Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_ma_de_132_nam.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 10 - Mã đề 132 - Năm học 2020-2021
- TRƯỜNG THCS&THPT KPĂ KLƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 - 2021 TỔ HÓA – SINH – NGOẠI NGỮ Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 01 (20 câu TN, 3 câu TL ) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh: Lớp: . Số báo danh: I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Khoanh tròn đáp án đúng nhất Câu 1: Nguyên phân xảy ra ở tế bào nào? A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh dục. C. Tế bào động vật. D. Tế bào thực vật. Câu 2: Năng lượng chủ yếu được tạo ra từ quá trình hô hấp là A. ATP. B. NADH. C. FADH2. D. ADP. Câu 3: Chất nào sau đây được cây xanh sử dụng làm nguyên liệu của quá trình quang hợp? A. Oxi và cacbohidrat. B. Cacbohidrat và nước. C. Cacbohidrat và cacbonic. D. Nước và cacbonic. Câu 4: Ý nào là sai khi nói về vi sinh vật? A. Sinh vật có cơ thể nhỏ, đơn bào. B. Nhân sơ hay nhân thực. C. Sinh trưởng, sinh sản nhanh. D. Sống tự dưỡng. Câu 5: Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm A. 2 pha. B. 3 pha. C. 4 pha. D. 5 pha. Câu 6: Số lượng tế bào con sinh ra từ 1 tế bào mẹ sau 1 lần nguyên phân là bao nhiêu? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Phát biểu đúng khi nói về giảm phân là A. có hai lần nhân đôi NST. B. có một lần phân bào. C. chỉ xảy ra ở tế bào xoma. D. TB con có số NST bằng 1 nửa so với TB mẹ. Câu 8: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là A. 5. B. 10. C. 15. D. 20. Câu 9: Chất nào dưới đây là nguyên liệu của pha sáng quang hợp? A. Glucozo. B. CO2. C. H2O. D. O2. Câu 10: Đặc điểm có ở giảm phân nhưng không có ở nguyên phân là A. nhân đôi NST ở kì trung gian. B. Có hai lần phân bào. C. NST xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo. D. Có hai giai đoạn phân chia nhân và tế bào chất. Câu 11: Sinh vật nào sau đây không có khả năng quang hợp? A. Vi khuẩn lam. B. Trùng roi xanh. C. Vi khuẩn lactic. D. Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía. Câu 12: Đặc điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân là A. có một lần nhân đôi NST. B. có hai lần phân bào. C. số tế bào con được tạo ra ở kì cuối. D. xảy ra ở tế bào sinh sản (chín). Câu 13: Đặc điểm không có ở nguyên phân là A. xảy ra trao đổi chéo NST. B. NST co xoắn cực đại trước khi vào kì sau. C. có một lần nhân đôi NST. D. xảy ra ở tế bào sinh dưỡng (xôma). Câu 14: Xét một tế bào sinh tinh, qua quá trình giảm phân hình thành bao nhiêu tế bào tinh trùng ? A. 1 tế bào. B. 3 tế bào. C. 4 tế bào. D. 2 tế bào. Câu 15: Chu kì tế bào bao gồm các pha theo trình tự: A. S, G1, G2, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
- C. G1, G2, S, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân. Câu 16: Pha sáng của quang hợp xảy ra tại A. màng ngoài của lục lạp. B. màng trong của lục lạp. C. chất nền của lục lạp D. tilacoit trong lục lạp. Câu 17: Quá trình nhân đôi NST ở giai đoạn nào của chu kì tế bào? A. Kì giữa. B. Pha S. C. Pha G2. D. Pha G1. Câu 18: Trong quá trình hô hấp, số năng lượng ATP được tạo ra ở giai đoạn đường phân là A. 2. B. 4. C. 32. D. 36. Câu 19: Trong pha sáng của quang hợp, oxi được tạo ra nhờ quá trình A. quang phân li nước.B. phân li khí cacbonic. C. cố định CO2. D. tổng hợp chất hữu cơ. Câu 20: Thứ tự đúng của các pha ở kì trung gian là A. S, G1, G2.B. G 2, S, G1. C. S, G2, G1. D. G1, S, G2. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm). Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân. Câu 2: (2 điểm). Phân biệt pha sáng và pha tối của quang hợp (nơi diễn ra, điều kiện xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm). Câu 3: (1 điểm). Một tế bào sinh dưỡng của gà (2n=78) nguyên phân liên tiếp 6 lần. Tính số tế bào con thu được trong qúa trình nguyên phân như trên. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 132