Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 811 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

doc 2 trang thungat 3490
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 811 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_ma_de_811.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 811 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 811 A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1. Nội dung nào dưới đây không đúng trong vận dụng quy luật giá trị? A. Điều chỉnh, chuyển đổi cơ cấu sản xuất. B. Giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa. C. Đổi mới kỹ thuật và công nghệ, hợp lý hóa sản xuất. D. Giảm chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm. Câu 2. Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, diện tích trồng chuối trong phạm vi của huyện B tăng quá nhanh dẫn đến cung vượt cầu. Trước tình hình đó, anh M vẫn phá bỏ thêm vài sào lúa của gia đình để trồng chuối, anh K giữ nguyên diện tích trồng chuối của gia đình tìm cách nâng cao năng suất và chất lượng, anh S và anh H phá bỏ diện tích trồng chuối chuyển sang trồng lúa.Trong trường hợp này ai đã vận dụng không đúng chức năng của thị trường? A. Anh H, S, K, M. B. Anh K. C. Anh M. D. Anh H và S. Câu 3. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa là A. giá trị sử dụng và giá cả. B. công dụng và giá trị. C. giá cả và giá trị. D. giá trị và giá trị sử dụng. Câu 4. Nhà máy A áp dụng các biện pháp đổi mới kỹ thuật, công nghệ và hợp lý hóa sản xuất là vận dụng quy luật nào dưới đây? A. Giá trị. B. Tiền tệ. C. Cung cầu. D. Cạnh tranh. Câu 5. Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào sau đây là quan trọng nhất? A. Lĩnh vực kinh tế. B. Ngành kinh tế. C. Thành phần kinh tế. D. Vùng kinh tế. Câu 6. Mỗi hàng hoá đều có một hay một số công dụng nhất định có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, được gọi là A. lượng giá trị. B. giá cả. C. giá trị sử dụng. D. giá trị. Câu 7. Do thường xuyên tới mua hàng, A phát hiện cơ sở sản xuất bún phở gần nhà, sản xuất hàng kém chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Nếu là A, em sẽ làm gì để hạn chế tiêu cực trong sản xuất kinh doanh và góp phần phát triển kinh tế đất nước? A. Vẫn mua hàng ở cơ sở đó vì giá rẻ hơn cơ sở khác. B. Không đến mua hàng ở cơ sở sản xuất đó nữa. C. Không quan tâm vì không liên quan đến bản thân. D. Báo cho cơ quan chức năng có thẩm quyền biết để xử lí. Câu 8. Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào là quan trọng nhất? A. Đối tượng lao động. B. Thời gian lao động. C. Sức lao động. D. Tư liệu lao động. Câu 9. Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhưng B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy đầu tư vào việc mua, bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năng tiền tệ nào dưới đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện cất trữ. C. Tiền tệ thế giới. D. Phương tiện lưu thông. Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường? A. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. B. Điều tiết sản xuất và nâng cao năng suất lao động. C. Chức năng thông tin. D. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. Trang 1/2 – Mã đề 811
  2. Câu 11. Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên làm biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra sản phẩm phù hợp với A. thuộc tính của vật. B. yếu tố tự nhiên. C. đặc trưng của tự nhiên. D. nhu cầu của mình. Câu 12. Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là A. trở thành người chi phối thị trường. B. sản xuất được nhiều hàng hóa. C. giành lợi nhuận về mình nhiều hơn người khác. D. bán được nhiều hàng hóa. Câu 13. Theo nội dung quy của luật giá trị, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở A. nhu cầu con người. B. thời gian lao động cá biệt. C. giá trị hàng hóa. D. thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 14. Nhà nước có trách nhiệm điều tiết cạnh tranh bằng cách thông qua hình thức cơ bản nào dưới đây? A. Giáo dục tư tưởng cho các chủ thể kinh tế. B. Nâng cao mức thuế thu nhập. C. Phổ biến pháp luật cho mọi người nắm được. D. Giáo dục pháp luật, có chính sách kinh tế - xã hội phù hợp. Câu 15. Gia đình L vừa buôn bán tạp hóa, vừa làm nông trại chăn nuôi bò. L tốt nghiệp trường đại học thương mại nhưng vẫn chưa xin được việc làm. Nếu là bạn của L, em sẽ khuyên bạn chọn phương án nào dưới đây để phù hợp với điều kiện của gia đình và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất? A. Vận dụng kiến thức đào tạo để mở rộng quy mô buôn bán cùng gia đình. B. Làm bất cứ việc gì ngoài xã hội miễn là có thu nhập cao. C. Tìm việc làm theo đúng chuyên ngành đào tạo, lương cao, nhàn hạ. D. Không xin được việc làm nhưng sẽ không chăn nuôi bò, vì quá vất vả. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: Em hãy nêu khái niệm cung? Khái niệm cầu? Người sản xuất kinh doanh vận dụng quan hệ cung - cầu như thế nào? (3,0 điểm) Câu 2: Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1), (2), (3) trong biểu đồ dưới đây? Nếu là chủ doanh nghiệp, em sẽ chọn người nào làm việc cho mình? Giải thích (2,0 điểm) Thời gian lao động xã hội cần thiết (của 1 hàng hóa A) (1) (2) (3) HEÁT Trang 2/2 – Mã đề 811