Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 615 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

pdf 4 trang thungat 2560
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 615 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_12_ma_de_615_nam_hoc_20.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 12 - Mã đề 615 - Năm học 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 - 2019 QUẢNG NAM Môn: Lịch sử - Lớp 12 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đ ề này có 04 trang) Mã đề: 615 Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu làm cho Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh là do A. nhiều vấn đề cần hai nước phải hợp tác giải quyết. B. nền kinh tế Mĩ bị Nhật Bản vượt qua. C. nền kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng. D. sức mạnh hai siêu cường suy giảm trên nhiều mặt. Câu 2. Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa A. tư sản dân tộc Việt Nam với tư sản mại bản và thực dân Pháp. B. nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai. C. nông dân Việt Nam với địa chủ phong kiến phản động. D. công nhân Việt Nam với tư sản mại bản và thực dân Pháp. Câu 3. Đâu không phải là một nội dung trong chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 thế kỉ XX? A. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. B. Hòa bình, trung lập tích cực. C. Giúp đỡ, ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa. D. Bảo vệ hòa bình thế giới. Câu 4. Quốc gia đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo là A. Ấn Độ. B. Mĩ. C. Nhật Bản. D. Liên Xô. Câu 5. Yếu tố chung thúc đẩy nền kinh tế Mĩ và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên. B. Cắt giảm chi phí cho quốc phòng. C. Đẩy mạnh buôn bán vũ khí. D. Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. Câu 6. Sau khi thành lập, Liên hợp quốc trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm A. bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia. B. duy trì hòa bình và an ninh thế giới. C. bảo vệ độc lập cho tất cả các quốc gia. D. bảo đảm quyền tự quyết cho tất cả các dân tộc. Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ? A. Tổng khởi nghĩa thắng lợi trong cả nước. B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. C. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Tuyên ngôn Độc lập". D. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Trang 1/4 - Mã đề: 615
  2. Câu 8. Có tinh thần cách mạng triệt để, có ý thức tổ chức kỉ luật cao, gắn bó với nền sản xuất hiện đại, có mối quan hệ gắn bó với nông dân. Đây là đặc điểm của giai cấp nào ở Việt Nam? A. Tiểu tư sản. B. Công nhân. C. Địa chủ phong kiến. D. Tư sản. Câu 9. Đâu không phải là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới hai? A. Các chính sách và sự điều tiết của nhà nước. B. Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật. C. Tài nguyên phong phú, nhân công có kĩ thuật cao. D. Nhận nguồn viện trợ từ bên ngoài. Câu 10. Hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đem lại từ những năm 80 của thế kỉ XX là gì? A. Tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ. B. Thế giới diễn ra xu thế toàn cầu hóa. C. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất. D. Đưa loài người chuyển sang một nền văn minh mới. Câu 11. Cuộc cách mạng nào đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn của thế giới? A. "Cách mạng trắng". B. "Cách mạng màu". C. "Cách mạng xanh". D. "Cách mạng chất xám". Câu 12. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam trong thời kì 1930 - 1945 là A. lật đổ chế độ phong kiến phản động, giành quyền dân chủ. B. đòi tự do dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. C. lật đổ chế độ phong kiến, chia ruộng đất cho dân cày. D. đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc. Câu 13. Điểm khác biệt trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 với phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là A. động lực chủ yếu. B. nhiệm vụ trước mắt. C. giai cấp lãnh đạo. D. nhiệm vụ chiến lược. Câu 14. Thời cơ "ngàn năm có một" trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta xác định chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ A. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương. B. khi Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. C. trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến sau khi quân Đồng minh vào Đông Dương. D. sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương. Câu 15. Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939? A. Ở Đông Dương có Toàn quyền mới là Brêviê. B. Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình Đông Dương. C. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. D. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây chiến tranh thế giới. Trang 2/4 - Mã đề: 615
  3. Câu 16. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) quyết định đổi tên Đảng thành A. An Nam Cộng sản đảng. B. Đông Dương Cộng sản đảng. C. Đảng Cộng sản Việt Nam. D. Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 17. Kẻ thù của nhân dân Việt Nam sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9 - 3 - 1945) là A. phát xít Nhật. B. thực dân Pháp. C. thực dân Pháp và phong kiến. D. cả Pháp và Nhật. Câu 18. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 là A. bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. B. tiêu diệt tận gốc phát xít và nguy cơ chiến tranh. C. tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. D. độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc? A. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin (1920). B. Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920). C. Gửi bản Yêu sách đến hội nghị Vécxai (1919). D. Tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921). Câu 20. Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ suy thoái, khủng hoảng, bắt đầu từ A. nông nghiệp. B. thương nghiệp. C. thủ công nghiệp. D. công nghiệp. Câu 21. Đâu không phải là "con rồng" kinh tế ở Đông Bắc Á? A. Hồng Công. B. Xingapo. C. Hàn Quốc. D. Đài Loan. Câu 22. Sự kiện bãi công của công nhân Ba Son (8 - 1925) là mốc đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam A. bước đầu đấu tranh tự giác. B. hoàn toàn đấu tranh tự giác. C. có đường lối chính trị rõ ràng. D. đã có chính đảng lãnh đạo. Câu 23. Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới hình thành trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Chủ nghĩa tư bản thao túng toàn bộ thế giới. B. Thế giới chia thành hai cực đối đầu nhau. C. Hình thành thế giới đa cực, đa trung tâm. D. Xu thế hợp tác quốc tế được thúc đẩy mạnh mẽ. Câu 24. Hội đồng Bảo an là một trong sáu cơ quan chính của tổ chức nào dưới đây? A. Hội đồng tương trợ kinh tế. B. Liên hợp quốc. C. Tổ chức thống nhất châu Phi. D. Liên minh châu Âu. Câu 25. "Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp ". Đoạn trích này thể hiện nội dung nào trong đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta? A. Kháng chiến toàn diện. B. Kháng chiến toàn dân. C. Kháng chiến lâu dài. D. Tự lực cánh sinh. Trang 3/4 - Mã đề: 615
  4. Câu 26. Chiến dịch đầu tiên ta chủ động tiến công quân Pháp trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) là A. Đông - Xuân 1953 - 1954. B. Biên giới thu - đông năm 1950. C. Việt Bắc thu - đông năm 1947. D. Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 27. Từ tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, có thể rút ra nhận xét: " " A. giành chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. B. giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền còn khó hơn. C. việc giành và giữ chính quyền chỉ là sự nghiệp của giai cấp vô sản. D. dân tộc và dân chủ là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng. Câu 28. Sách lược của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề ra từ ngày 6 - 3 - 1946 đến trước ngày 19 - 12 - 1946 là gì? A. Nhân nhượng với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp. B. Hòa hoãn với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc về nước. C. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng. D. Đánh cả quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp. Câu 29. Để giải quyết nạn đói sau Cách mạng tháng Tám, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có biện pháp trước mắt nào? A. Tăng gia sản xuất trong cả nước. B. Kêu gọi sự giúp đỡ của nhân dân thế giới. C. Kêu gọi nhân dân cả nước "Nhường cơm sẻ áo". D. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo. Câu 30. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Đông Bắc Á, Mĩ, Tây Âu. B. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản. C. Trung Quốc, Mĩ, Nhật Bản. D. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc. HẾT Trang 4/4 - Mã đề: 615