trường của vật là 2 2 A. Wt = mgh . B. Wt = mgh . C. Wt = 2mgh . D. Wt = m gh . Câu 20. Một đầu đạn pháo có khối lượng m = 11 kg đang chuyển động với vận tốc 1000 m/s. Động năng của đầu đạn là A. 5500 kJ. B. 11 kJ. C. 11000 kJ. D. 5,5 kJ. Câu 21. Một đầu đạn có khối lượng 10 g đang bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s tới và xuyên qua tấm gỗ dày 5 cm, sau khi xuyên qua tấm gỗ, đầu đạn có vận tốc 100 m/s. Lực cản trung bình của tấm gỗ đó là A. 12000 N. B. 10000 N. C. 15000 N. D. 13000 N. Câu 22. Một vật có khối lượng m = 5 kg đang ở độ cao h = 10 m so với mốc thế năng. Biết gia tốc trọng trường là g = 10 m/s2, thế năng trọng trường của vật đó là A. 500 J. B. 50 J. C. 49 J. D. 250 J. Câu 23. Một vật được ném thẳng đứng hướng lên cao. Khi đó động năng và thế của vật biến đổi như thế nào? A. Động năng tăng, thế năng tăng. B. Động năng tăng, thế năng giảm. C. Động năng giảm, thế năng giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng. Câu 24. Một viên bi có khối lượng m = 0,02 kg đang chuyển động với vận tốc v = 20 m/s theo phương ngang cách mặt đất 10 m. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2, mốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của viên bi đó là A. 4 J. B. 2 J. C. 8 J. D. 6 J. Câu 25. Từ độ cao h = 50 m so với mặt đất, người ta thả rơi tự do một viên bi thép. Vị trí viên bi có động năng bằng ba lần thế năng cách mặt đất một đoạn là A. 12,5 m. B. 25,5 m. C. 25,0 m. D. 16,7 m. Câu 26. Cho con lắc đơn có chiều dài =1m , khối lượng m= 0,5kg , đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một góc α = 600 rồi buông tay cho vật chuyển động. Vận tốc của vật tại vị trí cân bằng là A. 10 m/s. B. 10 m/s. C. 15 m/s. D. 5 m/s Câu 27. Cho biết công suất có ích và công suất toàn phần của một động cơ là Pci và Ptp. Biểu thức hiệu suất của động cơ là Trang 2/3 – Mã đề 202
  3. P P PP+ PP− A. H= tp .100% . B. H= ci .100% . C. H= ci tp .100% . D. H= tp ci .100% . Pci Ptp Pci Ptp Câu 28. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5 kW kéo một vật có trọng lượng 12 kN lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90 s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ này là A. 100%. B. 90%. C. 80%. D. 60%. II - Phần tự luận (3,0 điểm) Bài 1. (2,0 điểm) Từ độ cao 5 m so với mặt đất, một vật có khối lượng m = 1 kg được ném thẳng đứng hướng lên với vận tốc v = 10 m/s. Bỏ qua ma sát giữa vật và không khí, lấy g = 10 m/s2. a) Tính động năng, thế năng, cơ năng của vật tại vị trí ném. b) Tìm độ cao cực đại mà vật đạt được. Bài 2. (1,0 điểm) Một thanh dài AO, đồng chất, có khối lượng m1 = 2 kg. Đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây không dãn AB. Tại đầu A, treo một quả cầu kim loại có khối lượng m2 = 1 kg. Thanh OA được giữ nằm ngang và dây treo AB làm với thanh một góc α = 300 (Hình 2). Lấy g = 10 m/s2. Xác định các lực tác dụng lên thanh OA. B α A O Hình 2 Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 3/3 – Mã đề 202