Đề kiểm tra học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

doc 2 trang thungat 2390
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Văn Thủy

  1. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: GDCD 6 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông ở nước ta nhiều như vậy? A. Do ý thức của người tham gia giao thông B. Nhà nước quản lí về giao thông còn hạn chế. C. Phương tiện tham gia giao thông nhiều D. Dân số tăng nhanh. Câu 2. Đối với mỗi con người thì điều gì là quan trọng nhất? A. Sức khỏe và tiền bạc B. Tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, sức khỏe. C. Sức khỏe và con cái D. Danh dự và nhân phẩm. Câu 3. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013? A. Điều 2. B. Điều 22. C. Điều 12. D. Điều 32. Câu 4. Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm: A. Tín hiệu đèn, biển báo, tường bảo vệ B. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. C. Hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông D. Cả 3 đáp án trên. Câu 5. Để hạn chế tai nạn giao thông người đi xe đạp cần phải thực hiện quy tắc về đi đường như thế nào? A. Không được sử dụng xe để kéo B. Chở được 1 người lớn 1 trẻ em. C. Chở vật cồng kềnh. D. Dàn hàng 3, 4 trên đường. Câu 6. Chúng ta có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, người khác? A. Phải bảo vệ quyền của mình. B. Phải tôn trọng người khác. C. Phải phê phán khi bị xúc phạm về danh dự. D. Tôn trọng tính mạng, thân thể, người khác Câu 7. Gia đình có trách nhiệm gì đối với việc học tập của con em mình là: A. Cho con đi học. C. Tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành nghĩa vụ học tập. B. Nuôi dưỡng trẻ em. D. Tạo điều kiện để cho các em sống. Câu 8. Những việc làm nào sau đây vi phạm về nội dung quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân? A. Tự ý vào nhà người khác đòi khám xét. B. Tôn trọng chổ ở của người khác. C. Vào nhà người khác khi họ đồng ý. D. Phê phán việc làm người khác khi họ xâm phạm. Câu 9. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình người đang đi bộ màu trắng là biển báo: A. Đường dành cho người đi bộ. B. Người đi bộ không được phép đi. B. Nguy hiểm cho người đi bộ. D. Chỉ dẫn cho người đi bộ. Câu 10. Bố mẹ đi vắng em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? A. Mời họ vào nhà B. Mở cửa cho họ vào và gọi hàng xóm đến. C. Gọi bố mẹ về. D. Không cho họ vào nhà vì không có bố mẹ ở nhà. Câu 11. Em sẽ làm gì khi nhặt được thư của người khác? A. Mở thư ra đọc xem trong thư nói gì. B. Rủ bạn trong lớp cùng đọc chung. C. Tìm người và trả lại cho người mất. D. Đem vứt đi không cần quan tâm. Câu 12. Nhà Bình ở cạnh nhà An. Do nghi ngờ An nói xấu mình, Bình đã chửi An và rủ anh trai đánh An. Theo em An có thể có cách ứng xử nào là hợp lý nhất? A. Im lặng không phản ứng B. Tỏ thái độ phản đối hành vi của Bình. C. Rủ bạn đánh lại Bình. D. Tỏ thái độ và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,5 điểm). Nêu quy định về đi đường đối với đi bộ và người đi xe đạp? Câu 14 (1,5 điểm). a) Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là gì? b) Em sẽ làm gì khi nhìn thấy người khác đang nghe trộm điện thoại và đang đọc tin nhắn của người khác. Câu 15 (3,0 điểm). Tình huống: Bà Lan ở Nam Định, do ghen tuông với người vợ trước của chồng đã liên tục hành hạ, đánh đập những người con riêng của chồng và không cho con đi học. a) Hãy nêu và nhận xét hành vi của Bà Lan? Em sẽ làm gì nếu được chứng kiến sự việc đó? b) Bổn phận của trẻ em? Hết
  2. TRƯỜNG THCS VĂN THỦY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019 – 2020 Họ và tên: Môn: GDCD 6 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Hãy chọn chữ cái trước đáp án đúng và điền vào bảng: Câu 1. Bố mẹ đi vắng em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì trong tình huống đó? A. Gọi bố mẹ về. B. Không cho họ vào nhà vì không có bố mẹ ở nhà. C. Mời họ vào nhà D. Mở cửa cho họ vào và gọi hàng xóm đến. Câu 2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định tại điều nào trong Hiến pháp năm 2013? A. Điều 22. B. Điều 12. C. Điều 32. D. Điều 2. Câu 3. Đối với mỗi con người thì điều gì là quan trọng nhất? A. Sức khỏe và con cái B. Tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, sức khỏe. C. Sức khỏe và tiền bạc D. Danh dự và nhân phẩm. Câu 4. Em sẽ làm gì khi nhặt được thư của người khác? A. Rủ bạn trong lớp cùng đọc chung. B. Mở thư ra đọc xem trong thư nói gì. C. Tìm người và trả lại cho người mất. D. Đem vứt đi không cần quan tâm. Câu 5. Những việc làm nào sau đây vi phạm về nội dung quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân? A. Tôn trọng chổ ở của người khác. B. Tự ý vào nhà người khác đòi khám xét. C. Phê phán việc làm người khác khi họ xâm phạm. D. Vào nhà người khác khi họ đồng ý. Câu 6. Để hạn chế tai nạn giao thông người đi xe đạp cần phải thực hiện quy tắc về đi đường như thế nào? A. Không được sử dụng xe để kéo B. Chở được 1 người lớn 1 trẻ em. C. Chở vật cồng kềnh. D. Dàn hàng 3, 4 trên đường. Câu 7. Nhà Hùng ở cạnh nhà An. Do nghi ngờ An nói xấu mình, Hùng đã chửi An và rủ anh trai đánh An. Theo em An có thể có cách ứng xử nào là hợp lý nhất? A. Rủ bạn đánh lại Hùng. B. Tỏ thái độ phản đối hành vi của Hùng. C. Im lặng không phản ứng D. Tỏ thái độ và báo cho người có trách nhiệm biết để được giúp đỡ. Câu 8. Gia đình có trách nhiệm gì đối với việc học tập của con em mình là: A. Nuôi dưỡng trẻ em. B. Tạo điều kiện để cho các em sống. C. Cho con đi học. D. Tạo điều kiện cho trẻ hoàn thành nghĩa vụ học tập. Câu 9. Chúng ta có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, người khác? A. Phải bảo vệ quyền của mình. B. Phải phê phán khi bị xúc phạm về danh dự. C. Phải tôn trọng người khác. D. Tôn trọng tính mạng, thân thể, người khác. Câu 10. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình người đang đi bộ màu trắng là biển báo: A. Nguy hiểm cho người đi bộ. B. Chỉ dẫn cho người đi bộ. C. Đường dành cho người đi bộ. D. Người đi bộ không được phép đi. Câu 11. Nguyên nhân nào là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông ở nước ta nhiều như vậy? A. Phương tiện tham gia giao thông nhiều B. Dân số tăng nhanh. C. Do ý thức của người tham gia giao thông D. Nhà nước quản lí về giao thông còn hạn chế. Câu 12. Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ gồm: A. Tín hiệu đèn, biển báo, tường bảo vệ B. Vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn. C. Hiệu lệnh của người điều khiễn giao thông D. Cả 3 đáp án trên. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 13 (2,5đ). Pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập? Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật và trẻ em lang thang, cơ nhỡ có quyền và nghĩa vụ học tập không? Những trẻ em đó thực hiện quyền nghĩa vụ học tập như thế nào? Câu 14 (1,5đ). Nêu những quy định của pháp luật về bảo hộ tính mạng, thân thê, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Câu 15 (3,0đ). Bé Bi đã 3 tuổi mà cha mẹ chưa làm giấy khai sinh cho em. Vì vậy trường mầm non không nhận Bi vào học. a) Bố Mẹ Bi đã vi phạm quyền gì của trẻ em? Việc làm đó dẫn đến hậu quả gì? b) Nếu là anh chị của bé Bi em sẽ làm gì? Hết