Đề kiểm tra giữa học kì II Lớp 11 - Năm học 2022-2023 môn Vật lý - Mã đề 313 - Trường THPT Tam Phước

pdf 4 trang haihamc 14/07/2023 2340
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II Lớp 11 - Năm học 2022-2023 môn Vật lý - Mã đề 313 - Trường THPT Tam Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_lop_11_nam_hoc_2022_2023_mon_vat.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì II Lớp 11 - Năm học 2022-2023 môn Vật lý - Mã đề 313 - Trường THPT Tam Phước

  1. TRƯỜNG THPT TAM PHƯỚC KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 TỔ VẬT LÝ Môn: VẬT LÝ – KHỐI 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề gồm 28 câu trắc nghiệm + 2 câu tự luận) Mã đề thi: 313 Họ và tên học sinh : Số báo danh : PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Từ trường theo định nghĩa là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. B. tác dụng lực đẩy hoặc lực hút lên các vật đặt trong nó. C. tác dụng lực hút lên các vật đặt trong nó. D. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện đặt trong nó Câu 2: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. B. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. C. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi. D. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. Câu 3. Hướng của từ trường tại một điểm A. Là hướng của dòng điện được đặt tại điểm đó B. Là hướng Bắc-Nam của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó C. Là hướng Nam-Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó D. Là hướng vuông góc với trục Nam-Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó Câu 4: Biểu thức của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường có dạng (Kí hiệu các đại lượng giống như SGK) : A. F = B.I.ℓ.cosα B. F = B.I.sinα C. F = B.ℓ.sinα D. F = B.I.ℓsinα Câu 5: Một dây dẫn thẳng dài mang dòng điện I trong chân không, cảm ứng từ tại điểm nằm cách dây dẫn một đoạn r có độ lớn là B. Hệ thức nào sau đây đúng? I I I I A. B= 2.10−7 B. B= 2.10−8 C. B= 2.10−6 D. B = r r r 50r Câu 6. Độ lớn cảm ứng từ trong lòng một ống dây hình trụ có dòng điện chạy qua tính bằng biểu thức: 4 .10−7 I 4 .I .N 4 .10−7 IN A. B = 2π.10-7I.N B. B = C. B = D. B = N. Câu 7: Lực Lorenxơ là: A. lực từ tác dụng lên hạt mang điện đặt đứng yên trong từ trường. B. lực từ do dòng điện này tác dụng lên dòng điện kia. C. lực từ tác dụng lên dòng điện. D. lực từ tác dụng lên hạt mang điện chuyển động trong từ trường. Câu 8. Lực Lo ren xơ được tính bằng công thức nào ? Trang 1/4 – Mã đề thi 313
  2. A. B. C. D. Câu 9. Một khung dây phẳng, diện tích S, gồm N vòng dây, đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ B tạo với mặt phẳng khung dây một góc . Từ thông qua khung dây có biểu thức nào sau đây ? A. Ф = NBS.tanα B. Ф = NBS.cosα C. Ф = NBS.cos(900 _ α) D. Ф = NBS.cotanα Câu 10: Đơn vị của từ thông là: A. Tesla (T). B. Vêbe (Wb). C. Vôn (V). D. Ampe (A). Câu 11. Câu nào dưới đây nói về định luật Len-xơ là không đúng? A. Là định luật khẳng định dòng điện cảm ứng xuất hiện khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động này. B. Là định luật khẳng định dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín. C. Là định luật cho phép xác định chiều của dòng điện cảm ứng trong mạch kín. D. Là định luật cho phép xác định lượng nhiệt toả ra trong vật dẫn có dòng điện chạy qua. Câu 12: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ thuận với A. độ lớn từ thông gửi qua mạch trong khoảng thời gian có từ thông qua mạch đó. B. diện tích của mạch. C. điện trở của mạch. D. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch. Câu 13. Dòng điện Fuco xuất hiện trong trường hợp nào ? A. Khối kim loại đặt trong từ trường đều B. Khung dây đặt trong từ trường biến thiên C. Khung dây quay trong từ trường D. Khối kim loại chuyển động trong từ trường Câu 14. Gọi N là số vòng dây, 푙 là chiều dài, S là tiết diện của ống dây. Công thức tính độ tự cảm của ống dây đặt trong không khí là: N N 2 A. LS= 4 .10−72. B. LS= 4 .10−7 . C. L = 4.10−7 n 2V . D. L = 2 .10−7 n 2V . l l Câu 15: Hiện tượng tự cảm thực chất là A. hiện tượng dòng điện cảm ứng bị biến đổi khi từ thông qua một mạch kín đột nhiên bị triệt tiêu. B. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra khi một khung dây đặt trong từ trường biến thiên. C. hiện tượng xuất hiện suất điện động cảm ứng khi một dây dẫn chuyển động trong từ trường. Trang 2/4 – Mã đề thi 313
  3. D. hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch do chính sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch đó gây ra. Câu 16. Suất điện động tự cảm được tính bằng công thức nào? A. B. C. D. Câu 17: Các đường sức từ quanh dây dẫn thẳng dài khi có dòng điện không đổi chạy qua có dạng: A. Các đường thẳng song song với dòng điện. B. Các đường thẳng thuộc mặt phẳng vuông góc với dòng điện như những nan hoa xe đạp. C. Những đường xoắn ốc đồng trục với trục là dòng điện. D. Những vòng tròn thuộc các mặt phẳng vuông góc với dòng điện, tâm trên dòng điện. Câu 18. Một đoạn dây dẫn thẳng MN dài 8 cm có dòng điện I = 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn 0,1 N. Góc α hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là. A. 300 B. 900 C. 600 D. 00 Câu 19: Hình nào sau đây biểu diễn không đúng vectơ lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường? A. B. C. D. Câu 20: Cho dòng điện cường độ 1A chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn. Cảm ứng từ tại những điểm cách dây 10cm có độ lớn: A. 2.10-6T B. 2.10-5T C. 5.10-6T D. 0,5.10-6T Câu 21. Hình vẽ nào dưới đây xác định sai hướng của véc tơ cảm ứng từ tại M gây bởi dòng điện thẳng dài vô hạn: A. B. C. D. Câu 22: Độ lớn cảm ứng từ tại một điểm bên trong lòng ống dây có dòng điện đi qua sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần nếu số vòng dây và chiều dài ống dây đều tăng lên hai lần và cường độ dòng điện qua ống dây giảm bốn lần? A. không đổi B. giảm 2 lần C. giảm 4 lần D. tăng 2 lần Câu 23. Một điện tích q = 3,2.10-19C đang chuyển động với vận tốc v = 5.106m/s thì gặp miền không gian từ trường đều B = 36mT có hướng vuông góc với vận tốc, Tính Trang 3/4 – Mã đề thi 313
  4. độ lớn lực Lorenxơ tác dụng lên điện tích A. 5,76.10-14N B. 2,88.10-14N C. 5,76.10-15N D. 2,88.10-15N Câu 24. Chọn phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về từ thông? A. Từ thông là một đại lượng vô hướng. B. Khung dây có điện tích S đặt trong từ trường đều, cảm ứng từ B , α là góc hợp bởi và vectơ pháp tuyến của khung dây. Biểu thức từ thông qua khung dây có thể tính theo công thức Ф=B.S.cosα. C. Từ thông qua mặt phẳng khung dây bằng 0 khi khung dây dẫn đặt trong từ trường có các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. D. Đơn vị của từ thông là vêbe (Wb). Câu 25: Một khung dây phẳng giới hạn diện tích S = 5 cm2, gồm 20 vòng dây đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,1T sao cho mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 60°. Từ thông qua diện tích giới hạn bởi khung dây là A. 8,66.10-4 Wb B. 5.10-4 Wb C. 4,5.10-5 Wb D. 2,5.10-5 Wb Câu 26. Một khung dây kín gồm 100 vòng, mỗi vòng có diện tích S = 200 cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Ban đầu, mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức từ góc 600, sau đó quay khung dây trong khoảng thời gian 0,02 giây, khi đó mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức từ góc 450. Tính độ lớn suất điện động suất hiện trong khung dây. A. 10,35 mV B. 7,95 V D. 7,95 mV C. 10,35 V Câu 27: Một ống dây dài 80 cm gồm N = 800 vòng có đường kính mỗi vòng 10 cm. Tìm hệ số tự cảm của ống dây này. Lấy π2 = 10. A. L = 8 mH. B. L = 8.10-3 mH. C. L = 8.10-5 H. D. L = 7,8.10-3 H. Câu 28. Một cuộn dây dạng lò xo có hệ số tự cảm là L = 0,625 H, cho dòng điện qua khung dây tăng đều từ i1 = 4 A đến i2 = 5 A trong khoảng thời gian △t = 3 s. Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong khung dây. A. –1,875 V B. –0,208 V C. 0,208 V D. 1,875 V PHẦN II. TỰ LUẬN Câu 29 (2 điểm): Hai dây dẫn thẳng dài, song song và cách nhau một khoảng 20cm. Dòng điện trong hai dây dẫn có cường độ lần lượt là 5A và 10A, chạy ngược chiều nhau. Tính độ lớn cảm ứng từ tại điểm M cách dòng thứ nhất 5 cm và dòng thứ hai 25 cm? Câu 30 (1đ): Một khung dây kín gồm 100 vòng, mỗi vòng có diện tích S = 200 cm2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Ban đầu, mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức từ góc 300, sau đó quay khung dây trong khoảng thời gian 0,02 giây, khi đó mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức từ góc 450. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây? HẾT Trang 4/4 – Mã đề thi 313