Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4002 - Học kỳ II - Năm 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4002 - Học kỳ II - Năm 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoa_hoc_lop_12_ma_de_4002_hoc_ky_ii_nam_2020_202.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra Hóa học Lớp 12 - Mã đề 4002 - Học kỳ II - Năm 2020-2021
- ĐỀ KIỂM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: HÓA HỌC 12 ĐỀ THAM KHẢO Thời gian làm bài: 45 phút; (không kể thời gian phát đề) Mã đề 4002 Họ và tên: Trường THPT: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; Li=7; C=12; N=14; O=16; F=19; Na=23; Mg=24; Al=27; Si=28; P=31; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Cr=52; Mn=55; Fe=56; Co=59; Ni=59; Cu=64; Zn=65; Br=80; Rb=85; Sr=88; Ag=108; I=127; Cd=112; Ba=137; Hg=201; Pb=207 Câu 1: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO 4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây? A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Fe. Câu 2: Khi điện phân dung dịch nào sau đây tại catot xảy ra quá trình khử nước? A. Dung dịch ZnCl2. B. Dung dịch CuCl2 C. dung dịch AgNO3. D. Dung dịch MgCl2. Câu 3: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO 4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là: A. 2,240 lít. B. 2,912 lít. C. 1,792 lít. D. 1,344 lít. Câu 4: Hai kim loại đều thuộc nhóm IA trong bảng tuần hoàn là A. Sr, K. B. Na, K. C. Be, Al. D. Ca, Ba. Câu 5: Kim loại tan trong nước ở nhiệt độ thường là A. Cu. B. Ag. C. Fe. D. K. Câu 6: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất? A. Liti. B. Xesi. C. Natri. D. Kali. Câu 7: Cho 2,505 gam hỗn hợp T gồm hai kim loại kiềm thổ X, Y (ZX<ZY) thuộc hai chu kỳ liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thoát ra 1,008 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại Y, X lần lượt là: A. Ca và Sr. B. Mg và Ca. C. Ca và Mg. D. Sr và Ca. Câu 8: Dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ba(HCO 3)2, vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra? A. NaOH. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. H2SO4. Câu 9: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cữu có thể dùng dung dịch nào sau đây? A. CaCl2. B. Na2CO3. C. Ca(OH)2. D. KCl. Câu 10: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là: A. đá vôi. B. boxit. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống. Câu 11: Cho dãy các chất: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaCl, MgCl2, FeCl2, AlCl3. Số chất trong dãy tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 tạo thành kết tủa là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 12: Nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo thu được muối nhôm clorua. Công thức của muối nhôm clorua là: A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. AlCl3. D. Al. Câu 13: Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm. Kim loại X là A. Mg. B. K. C. Na. D. Al. Câu 14: Để nhận biết ion Al 3+ trong dung dịch, người ta cho từ từ đến dư dung dịch X vào dung dịch Al3+. Dung dịch X là: A. NaCl. B. NaOH. C. H2SO4. D. AlCl3. Câu 15: Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH? A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag. Câu 16: Từ m tấn quặng boxit người ta sản xuất được 54 tấn kim loại nhôm, với hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%. Giá trị của m là: A. 102. B. 127,5. C. 138. D. 172,5. Câu 17: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là A. hematit nâu. B. manhetit. C. xiderit. D. hematit đỏ. Câu 18: Ở nhiệt độ thường, kim loại Fe phản ứng được với dung dịch A. FeCl2. B. NaCl. C. MgCl2. D. CuCl2. Trang 1/2 - Mã đề thi 4002
- Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Dung dịch FeCl3 phản ứng được với kim loại Fe. B. Kim loại Fe phản ứng với dung dịch HCl tạo ra muối sắt (II). C. Kim loại Fe không tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội. D. Kim loại Fe cháy trong khí clo thu được muối FeCl2. Câu 20: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 vào dung dịch axit H2SO4 loãng dư, thu được 2,24 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của m là: A. 54,0. B. 59,1. C. 57,4. D. 60,8. Câu 21: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối ? A. Al2O3. B. Fe3O4. C. FeO. D. Na2O. Câu 22: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa –khử? A. FeCl2 + Cl2. B. Fe(OH)2 + HNO3. C. Fe3O4 + HCl. D. FeO + H2SO4 đặc nóng. Câu 23: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh +5 ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N . Số mol HNO3 có trong Y là A. 0,78 mol. B. 0,54 mol. C. 0,50 mol. D. 0,44 mol. Câu 24: Số oxi hóa cao nhất của crom thể hiện trong hợp chất nào sau đây? A. NaCrO2. B. Na2CrO4. C. Cr2O3. D. CrO. Câu 25: Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 26: Phản ứng nào sau đây không đúng? t0 t0 A. Cr + 2HCl CrCl2. B. 2Cr + 3Cl2 2CrCl3. t0 t0 C. Cr + S CrS. D. 4Cr + 3O2 2Cr2O3. Câu 27: Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư đun nóng khi không có không khí, thu được V lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O 2 dư thu được 30,4 gam oxit duy nhất. Giá trị của V là: A. 8,96. B. 4,48. C. 3,36. D. 6,72. Câu 28: Chất khí X gây ra hiệu ứng nhà kính và tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh tạo tinh bột. Chất X là A. N2. B. O2. C. H2. D. CO2. Câu 29: Thực hiện các thí nghiêm sau: (a) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. (b) Cho Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. (c) Cho hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (d) Cho hỗn hợp a mol Cu và a mol Fe3O4 vào dung dịch HCl dư. (e) Cho FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. Số thí nghiệm thu được hai muối sau phản ứng là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm Fe xOy và Cu bằng dung dịch H 2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của FexOy trong X là A. 26,23%. B. 65,57%. C. 73,77%. D. 13,11%. Trang 2/2 - Mã đề thi 4002