Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Đáng (Có đáp án)

docx 3 trang thungat 1630
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Đáng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2018_2019_truong.docx

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Nguyễn Đáng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH ĐỀ THI HKI NH 2018-2019 TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÁNG MÔN: SINH 10-Thời gian làm bài:40 phút 1. Hãy nêu sự khác biệt giữa vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động? (2 điểm) 2. Tại sao muốn giữ rau tươi lâu ta phải thường xuyên vẩy nước vào rau? (0.5 điểm) 3. Trình bày cấu trúc chức năng và cơ chế tác động của enzim? (2 điểm) 4.Tại sao ăn thịt bò khô với nộm (gỏi) đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn là khi ăn thịt bò khô riêng? (0.5 điểm) Bài tập: Một gen có 900 chu kì xoắn. a. Tính tổng số nuclêotit của gen. b. Tính chiều dài của gen. Trắc nghiệm # Enzim saccaraza phân hủy saccarozơ tạo sản phẩm nào sau đây? A. 2 glucozơB. 1 glucozơ + 1 Frutozơ C. 2 Fructozơ D. saccarozơ + H 2O # Enzim pepsin của dạ dày hoạt động trong điều kiện pH nào sau đây? A. pH = 9B. pH = 2 C. pH =7 D. Trong mọi điều kiện pH # Enzim không có đặc điểm nào sau đây ? A. Hoạt tính xúc tác mạnh B. tính chuyên hóa cao C. Bị biến đổi sau phản ứng D. Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. # Giả sử có 1 phản ứng được xúc tác bởi 1 loại enzim. Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây? A. Tăng nồng độ enzim B. Giảm nồng độ cơ chất C. Giảm nhiệt độ của môi trường. D. Thay đổi độ pH của môi trường. # Bào quan nào sau đây không có màng bao bọc A. Ribôxôm B. Ti thể C. Lục lạp D. Không bào # Bào quan nào sau đây có đính hạt riboxôm ? A. LNC trơn B. Nhân TB C. LNC hạt D. Không bào # Prôtein sau khi được tổng hợp và bài xuất ra khỏi tế bào, đi theo con đường nào sau đây? A. LNC trơn -> BM Gongi -> MSC B. BM Gongi -> LNC trơn -> MSC C. LNC hạt -> BM Gongi -> MSC D. BM Gongi -> LNC hạt -> MSC # Bào quan nào sau đây có cấu tạo là 1 hệ thống màng cuộn lại tạo thành ống và xoang dẹt thông với nhau? A. BM Gongi B. Riboxôm C. Màng sinh chất D. Lưới nội chất # Trên các mào của ti thể chứa loại enzim nào?
  2. A. Tiêu hóa B. Quang hợp C. Thủy phân D. Hô hấp # Trong cơ thể , loại tế bào nào sau đây có LNC hạt phát triển mạnh nhất? A. Hồng cầu B. Biểu bì C. Cơ D. Bạch cầu # Khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan “lạ” và đào thải các cơ quan đó là nhờ A. glicôprôtêin B.cacbohidrat C. photpholipit D. colestêrôn # Bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật? A. Ti thể B. Lục lạp C. Lizôxôm D. BM Gongi Đáp án 1/ Sự khác biệt của vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động: (2 điểm) Vận chuyển thụ động Vận chuyển chủ động - Là phương thức vận chuyển các chất - Là phương thức vận chuyển các chất qua qua màng sinh chất dựa theo nguyên lý màng sinh chất từ nơi có nồng độ thấp đến khuếch tán của các chất từ nơi có nồng nơi có nồng độ cao. độ cao đến nơi có nồng độ thấp. - Không tiêu tốn năng lượng. - Tiêu tốn năng lượng. - Vận chuyển trực tiếp qua lớp photpho- -Cần có các” máy bơm” đặc chủng cho từng lipit hay qua kênh prôtein. loại chất cần vận chuyển. 2/ Muốn rau tươi lâu ta phải vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị héo. (0.5 điểm) 3/ Cấu trúc của enzim: -Enzim có thành phần cơ bản là prôtein hoặc prôtein liên kết với 1 chất khác không phải là prôtein gọi là coenzim. -Mỗi enzim có 1 vùng trung tâm hoạt động : Là nơi enzim liên kết tạm thời với cơ chất xúc tác phản ứng tạo thành sản phẩm. -Cơ chất : Là chất chịu tác dụng của enzim. (1 điểm) * Cơ chế tác động của enzim: -Đầu tiên enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm phản ứng -> phức hệ enzim cơ chất, enzim tương tác với cơ chất tạo thành sản phẩm và giải phóng enzim nguyên vẹn. -Mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 loại cơ chất. (1 điểm) 4/ Vì trong đu đủ có enzim phân giải prôtein. (0,5 điểm) Bài tập: a. Tổng số nuclêotit của gen: C=N/20 => N = C x 20 = 900 x20 = 18.000 (Nu)
  3. b. Chiều dài của gen: L = N/2 x 3,4A0 = 18.000/2 x 3,4 A0 = 30.600 A0