Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am (Đề dự phòng)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am (Đề dự phòng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thanh Am (Đề dự phòng)
- PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS THANH AM Môn: Hóa học 9 Năm học: 2019 – 2020 Thời gian: 45 phút ĐỀ DỰ PHÒNG I) Trắc nghiệm: (5 điểm) Học sinh ghi lại đáp án đúng cho các câu hỏi sau vào giấy kiểm tra. Câu 1: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là: A. Cu, Fe, Al, Mg, K. B. Cu, Fe, Mg, Al, K. C. K, Mg, Al, Fe, Cu. D. K, Al, Mg, Cu, Fe. Câu 2: Phản ứng hóa học nào dưới đây không xảy ra? A. Pb + CuSO4. B. Mg + HCl. C. K + H2O. D. Ag + Al(NO3)3. Câu 3: Dung dịch KOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây? A. MgO, H3PO4, BaCl2. B. H2SO4, SO2, FeCl2. C. BaCl2, CuO, HNO3. D. HCl, CuSO4, KNO3. Câu 4: Phản ứng giữa các cặp chất nào sau đây không sinh ra bazơ? A. FeSO4 + NaOH. B. Na2CO3 + Ba(OH)2. C. Cu(OH)2 + H2SO4. D. CaO + H2O. Câu 5: Hãy chọn câu đúng: Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu: A. sau khi dùng, rửa sạch, lau khô. B. ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày. C. ngâm trong nước muối một thời gian. D. cắt chanh rồi không rửa. Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Al vào dung dịch HCl. (b) Cho Cu vào dung dịch AgNO3. (c) Cho Na vào nước. (d) Cho Fe vào dung dịch NaOH. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là: A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 7: Axit T dễ tan trong nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt, có thể làm nước sôi và bắn ra ngoài rất nguy hiểm. Muốn pha loãng axit này từ dạng đậm đặc, phải rót từ từ vào lọ đựng nước và khuấy đều. Axit T là: A. H2SO4. B. HNO3. C. H3PO4. D. HCl. Câu 8: Dung dịch H2SO4 tác dụng với chất nào sau đây tạo ra khí hiđro? A. Fe. B. CO2. C. CaO. D. NaOH. Câu 9: Cho dãy gồm các oxit: Na 2O, CaO, Al2O3, FeO. Số oxit trong dãy tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là: A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 10: Để làm sạch dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4 ta có thể dùng kim loại nào sau đây? A. Cu. B. Fe. C. Zn. D. Al. Câu 11: Cho 8,5 gam hỗn hợp kim loại Zn và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là:
- A. 2 g. B. 8,5 g. C. 2,2 g. D. 13 g. Câu 12: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt, nhẹ, có lớp màng oxit bền vững bảo vệ và được sử dụng làm dây dẫn điện ngoài trời trên các đường điện cao thế? A. Đồng. B. Nhôm. C. Sắt. D. Bạc. Câu 13: Kim loại Đồng có thể phản ứng với chất nào dưới đây? A. H2SO4 loãng. B. CuSO4. C. NaOH. D. H2SO4 đặc, nóng. Câu 14: Cho dãy gồm các bazơ: NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3. Bazơ bền nhất không bị nhiệt phân hủy trong dãy là: A. Fe(OH)3. B. Al(OH)3. C. NaOH. D. Mg(OH)2. Câu 15: Dung dịch tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là: A. dd AgNO3. B. dd NaOH. C. dd HCl. D. dd BaCl2. Câu 16: Khí sunfurơ có mùi hắc, độc và là tác nhân chính gây mưa axit. Trong phòng thí nghiệm, lượng khí sunfurơ dư thừa được xử lí bằng cách sục vào dung dịch nào sau đây? A. NaCl. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. H2SO4. Câu 17: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi? A. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2. B. Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2. C. BaO + H2O Ba(OH)2. D. BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl. Câu 18: Cho 4,8 gam kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Kim loại đó là: A. Ca. B. Ba. C. Mg. D. Zn Câu 19: Cặp chất nào sau đây không tồn tại trong một dung dịch? A. K2CO3 và NaOH. B. Ca(OH)2 và KNO3. C. Na2SO4 và KOH. D. Ba(OH)2 và MgSO4. Câu 20: Trong đời sống sản xuất, hợp chất được dùng để khử chua đất trồng trọt, xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm, khử độc môi trường là: A. CaSO4. B. CaCl2. C. CaO. D. Ca(OH)2. II) Tự luận: (5 điểm) Câu 1 (2đ): Viết phương trình hóa học theo sơ đồ biến hóa sau: 1 2 3 4 Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe Câu 2 (2,5đ) Ngâm một lá đồng có khối lượng 4 gam trong 20 ml dung dịch bạc nitrat AgNO3 2M. Sau một thời gian, lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô thì cân nặng là 5,52 gam (giả thiết toàn bộ lượng bạc sinh ra bám hết vào lá đồng). a. Viết PTHH của phản ứng xảy ra. b. Tính khối lượng đồng tham gia phản ứng. c. Tính nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 3 (0,5đ): Nêu cách bảo quản một số đồ dùng được làm từ sắt trong gia đình em như: dao, cuốc, liềm, xẻng, (Cho biết: Na = 23 ; H = 1 ; Cl = 35.5 ; K = 39 ; S = 32 ; Mg = 24 ; Ca = 40 ; C = 12 ; Cu = 64 ; Fe = 56 ; Zn = 65 ; O = 16 ; N = 14)