Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề VL1002 - Trường Quốc học Quy Nhơn

pdf 3 trang haihamc 14/07/2023 3680
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề VL1002 - Trường Quốc học Quy Nhơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_giua_hoc_ky_1_nam_hoc_2022_2023_mon_vat_li_lop_1.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ 1 năm học 2022-2023 môn Vật lí Lớp 10 - Mã đề VL1002 - Trường Quốc học Quy Nhơn

  1. SỞ GDĐT BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 TRƯỜNG QUỐC HỌC QUY NHƠN NĂM HỌC 2022-2023 Môn: VẬT LÍ – LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (Đề gồm có 03 trang) (Không kể thời gian phát đề) Mã đề: VL1002 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (28 câu - 7,0 điểm) Câu 1: Đối với một vật chuyển động, đặc điểm nào sau đây chỉ là của quãng đường đi được, không phải của độ dịch chuyển? A. Có đơn vị đo là mét. B. Không thể có độ lớn bằng 0. C. Có thể có độ lớn bằng 0. D. Có phương chiều xác định. Câu 2: Chọn ý sai. Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó có A. tốc độ tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian. B. gia tốc tăng dần đều theo thời gian. C. gia tốc không đổi. D. thể lúc đầu chậm dần đều, sau đó nhanh dần đều. Câu 3: Công thức nào sau đây không liên quan đến chuyển động thẳng biến đổi đều? 22 2 A. v v 2−= a d0 . B. d v=+ t a t 20 . / C. v v=+ a t .0 D. d v= t . Câu 4: Một chiếc thuyền chuyển động thẳng đều ngược dòng từ B đến A cách nhau 36 km mất khoảng thời gian 2,4 h. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 2km/h. Vận tốc của thuyền đối với dòng chảy là A. 13 km/h. B. 17 km/h. C. 24 km/h. D. 15,13 m/s. Câu 5: cho đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chuyển động thẳng như hình. Vận tốc của chuyển động trong khoảng thời gian 4,25 giờ đến 5,5 giờ A. 88 km/h. B. 20 km/h. C. 14 km/h. D. 64 km/h. Câu 6: Nhận xét nào sao đây là sai? A. Gia tốc rơi tự do là 9,8 m/s2 taị mọi nơi. B. Vectơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, hướng xuống. C. Tại cùng một nơi trên Trái Đất gia tốc rơi tự do không đổi. D. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo vĩ độ. Câu 7: Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là phép đo A. gián tiếp. B. thực nghiệm. C. đồ thị. D. trực tiếp. Câu 8: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo Od có dạng: d=− 5t 12 (km), với t đo bằng giờ. Độ dịch chuyển của chất điểm từ 2h đến 4h là A. 2 km. B. -2 km. C. 10 km. D. 6 km. Trang 1/3 – Mã đề thi VL1002
  2. Câu 9: Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi? A. Một chiếc lá bàng. B. Một mẩu phấn. C. Một sợi chỉ. D. Một quyển sách. Câu 10: Một vật chuyển động thẳng đều có phương trình d 5=+ 1 2 . t (với d (m), t(s)). Vận tốc chuyển động của vật là A. 7 m/s. B. -12 m/s. C. 12 m/s. D. 5 m/s. Câu 11: Anh Quốc Bảo lái ô tô đi thẳng 8 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 5 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô. A. 5 km; 17 km. B. 17 km; 5 km. C. 17 km; -7 km. D. 7 km; 12 km. Câu 12: Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức vv+ vv− v d A. a = 0 . B. a = 0 . C. a = . D. a = . tt− 0 tt+ 0 t t Câu 13: Phép đo độ dài đường đi cho giá trị trung bình s =15,073148 m. Sai số của phép đo tính được là =s 0 ,00521 m. Kết quả đo được viết là: A. s = (15,0730,0052 ) m. B. s = (15,070,005 ) m. C. s = (15,0730,005 )m. D. s = (15,073180,00521 ) m. Câu 14: Đại lượng nào mô tả sự nhanh chậm của chuyển động? A. Vận tốc. B. Thời gian. C. Quãng đường. D. Tốc độ. Câu 15: Bạn Chân Thật đi bộ từ nhà đến trường 3km, do quên tập tài liệu nên quay về nhà lấy. Hỏi độ dịch chuyển của bạn Chân Thật là bao nhiêu? A. 0km. B. -3km. C. 6km. D. 3km. Câu 16: Khi phát hiện Tuấn bị điện giật, ta phải làm gì đầu tiên? A. Gọi người đến sơ cứu. B. Đưa người bị điện giật ra khỏi khu vực có điện. C. Ngắt nguồn điện. D. Gọi cấp cứu. Câu 17: Anh Quốc Anh bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trong 10s với gia tốc của Quốc Anh là 2 m/s2. Quãng đường Quốc Anh đi được trong 2s cuối cùng là bao nhiêu? A. 44m. B. 4m. C. 16m. D. 36m. Câu 18: Anh Triển Vọng bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 60 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì anh Triển Vọng đã trôi xuôi theo dòng nước 60 m. Độ dịch chuyển của anh Triển Vọng là A. 60m. B. 0m. C. 120m. D. 60 2 m. Câu 19: Bạn Hoa Sim đi xe máy từ nhà đến siêu thị mất 0,25 h, sau đó trở về nhà trong thời gian 0,2 h. Hai địa điểm cách nhau 9 km. Coi quỹ đạo đi được là đường thẳng. Tốc độ trung bình của Hoa Sim là A. 0 km/h. B. 180 km/h. C. 40 m/s. D. 40 km/h. Câu 20: Bạn Văn Phong chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình chuyển động là: d=20 + 4 t + t 2 (m; s). Hãy viết phương trình đường đi và phương trình vận tốc của Văn Phong? A. s1tt=+=+ ; v32t.2 B. s= 20 + 4t + 2t2 ; v = 4 + 2t. C. s= 4t + t2 ; v = 4 + 2t. D. s= 4t + t2 ; v = 2t. Trang 2/3 – Mã đề thi VL1002
  3. Câu 21: Hai vật có khối lượng m1 < m2 rơi tự do tại cùng một độ cao với vận tốc tương ứng khi chạm đất là v1 và v2. Kết luận nào sau đây đúng A. vv12 hoặc v12 v . B. v12 v= . C. v12 v . D. v12 v . Câu 22: Độ dịch chuyển là? A. Là đại lượng vô hướng. B. Đại lượng vừa cho biết độ dài vừa cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. C. Đại lượng cho biết độ dài của vật. D. Đại lượng cho biết hướng của sự thay đổi vị trí của vật. Câu 23: Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí. A. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. B. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khí kết hợp với nhau. C. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp giai cấp trong xã hội. D. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. Câu 24: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu tự độ cao 5m. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của nó khi chạm đất bằng. A. 10 m/s. B. 30 m/s. C. 40 m/s. D. 50 m/s. Câu 25: Thả hai vật rơi tự do đồng thời từ hai độ cao h1 khác h2. Biết rằng thời gian chạm đất của vật thứ 1 nhất bằng lần vật thứ hai thì tỉ số 2 h1 h h1 h A. 1 = . B. 1 = 2 C. 1 = D. 1 =1 h22 h2 h42 h2 Câu 26: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều có vận tốc ban đầu v0 , gia tốc có độ lớn a không đổi, phương trình vận tốc có dạng: vvat=+0 . Vật này có A. a luôn ngược dấu với v. B. tích v . a 0 . C. v tăng theo thời gian. D. a luôn dương. Câu 27: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, tính chất nào sau đây sai? A. Vận tốc v là hàm số bậc nhất theo thời gian. B. Gia tốc a không đổi. C. Tích số a.v không đổi. D. Phương trình chuyển động là hàm số bậc 2 theo thời gian. Câu 28: Khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều thì độ lớn của độ dịch chuyển so với quãng đường đi được là A. nhỏ hơn. B. lớn hơn. C. bằng nhau. D. lớn hơn hoặc bằng. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Biết d1 là độ dịch chuyển 10 m về phía đông, còn d2 là độ dịch chuyển 6 m về phía tây. Hãy xác định độ dịch chuyển tổng hợp d trong trường hợp : d=+ d12 d Câu 2: (1,0 điểm) Một ô tô khi hãm phanh có thể có gia tốc 3 m/s2. Hỏi khi ô tô đang chạy với vận tốc 72 km/h thì phải hãm phanh cách vật cản là bao nhiêu mét để không đâm vào vật cản ? Thời gian hãm phanh là bao nhiêu ? Câu 3: (0,5 điểm) Một xe chạy liên tục trong 2,5 giờ, trong =t11 giờ đầu, tốc độ trung bình của xe là v1 = 60 km/h, trong =t2 1,5giờ sau, tốc độ trung bình của xe là v2 = 40km/h. Tính tốc độ trung bình của xe trong toàn bộ khoảng thời gian chuyển động. Câu 4: (0,5 điểm) Thả rơi tự do một vật từ độ cao 180m so với mặt đất, đồng thời ném một vật từ mặt đất lên với vận tốc 80 m/s, lấy g = 10m/s2. Sau bao lâu độ lớn vận tốc của hai vật bằng nhau. Trang 3/3 – Mã đề thi VL1002