Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 123 - Trường THPT Hồng Đức

docx 4 trang thungat 9310
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 123 - Trường THPT Hồng Đức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ky_ii_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_123_truong_th.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kỳ II môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 123 - Trường THPT Hồng Đức

  1. Trường THPT Hồng Đức Kiểm tra giữa kì 2 (Thời gian một tiết) Mã đề: 123 Môn vật lý 10 CTCB I. Phần trắc nghiệm:(7 điểm) “chọn một đáp án đúng theo yêu cầu và ghi đáp án trên phiếu trả lời”. Câu 01. Trong trường hợp tổng quát, công của một lực được xác định bằng công thức: A. A = F.s.cosα B. A = mgh C. A = F.s.sinα D. A = F.s Câu 02: Phát biểu nào sau đây là đúng với định lý biến thiên động lượng A. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó tỷ lệ thuận với xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. B. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn là một hằng số. C. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. D. Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó luôn nhỏ hơn xung của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. Câu 03: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường? A. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz. B. Thế năng trọng trường có đơn vị N/m2. C. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái đất. D. Khi tính thế năng trọng trường có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng. Câu 04: Công thức nào dưới đây không phù hợp với phương trình trạng thái của khí lí tưởng ? pV p V p V pT A. const . B. 1 1 2 2 . C. pV~T . D. const . T T1 T2 V Câu 05: Tập hợp ba thông số trạng thái nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định. A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, thể tích. C. Thể tích, khối lượng, áp suất. D. Áp suất, nhiệt độ tuyệt đối, khối lượng. Câu 06: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí. A. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. B. Các phân tử khí ở rất gần nhau. C. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 07: Một máy bay có vận tốc v đối với mặt đất, bắn ra phía trước một viên đạn có khối lượng m và vận tốc v đối với máy bay. Động năng của đạn đối với mặt đất là : A. 2mv2. B. mv2. C. mv2/2. D. mv2/4. Câu 08: Một vật khối lượng m ở độ cao h so với mặt đất, gốc thế năng chọn ở độ cao h o so với mặt đất (h > ho). Thế năng của vật được tính theo biểu thức. A. Wt = mgh. B. Wt = mg(h + ho). C. Wt = mg(h - ho). D. Wt = mgho. Câu 09: Nếu đồng thời tăng nhiệt độ tuyệt đối lên 2 lần và tăng áp suất lên 2 lần thì thể tích của một khối lượng khí xác định sẽ: A. Tăng 2 lần. B. Không đổi. C. Giảm 4 lần. D. Tăng 4 lần. Câu 10: Xét quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí trong một xi lanh. Hỏi khi thể tích khí thay đổi từ 4 lít đến 10 lít thì áp suất khí trong xi lanh sẽ tăng hay giảm bao nhiêu lần? A. Tăng 2,5 lần. B. Tăng 5 lần. C. Giảm 2,5 lần. D. Giảm 5 lần. Câu 11: Một người khối lượng 50 kg, chuyển động với tốc độ 36 km/h. Động năng của người đó là: A. 2,5 kJ. B.1,8 kJ. C.32,4 kJ. D. 64,8 kJ. Câu 12: Từ điểm A có độ cao so với mặt đất bằng 0,5m, ném một vật với vận tốc đầu 2m/s.Biết khối lượng của vật 0,5kg. Lấy g =10m/s2. Cơ năng của vật là: A.3,5J B.2,5J C.4,5J D.5,5J Câu 13: Từ mặt đất một vật được ném lên cao thẳng đứng với vận tốc 6 m/s. Lấy g = 10 m/s2 , bỏ qua lực cản không khí. Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng? A.0,6 m. B.0,9 m. C.0,7 m. D.1 m.
  2. Câu 14: Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit-tông nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3 . Coi nhiệt độ như không đổi. Áp suất trong xilanh lúc này là: A. 1,5.105 Pa. B. 3.105 Pa. C. 0,66.105 Pa. D. 50.105 Pa. Câu 15: Một khối khí thực hiện quá trình đẳng áp, biết sau đó thể tích của khối khí giảm đi một nửa. Hỏi nếu lúc đầu khối khí có nhiệt độ 100 c thì nhiệt độ của khối khí ở trạng thái sau là bao nhiêu ? A.141,5 (K) B. 50 C C. 566 (K) D. 200 C Câu 16: Biết thể tích của một lượng khí không đổi. Chất khí ở 27 0C có thể tích p. Phải đun nóng chất khí đến nhiệt độ nào thì áp suất tăng lên 1,5 lần/ A. 1500K. B. 4500K. C. 810K. D. 2000K Câu 17: Một vật có khối lượng 1kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m và nghiêng 300 so với mặt phẳng nằm ngang. Khi đến chân mặt phẳng nghiêng, vận tốc của vật nhận giá trị nào ? Lấy g = 10m/s2. A. 4m/s. B. 6m/s. C. 8m/s. D. 10m/s Câu 18: Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s. Lấy g = 10m/s 2. Ở độ cao nào sau đây thì thế năng bằng động năng? A. 1,2m B. 1,5m. C. 0,9m D. 2m Câu 19: Một khối khí ban đầu được đặc trưng bởi các thông số trạng thái: 2 Pa, 30cm3, 00. Biết khối khí đó 3 đã thực hiện 1 quá trình biến đổi trạng thái và có trạng thái sau biến đổi là: 4 Pa, 30cm , T2 . Xác định T2 = ?. A.5460 c B. 546 (K) C.136,5 (K). D.819(K) Câu 20: Xét một mol khí ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 1atm, nhiệt độ 0 0C). Nén đẳng nhiệt để thể tích bằng ½ thể tích ban đầu thì áp suất khí là bao nhiêu ? A. 2atm. B. 4atm. C. 1atm. D. 0,5atm. II. Phần tự luận: (3 điểm). 5 0 Một chất khí xác định ở điều kiện tiêu chuẩn TT(1) có (P1 = 10 Pa, V1=2,24lit, t1 =0 C) biến đổi sang trạng thái: 5 a). Đẳng nhiệt TT(2) có (P2 = 3.10 Pa,T2,V2). Xác định V2? b). Đẳng áp TT(3) có (V3 = 3lit, P3, T3). Xác định T3? 0 c). TT(4) có (V4 = 4,48lit, P4, T4 = 400 K). Xác định P4? Chú ý: HS không được vi phạm quy chế thi cử, và nghiêm túc làm bài tốt!. Bài làm: Họ tên học sinh: Lớp 10a Điểm: đ Đề 123: Phiếu trả lời trắc nghiệm: Câu: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.án: II.Phần tự luận:
  3. Trường THPT Hồng Đức Kiểm tra giữa kì 2 (Thời gian một tiết) Mã đề: 321 Môn vật lý 10 CTCB I. Phần trắc nghiệm:(7 điểm) “chọn một đáp án đúng theo yêu cầu và ghi đáp án trên phiếu trả lời”. Câu 01: Gọi v là tốc độ tức thời của vật, F là độ lớn của vật theo phương dịch chuyển, công suất có thể tính bằng công thức nào sau đây? 2 A. P = F.v . B. P = F/v. C. P = F.v. D. P = v/F. Câu 02: Trong trường hợp nào sau đây cơ năng của vật không thay đổi A. Vật chuyển động trong trọng trường, dưới tác dụng của trọng lực. B. Vật chuyển động dưới tác dụng của ngoại lực C. Vật chuyển động trong trọng trường và có lực ma sát tác dụng D. Vật chuyển động thẳng đều. Câu 03: Điều nào sau đây là chính xác khi nói về định lý động năng? A. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay đổi theo công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. B. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình thay luôn lớn hơn hoặc bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. C. Độ biến thiên động năng của một vật trong một quá trình bằng tổng công thực hiện bởi các lực tác dụng lên vật trong quá trình đó. D. Độ biến thiên động năng của một vật tỷ lệ thuận với công thực hiện. Câu 04: Công thức nào sau đây là công thức biểu diễn định luật Sáclơ? p pV V A. hằng số B. pV = hằng số C. hằng số D. hằng số T T T Câu 05: Trong hệ toạ độ ( p, T ) thông tin nào sau đây là phù hợp với đường đẳng tích? A. Đường đẳng tích co dạng hypebol. B. Đường đẳng tích là một đường thẳng. C. Đường đẳng tích là nữa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc toạ độ. D. Đường đẳng tích co dạng parabol. Câu 06: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử, phân tử trong chất rắn? A. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi. B. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định. C. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó chúng lại chuyển sang một vị trí cố định khác. D. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí xác định và chỉ có thể dao động xung quanh các VTCB xác định. Câu 07. Khi tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp đôi thì động năng của tên lửa thay đổi thế nào? A. Không đổi. B. Tăng gấp 2. C. Tăng gấp 4. D. Tăng gấp 8. Câu 08: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào dựa trên nguyên tắc của định luật bảo toàn động lượng A. Chuyển động của tên lửa. B. Chiếc xe ô tô đang chuyển động trên đường. C. Chiếc máy bay trực thăng đang bay trên bầu trời. D. Một người đang bơi trong nước. Câu 09: Nếu đồng thời tăng nhiệt độ tuyệt đối lên 2 lần và giảm thể tích 2 lần thì áp suất của một khối lượng khí xác định sẽ: A. Tăng 2 lần. B. Không đổi. C. Giảm 4 lần. D. Tăng 4 lần. Câu 10: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định, áp suất tăng gấp đôi thì thể tích của khối khí thay đổi như thế nào ? A. Tăng gấp đôi. B. Không đổi. C. Giảm đi một nửa D. Giảm 4 lần. Câu 11: Một người khối lượng 50 kg, chuyển động với tốc độ 18 km/h. Động năng của người đó là A.625J. B.1 250 J. C.900 J. D.8 100 J.
  4. Câu 12: Thả vật có khối lượng 2,0 kg xuống giếng sâu 10 m. Lấy g = 10 m/s2, chọn gốc thế năng tại mặt đất thì khi vật xuống tới đáy giếng thế năng của nó khi đó là A.-0,1 kJ. B.0,2 kJ. C.-0,2 kJ. D.20 J. Câu 13: Một bóng đèn dây tóc có chứa khí trơ ở 27 0C và dưới áp suất 0.6atm ( thể tích của bóng đèn không đổi ). Khi đèn cháy sáng, áp suất khí trong đèn là 1atm và không làm vỡ bóng đèn, lúc đó nhiệt độ khí trong đèn nhận giá trị nào sau đây: A. 2720C. B. 2270C C. 300C. D. 450C. Câu 14: Một bình kín có thể tích không đổi, chứa khí ôxi ở nhiệt độ 20 0C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình phơi nắng ở nhiệt độ 400C thì áp suất là bao nhiêu ? A. 1,068.105Pa. B. 2,73.105Pa. C. 0,5.105Pa. D. 105Pa. Câu 15: Một khối khí có thể tích 600cm 3 ở mhiệt độ -33 0C. Hỏi nhiệt độ nào khối khí có thể tích 750cm 3. Biết áp suất không đổi. A. 300C. B. 230C. C. 350C. D. 270C. Câu 16: Người ta dùng 1 lực kéo có độ lớn Fk = 50N kéo vật chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. Biết chiều của lực kéo hợp với chiều dịch chuyển 1 góc 600 . Xác định công của lực kéo khi kéo vật đi được 8 (m)? A. 200 ( W ) B. 400( J ) C. 200 ( J ) D. 6,25 ( J ) Câu 17: Một quả pháo thăng thiên có khối lượng 150g. Khi đốt pháo, toàn bộ thuốc pháo có khối lượng 50g cháy tức thì phụt ra với vận tốc 98m/s. Biết pháo bay thẳng đứng, độ cao cực đại của pháo là: A. 60m. B. 100m. C. 90m. D. 120m Câu 18: Một vật khối lượng 1kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5s. Lấy g = 9,8 m/s 2. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là: A. 0,5 kg.m/s. B. 4,9 kg.m/s. C. 10 kg.m/s. D. 5 kg.m/s. Câu 19: Trong một xi lanh của động cơ đốt trong có 2dm 3 hỗn hợp khí dưới áp suất 1atm và nhiệt độ 27 0C. Pittông nén xuống làm thể tích giảm 1,8dm3 và áp suất tăng thêm 14atm. Nhiệt độ lúc đó là bao nhiêu ? A. 1600C. B. 1880C. C. 155,30C. D. 1770C. Câu 20: Một xi lanh có pittông đóng kín ở nhiệt độ 27 0C, áp suất 750mmHg. Nung nóng khối khí đến nhiệt độ 2050C thì thể tích tăng gấp rưỡi. Tính áp suất của khối khí trong xi lanh lúc đó ? A. 750,4mmHg. B. 820,1mmHg. C. 796,6mmHg. D. 630,5mmHg. II. Phần tự luận: (3 điểm). 5 3 0 Một chất khí xác định ở điều kiện tiêu chuẩn TT(1) có (P1 = 10 Pa, V1=224cm , t1 =0 C) biến đổi sang trạng thái: 5 a). Đẳng nhiệt TT(2) có (P2 = 4.10 Pa,T2,V2). Xác định V2? 0 b). Đẳng tích TT(3) có (V3, P3, T3= 450 K). Xác định P3 3 5 c). TT(4) có (V4 = 150cm , P4 = 5.10 Pa, T4). Xác định T4? Chú ý: HS không được vi phạm quy chế thi cử, và nghiêm túc làm bài tốt!. Bài làm: Họ tên học sinh: Lớp 10a Điểm: đ Đề 321: Phiếu trả lời trắc nghiệm: Câu: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ.án: II.Phần tự luận: