Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

doc 7 trang thungat 4800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020.doc
  • docMA TRẬN TV.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 TẢ SỬ CHOÓNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 (Thời gian: Theo đề kiểm tra) Họ và tên : Lớp 5: Điểm Nhận xét của giáo viên Giáo viên coi (Ký, ghi rõ họ tên) Điểm bằng số Giáo viên chấm (Ký, ghi rõ họ tên) Điểm bằng chữ Bài làm: A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt (7 điểm)- (Thời gian 20 phút) Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: BẦU TRỜI NGOÀI CỬA SỔ Đó là khung cửa sổ có bầu trời bên ngoài thật đẹp. Bầu trời ngoài cửa sổ ấy, lúc thì như một bức tranh nhiều màu sắc lúc thì như một trang sách hay. Bầu trời bên ngoài cửa sổ, Hà chỉ nhìn sắc mây thôi cũng có thể đoán biết mưa hay nắng, dông bão hay yên lành. Bầu trời ngoài của sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. Ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ. Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cành ấy, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn – chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc, đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những "búp vàng". Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót. Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Buổi sáng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa. Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân. Ôi! Khung cửa sổ nhỏ! Hà yêu nó quá! Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích "Ngày xửa, ngày xưa " NGUYỄN QUỲNH Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng và làm các bài tập sau: Câu 1. (0,5 điểm) Khi ngắm bên ngoài bầu trời, Hà có thể đoán biết được thời tiết qua sự vật gì? A. Sắc mây B. Ánh nắng C. Mặt trăng Câu 2. (0,5 điểm) Qua khung cửa sổ, Hà cảm nhận được hình ảnh và âm thành nào?
  2. A. Đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. B. Bầu trời đầy ánh sáng, màu sắc, đàn vàng anh sắc long óng ánh như dát vàng, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. C. Bầu trời u ám, tiếng những giọt mưa thánh thót, những cành cây vật vã trong gió, tiếng chim hót như những chuỗi vàng lọc nắng, ánh nắng dịu dàng, ngọt màu mật ong. Câu 3. (0,5 điểm) Bầu trời bên ngoài cửa sổ được so sánh với những gì? A. Như một câu chuyện cổ tích. B. Như một đàn vàng anh. C. Như bức tranh nhiều màu sắc, lúc thì như một trang sách hay. Câu 4. (0,5 điểm) Trong câu "Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân" Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả so sánh và nhân hóa Câu 5. (0,5 điểm) Hà thích làm điều gì bên cửa sổ? A. Nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích. B. Ngắm nhìn bầu trời không chán C. Ngửi hương thơm của cây trái. Câu 6. (0,5 điểm) Vì sao nhìn sắc mây thôi Hà cũng có thể đoán biết bầu trời mưa hay nắng, dông bão hay yên lành? A. Vì Hà xem dự báo thời tiết B. Vì Hà thường xuyên quan sát bầu trời nên có kinh nghiệm C. Vì Hà rất thông minh Câu 7. (1 điểm) Qua bài đọc trên em hiểu nội dung câu chuyện như thế nào? Câu 8. (1 điểm) Em hãy viết hai câu thành ngữ hoặc tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta? Câu 9. (1 điểm). Đặt một câu ghép có sử dụng cặp từ hô ứng " càng càng"?
  3. Câu 10. (1 điểm) Em có thích ngồi bên của sổ nhà mình không? Khi ngồi ở đó em thường làm gì? B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết (3 điểm) - (Thời gian 15 phút) Đọc cho học sinh nghe - viết bài: “Mùa vàng” 2. Tập làm văn (7 điểm) - (Thời gian 30 phút)
  4. Đề bài: Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường? Bài làm
  5. UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ HD CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 TẢ SỬ CHOÓNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 A. Kiểm tra đọc (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc: (3 điểm) - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm (1 điểm) - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (1 điểm) Đáp án thăm đọc Thăm 1: Trần Thủ Độ bảo người ấy phải chặt một ngón chân để phân biệt với các câu đương khác, khiến người ấy phải kêu van mãi ông mới tha cho. Thăm 2: Sứ thần Giang Văn Minh đã vờ khóc và than rằng: Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời nhưng không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Vậy là bất hiếu với tổ tiên. Thăm 3: Bố muốn đưa dân làng ra đảo để lập một làng mới, nhưng ông Nhụ không đồng ý. Thăm 4: Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử xem ai là chủ nhân của tấm vải. Thăm 5: Các môn sinh đến nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. 2. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Đáp án A B C C A B Điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 7: (1điểm) Nội dung: Tả cảnh vật, bầu trời, đàn chim qua khung cửa sổ Câu 8: (1điểm) VD: - Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy - Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy - Không thầy đố mày làm nên Câu 9: (1điểm): VD: - Trời càng mưa to, gió càng lớn - Em càng học giỏi bao nhiêu, em càng được bạn bè thầy cô quý mến bấy nhiêu. Câu 10: (1 điểm): - Trả lời theo ý hiểu B. Kiểm tra viết : (10 điểm) 1. Chính tả: (3 điểm) - Tốc độ 95-100 chữ/ 15 phút: 1 điểm; 85-90 chữ/15 phút: 0,5 điểm; dưới 85 chữ/15 phút: 0 điểm. - Chữ viết rõ ràng, đúng kiểu chữ, cỡ chữ, có thể còn 1-2 lỗi: 1 điểm; còn 3-5 lỗi: 0,5 điểm; còn hơn 5 lỗi: 0 điểm. - Viết đúng chính tả, có thể còn 1-3 lỗi: 0,5 điểm; còn 4-5 lỗi: 0,25 điểm; còn hơn 5 lỗi: 0 điểm. - Trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 0,5 điểm; trình bày chưa đúng quy định, bài viết sạch hoặc trình bày đúng quy định nhưng bài viết còn tẩy xóa: 0,25 điểm; bài viết trình bày chưa đúng quy định, còn tẩy xóa nhiều: 0 điểm. 2. Tập làm văn (7 điểm) * Mở bài (1 điểm) Giới thiệu được người định tả. * Thân bài (3 điểm) Tả được về ngoại hình: khuôn mặt, mái tóc, đôi mắt, làm da, Tả hoạt động, tính tình, * Kết bài (1 điểm) Nêu cảm nghĩ của mình về người đã tả.
  6. * Chữ viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp (1 điểm) * Dùng từ đặt câu hay và sinh động (0,5 điểm) * Bài viết có sáng tạo (0,5 điểm)
  7. UBND HUYỆN HOÀNG SU PHÌ HD CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2020 - 2021 TẢ SỬ CHOÓNG MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 5 A. KIỂM TRA ĐỌC 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) - Giáo viên cho học sinh bốc 1 thăm đọc. - Thời gian đọc là 1 phút, thời gian trả lời câu hỏi 1 phút. Thăm 1 Bài Thái sư Trần Thủ Độ (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 15) Đoạn: “Từ đầu tha cho” Câu hỏi: Khi có người muốn xin chức câu đương ông Trần Thủ Độ đã làm gì? Thăm 2 Bài Trí dũng song toàn (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 25) Đoạn: “ Từ đầu lễ vật sang cúng giỗ” Câu hỏi: Sứ thần Giang Văn Minh đã làm cách nào để vua Minh bãi bỏ lệ cúng giỗ Liễu Thăng? Thăm 3 Bài Lập làng giữ biển (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 36) Đoạn: “Từ đầu thì để cho ai”. Câu hỏi: Bố và ông của Nhụ đã bàn với nhau việc gì? Thăm 4 Bài Phân xử tài tình (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 46) Đoạn: “Từ đầu mỗi người một nửa”. Câu hỏi: Hai người đàn bà đến công đường nhờ phân xử việc gì? Thăm 5 Bài Nghĩa thầy trò (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 - Trang 130) Đoạn: “Từ đầu mang ơn rất nặng”. Câu hỏi: Các môn sinh đến nhà của cụ giáo Chu để làm gì? GV đọc cho hs nghe – viết bài chính tả sau: MÙA VÀNG Vào mùa thu hoạch, khi những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì lúa bắt đầu chuyển sang màu vàng óng cũng là lúc thu hút rất đông khách du lịch tới chiêm ngưỡng cảnh đẹp độc đáo có một không hai ở vùng núi cao Tây Bắc. Du khách không chỉ tham quan mà còn có dịp tìm hiểu cuộc sống lao động, những phong tục tập quán văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây, những người đã sáng tạo tạo nên những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hồn giữa khung cảnh thiên nhiên đất trời.