Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)

doc 4 trang thungat 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I . NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: GDCD 6 Lớp: 6 SBD Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ I I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì? A. Xem ti vi thường xuyên B. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn vội vàng D. Nam không vệ sinh cá nhân. Câu 2. Mục đích học tập của học sinh để làm gì? A. Để kiếm việc nhàn hạ B. Để có bạn chơi cùng C. Để góp phần xây dựng quê hương đất nước D. Để giàu có Câu 3. Thiên nhiên bao gồm A. Cây xanh, rừng, cột điện, xe tăng B. Nhà, cửa, ruộng, vườn, đồi chè C. Sông, suối, hươu, vượn, ô tô. D. Đồi, núi, dương xỉ, hoa hồng Câu 4. Đi thưa về trình, biết nói lời xin lỗi và cảm ơn là biểu hiện: A. Chí công vô tư B. Kỉ luật C. Lễ độ. D.Tự chủ Câu 5. Hành động nào không nên làm với thiên nhiên: A. Đốt rừng, khai thác gỗ. B. Phá hoại cây xanh C. Trồng cây gây rừng D. Cả a và b Câu 6. Học sinh rèn luyện đức tính lễ đô như thế nào? A. Nói leo, ngắt lời người khác B. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân C. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người D. Thích thì chào không thì thôi Câu 7. Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự tế nhị? A. Cử chỉ điệu bộ, kiểu cách B. Nói chuyện ngon ngọt với người khác C. Dùng từ ngữ bóng bẩy, chải chuốt D. Có hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp Câu 8. Hành vi nào thể hiện tính tích cực tham gia hoạt động học tập: A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội B. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp C. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội D. Chăm chỉ học, không tham gia các hoạt động khác Câu 9: Hành vi thể hiện sống chan hòa với mọi người là A. Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn D. Không tham gia hoạt động của lớp Câu 10: Việc làm thể hiện sự biết ơn: A. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào B. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng C. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà D. Em thích bẻ cây xanh trong trường Câu 11. Thành ngữ nói về tiết kiệm: A. Vung tay quá trán B. Nồi da xáo thịt C. Tích tiểu thành đại D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ Câu 12. Ca dao tục ngữ thể hiện lịch sự tế nhị? A. Ăn xem nồi ngồi trông hướng B. Ân trả nghĩa đền C. Có công mài sắt có ngày nên kim D. Cả a và c II. TỰ LUẬN (7 điểm). Câu 13 (2 điểm). Thế nào là biết ơn? Hai câu tục ngữ thể hiện lòng biết ơn? Câu 14 (2 điểm). Hãy kể 3 hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; 3 hành vi thiếu ý thức với thiên nhiên. Câu 15 (3 điểm) Tình huống: Liên là một học sinh giỏi lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sự mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Hỏi: a. Em hãy nhận xét về hành vi của Liên b. Nếu là bạn của Liên em sẽ làm gì?
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I . NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: GDCD 6 Lớp: 6 SBD Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ II: I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Đi thưa về trình, biết nói lời xin lỗi và cảm ơn là biểu hiện: A. Lễ độ. B. Tự chủ C. Chí công vô tư. D.Kỉ luật Câu 2. Mục đích học tập của học sinh để làm gì? A. Để giàu có B Để góp phần xây dựng quê hương đất nước C. Để có bạn chơi cùng D. Để kiems việc nhàn hạ Câu 3. Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì? A. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe B. Xem ti vi thường xuyên C. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn vội vàng D. Nam không vệ sinh cá nhân. Câu 4 . Thiên nhiên bao gồm A. Sông, suối, hươu, vượn, ô tô. B. Nhà, cửa, ruộng, vườn, đồi chè C. Đồi, núi, dương xỉ, hoa hồng. D Cây xanh, rừng, cột điện, xe tăng Câu 5. Hành vi nào thể hiện tính tích cực tham gia hoạt động học tập: A. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội B. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp C. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội D. Chăm chỉ học, không tham gia các hoạt động khác Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự tế nhị? A. Cử chỉ điệu bộ, kiểu cách B. Có hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp C. Dùng từ ngữ bóng bẩy, chải chuốt D. Nói chuyện ngon ngọt với người khác Câu 7. Hành động nào không nên làm với thiên nhiên: A. Đốt rừng, khai thác gỗ. B. Phá hoại cây xanh C. Trồng cây gây rừng D. Cả a và b Câu 8. Học sinh rèn luyện đức tính lễ đô như thế nào? A. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người B. Nói leo, ngắt lời người khác C Thích thì chào không thì thôi D. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân Câu 9: Việc làm thể hiện sự biết ơn: A. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào B. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà C. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng D. Em thích bẻ cây xanh trong trường Câu 10: Hành vi thể hiện sống chan hòa với mọi người là A. Không góp ý cho ai vì sợ mất lòng B. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười C. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn D. Không tham gia hoạt động của lớp Câu 11. Ca dao tục ngữ thể hiện lịch sự tế nhị? A. Ăn xem nồi ngồi trông hướng B. Ân trả nghĩa đền C. Có công mài sắt có ngày nên kim D. Cả a và c Câu 12. Thành ngữ nói về tiết kiệm: A. Tích tiểu thành đại B. Nồi da xáo thịt C. Vung tay quá trán D. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ II. TỰ LUẬN (7 điểm). Câu 13 (2 điểm). Sống chan hòa là gì? Vì sao cần phải sống chan hòa? Câu 14 (2 điểm). Hãy kể 3 hành vi thể hiện lịch sự tế nhị; 3 hành vi thiếu lịch sự, tế nhị. Câu 15 (3 điểm) Tình huống: Liên là một học sinh giỏi lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sự mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Hỏi: a. Em hãy nhận xét về hành vi của Liên b. Nếu là bạn của Liên em sẽ làm gì?
  3. Đáp án và biểu điểm Đề I I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D C D B D D C B C A II. Tự luận Câu Đáp án Biểu điểm Câu 13 -Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và 1.0 điểm những việc làm đền ơn đáp nghĩađối với những người đã giúp đỡ mình, với những người có công với dân tọc, đất nước. - Hai câu tục ngữ thể hiện lòng biết ơn: 1,0 điểm + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. + Uống nước nhớ nguồn Câu 14 -Ba hành vi thể hiện tình yêu thiên nhiên, sống hòa 1,0 điểm hợp với thiên nhiên. + Trồng cây xanh. +Thấy người phá đốt rừngthì ngăn chặn và báo với cơ quan chính quyền gần nhất. +Thường xuyên dọn vệ sinh. -Ba hành vi thiếu ý thứcvới thiên nhiên. 1,0 điểm + Chặt phá cây lâu năm. +Đốt phá rừng. +Vứt rác bừa bãi. Câu 15 - Việc làm của bạn Liên là thiếu ý thức trong 1,5 điểm việc tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. - Nếu em là Liên em sẽ sắp xếp thời gian để 1,5 điểm tham gia hoạt động chung rồi sau đó về nhà học bài Lưu ý: Tùy vào bài làm của học sinh nếu có ý đúng thì cho điểm nhưng không đạt điểm tối đa.
  4. Đề II I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B C D C D B D D C B C A II. Tự luận Câu Đáp án Biểu điểm Câu 13 -Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa họp với mọi 1.0 điểm người và sẵn sàng cùng tham gia vào câc hoạt động chung có ích. - Chúng ta phải sống chan hòa vì: 1,0 điểm + Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ. + Góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Câu 14 -Ba hành vi thể hiện lịch sự, tế nhị. 1,0 điểm + Thấy người lớn chào hỏi + Tuân thủ quy đinh ở nơi công cộng. +Khách vào nhà dù là người lạ hay quen đều chào hỏi. -Ba hành vi thiếu ý lịch sự, tế nhị. 1,0 điểm + Ngắt lời người khác khi đang nói. +Hỗn láo với người lớn. +Hút thuốc nơi công cộng. Câu 15 - Việc làm của bạn Liên là thiếu ý thức trong 1,5 điểm việc tham gia các hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. - Nếu em là Liên em sẽ sắp xếp thời gian để tham gia hoạt động chung rồi sau đó về nhà 1,5 điểm học bài Lưu ý: Tùy vào bài làm của học sinh nếu có ý đúng thì cho điểm nhưng không đạt điểm tối đa.