Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyệ Kim Bôi (Có đáp án)

doc 12 trang thungat 1920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyệ Kim Bôi (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2018_2019_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT huyệ Kim Bôi (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 HUYỆN KIM BÔI MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 9 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Tổ chức ASEAN được thành lập tại nước nào? A. Xin-ga-po. B. Ma-lay-xi-a C. In-đô-nê-xi-a D. Thái Lan Câu 2. Năm nào sau đây được gọi là “Năm châu Phi”: A. 1952 B. 1954 C. 1960 D. 1965 Câu 3. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã đề ra chiến lược gì? A. Chiến lược đàn áp. B. Chiến lược toàn cầu. C. Chiến lược tổng lực. D. Chiến lược viện trợ. Câu 4. Yếu tố nào quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản? A. Tài nguyên. B. Công nghệ mới. C. Con người. D. Chiến tranh xâm lược Câu 5. Nối mốc thời gian (cột A) tương ứng với sự kiện (cột B) rồi ghi ra tờ giấy thi (Ví dụ 1 – A) Cột A Cột B (Thời gian) (Sự kiện lịch sử) 1. 01/10/1949 A. Thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2. 01/01/1959 B. Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN 3. 08/08/1967 C. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời 4. 28/07/1995 D. Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi E. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc Phần II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (1,0 điểm) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì? Câu 2. (3,0 điểm) Em hãy nêu những biểu hiện sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phát triển đó là gì? Câu 3. (3,0 điểm) Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có tác động như thế nào đối với đời sống nhân loại? Theo em, hiện nay chúng ta cần làm gì để hạn chế những tác động tiêu cực của khoa học – kĩ thuật? Hết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KIM BÔI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 9 I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Ý đúng D C B C Câu 5. Nối thời gian ở cột A cho đúng với sự kiện ở cột B . Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm. 1- C; 2- D; 3- A; 4- B. II. Trắc nghiệm (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm * Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh: - Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - 0,25 xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực. - Ngày 8/8/1967 hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) 0,25 1 được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 1 điểm nước: In-đô-nê-xi-a, Phi -lip-pin, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan. * Mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế văn hóa 0,5 thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực. * Trong những năm 1951 – 1960, kinh tế Nhật Bản đạt được 0,25 bước phát triển "thần kì”. Đến những năm 70 của thế kỉ XX Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới. Biểu hiện: - Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD, 0,25 nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD. - Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tố độ tăng trưởng 0,25 2 bình quân hàng năm là 15%. 3 điểm - Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã 0,25 cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu thịt sữa, nghề đánh cá rất phát * Nguyên nhân của sự phát triển đó: + Vai trò điều tiết của nhà nước: đề ra các chiến lược phát triển 0,25 kinh tế vĩ mô, biết sử dụng, tận dung hợp lý các nguồn vay, vốn đầu tư nước ngoài
  3. + Bản tính con người Nhật: cần cù, chịu khó, ham học hỏi, có 0,25 trách nhiệm, biết tiết kiệm, lo xa + Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quẩn lý tốt, tập 0,25 trung sản xuất cao. + Áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất. 0,25 + Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác: truyền thống văn hoá , giáo dục lâu đời, nhờ chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam; chi phí ít 1,0 cho quân sự, đầu tư nước ngoài * Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã và đang có những tác động sau: - Tích cực: + Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và 0,25 năng xuất lao động, đưa loài người bước sang một nền văn minh mới. + Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; 0,75 đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công - nông nghiệp giảm và lao động dịch vụ tăng; đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa. - Tiêu cực: 3 + Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật cũng đã mang lại những 0,5 3 điểm hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên). Đó là việc chế tạo ra những loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống + Trái đất nóng lên, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, bệnh tật 0,5 mới, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cuộc sống của con người luôn bị đe dọa. * Những việc cần làm: - Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng, cũng như tác hại của cuộc 0,5 C/M KH-KT đối với cuộc sống con người. Tích cực học tập để có tri thức lĩnh hội được dễ dàng kiến thức của nhân loại. - Tham gia các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, bảo vệ hòa bình, 0,5 bảo vệ môi trường, trồng cây xanh Vận động những người xung quanh cùng thực hiện. HẾT
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 HUYỆN KIM BÔI MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 8 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử nhân loại là: A. Cách mạng tư sản Hà Lan. B. Cách mạng tư sản Anh. C. Cách mạng tư sản Pháp. D. Cách mạng tư sản Đức. Câu 2. Trong các cuộc cách mạng tư sản Châu Âu, cuộc cách mạng triệt để nhất là: A. Cách mạng tư sản Anh. B. Cách mạng tư sản Đức. C. Cách mạng tư sản Pháp. D. Cách mạng tư sản Hà Lan. Câu 3. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi-pay (Ấn Độ) tồn tại trong thời gian nào? A. Từ năm 1857 đến năm 1858. B. Từ năm 1858 đến năm 1859. C. Từ năm 1857 đến năm 1859. D. Từ năm 1856 đến năm 1858. Câu 4. Thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là: A. 1914 – 1915. B. 1914 – 1918. C. 1914 – 1919. D. 1914 – 1917. Câu 5. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu!” là khẩu hiệu đấu tranh nửa đầu thế kỉ XX của công nhân nước nào? A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức. D. Nước Mĩ. Câu 6. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên những lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự. B. Kinh tế, chính trị, xã hội. C. Kinh tế, chính trị, văn hóa. D. Văn hóa, giáo dục, quân sự. Phần II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (2,5 điểm) Nêu ý nghĩa lịch sử cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917? Câu 2. (2,0 điểm) Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là khủng hoảng “thừa”? Nêu những biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải quyết khủng hoảng đó? Câu 3. (2,5 điểm) Trình bày nguyên nhân và kết cục cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Hết
  5. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KIM BÔI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 8 I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng A C C B B A II. Tự luận (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Ý nghĩa lịch sử cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917: * Đối với nước Nga : - Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận 0,5 hàng triệu con người Nga . - Đưa những người lao động lên chính quyền ,xây dựng chế 0,5 độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa . 1 * Đối với thế giới : 2,5 điểm - Dẫn đến biến đổi lớn lao trên thế giới. 0,5 - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu 0,5 tranh của giai cấp vô sản , nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức . - Tạo ra những điếu kiện thuận lợi cho sự phát triển của 0,5 phong trào cộng sản và công nhân quốc tế , phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước * Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 được gọi là khủng hoảng “thừa” vì: - Sản xuất “cung” vượt quá “cầu”, hàng hóa ế thừa, sức mua người dân giảm sút, đưa dến khủng hoảng 1,0 2 * Những biện pháp mà các nước tư bản thực hiện nhằm giải 2,0 điểm quyết khủng hoảng đó: - Thực hiện chính sách cải cách kinh tế - xã hội (Anh, Pháp, 0,5 Mĩ). - Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh 0,5 để phân chia lại thế giới (Đức, Ý, Nhật Bản). - Nguyên nhân sâu xa: 3 + Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và 0,25 2,5 điểm chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại chủ nghĩa đế quốc.
  6. + Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng 0,25 trong thế giới tư bản thay đổi căn bản. - Nguyên nhân trực tiếp: + Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 -1933) đã làm 0,25 cho những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước với ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường thế giới. + Thủ phạm gây ra chiến tranh là: phát xít Đức, Italia, Nhật. 0,25 * Kết cục: - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn 0,5 toàn của các nước phát xít Đức, Italia, Nhật. - Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng 0,5 nề nhất trọng lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ). - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản của 0,5 tình hình thế giới. HẾT
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 HUYỆN KIM BÔI MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 7 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Thời kì hình thành của xã hội phong kiến Châu Âu là: A. Từ thế kỉ V đế thế kỉ X. B. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. C. Từ thế kỉ V đến thế kỉ XV. D. Từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XV. Câu 2. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của: A. Xã hội nguyên thuỷ. B. Xã hội chiếm hữu nô lệ. C. Xã hội tư bản. D. Xã hội phong kiến. Câu 3. Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là: A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Lão giáo. D. Nho giáo. Câu 4. Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là: A. Ngô Quyền. B. Đinh Bộ Lĩnh. C. Nguyễn Huệ. D. Lê Hoàn. Câu 5. Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La (sau là Thăng Long) vào năm nào? A. 1009. B. 1005. C. 1010. D. 1006. Câu 6. Năm 2010, Kinh đô Thăng Long (thủ đô Hà Nội) mừng tròn bao nhiêu năm? A. 1900 năm. B. 1010 năm. C. 1000 năm. D. 2000 năm. Phần II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Em hiểu thế nào là chính sách “Ngụ binh ư nông”? Câu 2. ( 3,5 điểm) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)? Câu 3. (2,0 điểm) Hãy nêu điểm tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly? Hết
  8. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KIM BÔI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 7 I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng A D D B C C II. Tự luận (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm * Chính sách “ngụ binh ư nông” là: - Chính sách Chính sách ngụ binh ư nông” (gửi binh ở nhà 1,5 1 nông) hằng năm, chia quân sĩ thay phiên nhau đi luyện tập và 1,5 điểm thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất. Khi có chiến tranh triều đình sẽ điều động tham gia kháng chiến. * Nguyên nhân chống Tống thắng lợi: - Do ý chí độc lập tự chủ của đoàn thể nhân dân Đại Việt 0,5 - Do sức mạng đoàn kết to lớn của dân tộc 0,5 - Do biết kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất 0,5 của dân tộc. - Do sự lãnh đạo tài tình của bộ chỉ huy, đặc biệt là công lao và 0,5 tài năng của anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt trong việc sử dụng lối đánh giặc rất độc đáo. * Ý nghĩa lịch sử: 2 - Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng 0,5 3,5 điểm cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vũng chắc nền độc lập của tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người. - Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý 0,5 Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời. - Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. 0,5 Đất nước bước vào thời kì thái bình. * Tiến bộ 3 - Đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, điều đó chứng 0,5 2,0 điểm tỏ ông là một nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha. - Những cải cách của Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ
  9. tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu 0,5 thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, cải cách văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ. * Hạn chế - Tuy nhiên, một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. 1,0 Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân. HẾT
  10. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 HUYỆN KIM BÔI MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 6 Thời gian làm bài 45 phút, không kể thời gian giao đề Đề chính thức (Đề kiểm tra gồm 01 trang) Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Ghi ra giấy thi chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Dựa vào đâu để con người biết và dựng lại lịch sử? A. Tư liệu chữ viết. B. Tư liệu hiện vật. C. Tư liệu truyền miệng. D. Tất cả tư liệu trên. Câu 2. Địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây là: A. Sông Hoàng Hà. B. Bán đảo Italia và Ban Căng. C. Châu Phi. D. Ai Cập. Câu 3. Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào? A. Khoảng 3 - 4 triệu năm trước đây. B. Khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN. C. Khoảng 4 vạn năm trước đây. D. Khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN. Câu 4. Hằng năm nước ta tổ chức kỷ niệm giỗ tổ Hùng Vương vào thời gian: A. Ngày 8 tháng 3 âm lịch . B. Ngày 10 tháng 3 âm lịch. C. Ngày 15 tháng 10. C. Ngày 2 tháng 9. Câu 5: Em hãy kẻ lại bảng và điền những sự kiện chính theo thời gian về thời kì đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc ta? Thời gian Những sự kiện chính Thế kỉ VII TCN Năm 218 TCN Năm 207 TCN Năm 179 TCN Phần II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Hãy vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang? Câu 2. (3,5 điểm) Em hãy trình bày những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang? Câu 3. (1,5 điểm) Tại sao An Dương Vương lại mắc mưu kẻ thù? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? Hết
  11. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HUYỆN KIM BÔI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: LỊCH SỬ – Lớp 6 I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 Ý đúng D B C B Câu 5: Mỗi ý trả lời đúng cho 0,25 điểm Thời gian Những sự kiện chính Thế kỉ VII TCN Nhà nước Văn Lang ra đời Năm 218 TCN Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần của dân Văn Lang Năm 207 TCN Thục Phán lập nước Âu Lạc Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc giành thắng lợi Năm 179 TCN Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của An Dương Vương thất bại II. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1: Vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang . (2,0 điểm) HÙNG VƯƠNG (Lạc hầu- Lạc tướng) (Trung ương) Lạc tướng Lạc tướng . (Bộ ) (Bộ) Bồ chinh . Bồ chinh . Bồ chính (Chiềng Chạ) (Chiềng ,Chạ) (Chiềng Chạ )
  12. Câu Nội dung Điểm * Đời sống vật chất: - Ở: Nhà sàn mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu 0,5 thang lên xuống - Ăn: Thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại 0,5 rau, củ, quả; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị; biết dùng mâm, bát, muôi. - Mặc: Nam đóng khố, mình trần; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, 2 có yếm che ngực. 0,5 (3,5 điểm) - Việc đi lại: Đi lại bằng thuyền 0,5 * Đời sống tinh thần: - Phong tục: Lễ hội, vui chơi, ăn trầu cau, gói bánh chưng, 0,5 bánh giầy. - Tập quán: Chôn người chết kèm theo công cụ và đồ trang sứ 0,5 - Tín ngưỡng: Thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, 0,5 * An Dương Vương chủ quan quá tự tin vào lực lượng của mình, nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống 1,0 3 giặc, nên đã mắc mưu kẻ thù . (1,5 điểm) *Bài học: Không được chủ quan, luôn luôn đề cao cảnh 0,5 giác HẾT