Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 824 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

doc 2 trang thungat 2530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 824 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_ma_de_824.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Mã đề 824 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 QUẢNG NAM Môn: Giáo dục công dân – Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC MÃ ĐỀ: 824 A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Câu 1. Để may một cái áo chị A may hết 5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để may cái áo là 4 giờ. Vậy theo quy luật giá trị, chị A bán chiếc áo giá cả tương ứng với mấy giờ? A. 5 giờ. B. 6 giờ. C. 3 giờ. D. 4 giờ. Câu 2. Giá trị hàng hoá chính là A. lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá. B. quan hệ cung - cầu của hàng hoá. C. công dụng của hàng hoá. D. giá trị sử dụng của hàng hoá. Câu 3. Gia đình H có 15 nhân công làm việc. Để quản lí tốt hơn, anh H đã mua camera để theo dõi quá trình làm việc của họ. Do vậy, dù đi đâu H cũng biết được tình hình ở nhà. Việc làm của anh H thể hiện nội dung nào sau đây để phát triển lực lượng sản xuất? A. Nâng cao chất lượng cuộc sống. B. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ học vấn. C. Phát triển mạnh mẽ khoa học kĩ thuật. D. Phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp cơ khí. Câu 4. Sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán được gọi là A. giá cả. B. thị trường. C. tiền tệ. D. hàng hoá. Câu 5. Doanh nghiệp A đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tăng lương cho công nhân nhưng không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Được, vì cả doanh nghiệp và công nhân cùng có lợi ích trong quan hệ kinh tế. B. Không được, vì doanh nghiệp không gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường. C. Được, vì doanh nghiệp gắn phát triển kinh tế với giải quyết việc làm cho con người. D. Không được, vì doanh nghiệp không gắn hoạt động sản xuất với tình hình địa phương. Câu 6. Anh H nuôi tôm để bán lấy tiền, rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Phương tiện thanh toán. B. Phương tiện cất trữ. C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện lưu thông. Câu 7. Sản xuất của cải vật chất có vai trò nào dưới đây? A. Động lực để phát triển xã hội. B. Mục đích để phát triển xã hội. C. Tiêu chí để phát triển xã hội. D. Cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội. Câu 8. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm A. tranh giành. B. lợi tức. C. cạnh tranh. D. đấu tranh. Câu 9. Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là A. công nghiệp hóa. B. tự động hóa. C. hiện đại hóa. D. công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Câu 10. Hành vi nào sau đây biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh? A. Áp dụng khoa học - kỹ thuật hiện đại vào sản xuất. B. Đầu cơ tích trữ để nâng cao lợi nhuận. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. Trang 1/2 – Mã đề 824
  2. Câu 11. Việc trao đổi hàng hóa với nhau trên thị trường thực chất là trao đổi A. giá trị sử dụng của hàng hóa. B. lao động hao phí bằng nhau trong hàng hóa. C. thời gian lao động cá biệt của hàng hóa. D. thời gian lao động xã hội cần thiết. Câu 12. Gần đây gia đình ông H kinh doanh quần áo không hiệu quả vì có nhiều người cùng kinh doanh mặt hàng này. Vì vậy, ông H quyết định chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Việc làm trên của gia đình ông H đã thực hiện tốt chức năng cơ bản nào dưới đây của thị trường? A. Chức năng lưu thông. B. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. C. Thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá. D. Chức năng thông tin. Câu 13. Quy luật giá trị quy định người sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quá trình sản xuất phải căn cứ vào A. thời gian lao động xã hội cần thiết. B. hao phí để sản xuất hàng hóa. C. nhu cầu cần thiết. D. thời gian lao động cá biệt. Câu 14. Yếu tố nào sau đây là đối tượng lao động của ngành khai thác? A. Sân bay. B. Máy cày. C. Than. D. Nhà xưởng. Câu 15. Tiền tệ được dùng để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. Như vậy, tiền thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện thanh toán. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện lưu thông. B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: Em hãy nêu nội dung quan hệ cung - cầu và những biểu hiện của nó? Người tiêu dùng vận dụng quan hệ cung - cầu như thế nào? (3,0 điểm) Câu 2: Em có nhận xét gì về việc thực hiện yêu cầu của quy luật giá trị của 3 người sản xuất (1), (2), (3) trong biểu đồ dưới đây? Nếu là chủ doanh nghiệp, em sẽ chọn người nào làm việc cho mình? Giải thích (2,0 điểm) Thời gian lao động xã hội cần thiết (của 1 hàng hóa A) (1) (2) (3) HEÁT Trang 2/2 – Mã đề 824