Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thành Lợi (Có ma trận và đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thành Lợi (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2018_2019_tru.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Thành Lợi (Có ma trận và đáp án)
- Phòng Giáo dục –Đào tạo Bình Tân Trường THCS Thành Lợi MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018 – 2019 ( Đế 1) Môn Ngữ Văn lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút. Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Ngữ liệu đánh giá I.Đọc hiểu: -Nhận biết Hiểu được: Trình bày -Ngữ liệu: truyện dân được chỉ từ -Ý nghĩa của quan điểm gian -Nhận biết về một số chi tiết riêng về một -Tiêu chí lựa chọn ngữ nhân vât trong đoạn văn biểu hiện của liệu: một đoạn trích lòng tham ở trong một truyện quen con người thuôc hoặc một truyện dân gain ngắn khoảng 200 chữ. Số câu 2 2 1 5 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10 % 10 % 10 % 30 % II.Tạo lập văn bản -Viết môt đoạn văn về việc giữ gìn vệ sinh ở nhà trường -Viết một bài văn tự sự kể người. Số câu 2 2 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70 % 70 % Tổng số câu 2 2 1 2 7 Tổng số điểm toàn bài 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tỉ lệ % số điểm toàn 10 % 10 % 10% 70 % 100 % bài
- Phòng Giáo dục –Đào tạo Bình Tân Trường THCS Thành Lợi ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018 – 2019 ( Đề 1) Môn Ngữ Văn lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút I.Đọc hiểu: ( 3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em nhà nọ bố mẹ qua đời sớm. Cho đến khi người anh cưới vợ, người anh không muốn ở cùng với người em nữa, cho nên người anh quyết định phân chia tài sản mà bố mẹ để lại. Người anh với bản tính tham lam nên đã chiếm hết cả ruộng vườn, trâu bò, nhà cửa của bố mẹ để lại khi qua đời, người anh chỉ chia cho người em một túp lều nhỏ và một mảnh vườn nhỏ trong một mảnh vườn đó có một cây khế ngọt. Người em bản tính hiền lành, nhường nhịn nên không chút kêu ca, hàng ngày chăm sóc tưới bón cho cây khế và đi làm mướn làm thuê cho các gia đình giàu có để có tiền nuôi thân ( Theo truyện dân gian Việt Nam) Câu 1: Xác định hai chỉ từ trong đoạn văn trên ( 0,5 điểm) Câu 2: Người anh và người em có bản tính khác nhau như thế nào ? ( 0,5 điểm) Câu 3: Cách phân chia tài sản của người anh đã bộc lộ được thái độ và tình cảm gì của người anh đối với người em ( 0,5 điểm) Câu 4: Chi tiết “ Hàng ngày chăm sóc tưới bón cho cây khế và đi làm mướn làm thuê cho các gia đình giàu có để có tiền nuôi thân” thể hiện đức tính gì của người em ? ? ( 0,5 điểm) Câu 5: Từ nhân vật người anh, theo em người có tính tham lam là người thế nào ( 1,0 điểm) II.Tạo lập văn bản: ( 7,0 điểm) Câu 1: ( 2,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ( 5 đến 7 câu ) kể về việc giữ vệ sinh ở trường em hiện nay. Câu 2: Hãy kể về một người thân trong gia đình em.
- Phòng Giáo dục –Đào tạo Bình Tân Trường THCS Thành Lợi HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 Năm học 2018 – 2019 ( Đề 1) Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 3,0 1 Hai chỉ từ cần xác định là nọ và đó 0,5 2 Người anh bản tính tham lam còn người em bản tính hiền lành 0,5 3 Cách phân chia tài sản cho thấy người anh -Không tôn trọng người em/không thương người em 0,25 -Không quan tâm gì đến cuộc sống của người em 0,25 4 Chi tiết dẫn ra thể hiện đức tính của người em -Chăm chỉ/ siêng năng, chịu khó, 0,25 -Sống bằng công sức lao động của mình/ không dựa vào người khác 0,25 5 Từ nhân vật người anh cho thấy nét nổi bật của người tham lam là: -Thường giành lấy mọi thứ về mình, 0,5 -Không để những thứ có giá trị rơi vào người khác 0,5 II Làm văn 7,0 1 Viết đoạn văn kể về việc giữ vệ sinh ở lớp 2,0 a. Đảm bảo một đoạn văn theo yêu cầu 0,25 B. Nội dung: -Nêu sự việc: giữ vệ sinh ở trường là việc làm thường xuyên. 0,25 -Kể các việc làm cụ thể: không xả rác bừa bải, không mang quà, nước uống 1,0 vào sử dụng trong lớp. Đem rác bỏ vào thùng rác, sọt rác đúng theo quy định -Có sáng kiến hoặc đề nghị 0,25 -Vệ sinh trường lớp không chỉ làm cho quang cảnh nhà trường sạch đẹp mà 0,25 còn góp phần bảo vệ môi trường. 2 Kể về một người thân trong gia đình 5,0 a.Đảm bảo bố cục bài văn tự sự: đủ mở bài, thân bài, kết bài 0,5 b.Nội dung kể đảm bảo các ý sau: -Giới thiệu người thân định kể và nêu được cảm xúc khái quát về người thân 0,5 -Kể sơ lược về ngoại hình: tuổi, vóc dáng, vị trí trong gia dình, 1,0 -Những hoạt động hoặc việc làm thường ngày 2,0 -Kỉ niệm đáng nhớ 1,0 -Nêu tình cảm hoặc cảm nghĩ về người thân. 0,5
- Lưu ý: Giáo viên trong tổ cần thống nhất thang điểm trước khi chấm, căn cứ vào tình hình thực tế ở đơn vị mà cho điểm sao cho thích hợp. Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng về ý. Phòng Giáo dục –Đào tạo Bình Tân Trường THCS Thành Lợi MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2018-2019 ( Đề 2) Môn Ngữ Văn lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng Ngữ liệu đánh giá I.Đọc hiểu: Nhận biết về: Hiểu được: Trình bày suy -Ngữ liệu: truyện dân -Danh từ -Phân tích nghĩ của cá gian riêng được tác dụng nhân về nhân -Tiêu chí lựa chọn ngữ -Nhận biết về của một số từ vật trong liệu: một đoạn trích nhận vật ngữ được dùng truyện cổ tích trong tuyện Tấm Cám trong văn bản. Số câu 2 2 1 5 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II.Tạo lập văn bản -Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu nói về việc bảo vệ môi trường nơi em đang sống -Viết một bài văn tự sự kể về một chuyến đi chơi cùng gia đình.
- Số câu 2 2 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ 70% 70% Tổng số câu 2 2 1 2 7 Tổng số điểm toàn bài 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 Tỉ lệ % số điểm toàn 10% 10% 10% 705 100% bài
- Phòng Giáo dục –Đào tạo Bình Tân Trường THCS Thành Lợi ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Năm học 2018 – 2019 ( Đề 2) Môn Ngữ Văn lớp 6 Thời gian làm bài 90 phút I.Đọc hiểu: ( 3,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép.còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì cả. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị: -Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng, Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Bấy giờ Bụt đang ngồi trên tòa sen, bỗng nghe tiếng khóc của Tấm, liền hiện xuống hỏi: -Con làm sao lại khóc ? Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghẹ. Bụt bảo: -Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không ? Tấm nhìn vào giỏ rồi nói: -Chỉ còn một con cá bống -Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bửa, đáng ăn ba bửa thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi như thế này: Bống bống, bang bang Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta Chớ ăn cơm hẫm cháo hoa nhà người. Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy ! Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bửa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đóp những hạt cơm của Tấm ném xuống.Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy. ( Theo truyện cổ tích Tám Cám) Câu 1: Xác định danh từ riêng có trong đoạn văn( 0,5 điểm) Câu 2: Cám đã lấy của Tấm thứ gì ( 0,5 điểm ) Câu 3: Chi tiết “ Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì cả” thể hiện tính xấu gì của Cám ? ( 0,5 điểm) Câu 4: Hình tượng cá bống mang ý nghĩa gì đối với Tấm ? ( 0,5 điểm) Câu 5: Theo em những ông Bụt trong truyện cổ tích là người thế nào ? ( 1,0 điểm) II.Tạo lập văn bản: ( 7,0 điểm)
- Câu 1: Viết một đoạn văn ( từ 5 đến 7 câu) kể về việc bảo vệ môi trường xung quanh nơi em đang sống ( 2,0 điểm) Câu 2: Hãy kể lại một chuyến đi chơi xa cùng gia đình. Phòng Giáo dục –Đào tạo Bình Tân Trường THCS Thành Lợi HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 Năm học 2018-2019 ( Đề 2) Phần Câu Nội dung Điểm Đọc hiểu 3,0 I 1 Các danh từ riêng cần xác định lá Tấm, Cám, Bụt 0,5 2 Cám đã trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình 0,5 3 Chi tiết dẫn ra thể hiện tính xấu của Cám là ham chơi, lười biếng, 0,5 không chịu lao động 4 Cá bống được xem như người bạn, niềm vui của Tấm 0,5 5 Các ông Bụt trong truyện cổ tích là các vị thần, chỉ hiện ra để an ủi và 1,0 giúp đỡ những người thật thà II Làm văn 7,0 1 Viết một đoạn văn 2,0 Kể một số việc làm nhằm bảo vệ môi trường nơi đang sinh sống: 0,25 -Không xả rác bừa bãi xung quanh 0,5 -Không vứt xác động vật xuống sông hoặc khu vực xung quan có đông dân cư 0,5 -Thường xuyên vệ sinh để làm sạch môi trường sống: thu dọn rác, làm cỏ, 0,25 -Rác thải được bỏ vào thùng chứa rác hoặc đem đốt. 0,25 -Nhắc mọi người xung quanh có ý thức bảo vệ môi trường 0,25 -Cách làm sáng tạo góp phần bảo vệ môi trường. 2 Viết một bài văn tự sự 5,0
- -Giới thiệu: cùng đi với ai, trong dịp nào. 0,5 -Kể diễn biến chuyến đi: +Niềm vui sướng khi được đi cùng gia đình 0,5 +Quang cảnh trên đường đi 1,0 +Đến nơi, những nơi đến, được vui chơi, tham quan cùng gia đình 1,5 +Điều làm em ấn tượng hoặc thích trong chuyến đi. 1,0 -Cảm nghĩ của em trong chuyến đi. 0,5 Lưu ý: Giáo viên trong tổ cần thống nhất thang điểm trước khi chấm, căn cứ vào tình hình thực tế ở đơn vị mà cho điểm sao cho thích hợp. Chấp nhận cách diễn đạt tương đồng về ý. PHÒNG GD-ĐT BÌNH TÂN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN THẢNH MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 ĐỀ 1 Mức Độ Mức độ cần đạt Thông Vận Dụng Tổng Ngữ Liệu Nhận Biết Vận Dụng Cao Đánh Giá Hiểu Thấp I. Đọc Hiểu Nhận biết về: Hiểu được: - Trình bày - Ngữ liệu: -Phương -Tìm hai quan điểm Truyện dân thức biểu cụm danh của bản thân gian. đạt. từ có trong qua câu - Tiêu chí lựa -Kể hai tên truyện. chuyện trên.
- chọn: Truyện truyện ngụ -Nêu cấu ngụ ngôn Hai ngôn đã học. tạo của con rái cá cụm danh (theo VHDG từ Đồng bằng sông cửu long – NXB GD) Số câu 1 1 1 4 Số điểm 1.0đ 1.0đ 1,0đ 3,0đ Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% - Viết đoạn văn 5 – 7 câu về ô nhiễm môi II. Tạo Lập trường nước. Văn Bản - Viết một bài văn tự sự (kể về một người em quý mến) Số câu 2 2 Số điểm 2+5 7,0đ Tỉ lệ % 70% 70% Tổng số câu 1 1 1 2 5 Tổng số điểm 1,0đ 1.0đ 1,0đ 2+5 10,0đ toàn bài 10% 10% 10% 70% 100% Tỉ lệ % toàn bài PHÒNG GD-ĐT BÌNH TÂN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN THẢNH MÔN: NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 120 PHÚT (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
- Có hai con rái cá, một con kiếm ăn chổ nước cạn, một con kiếm ăn chổ nước sâu. Một hôm, chúng rủ nhau đi bắt cá chung. Sau khi bắt được một con cá to, chúng bắt đầu chia phần. Con rái cá nước sâu nói: - Tôi lặn hụp chổ sâu, nhiều khó khăn hơn, tôi phải được chia phần lớn hơn. Con rái cá nước cạn cải lại: - Đuổi cá chổ cạn mới khó chứ, phần tôi phải lớn hơn phần anh. Cải nhau om sòm một hồi, không ai chịu ai, cuối cùng, chúng dẫn nhau đến nhờ sói phân xử. Sau khi hỏi han qua loa, Sói chia con cá ra làm ba phần rồi nói: - Đứa đuổi cá nước sâu được phần đầu, đứa đuổi cá nước cạn được phần đuôi, ta có công chia phần được khúc giữa. Nói xong, Sói túm luôn khúc giữa to nhất bỏ tọt vào mồm nhai ngấu nghiến. Thấy phần mình còn ít quá, hai con rái cá lại tiếp tục so bì rồi tìm đến Cọp nhờ phân xử. Cọp lấy ra một cái cân, nói rằng phải cân thì mới chia phần đồng đều cho hai bên được. Khi đặt phần đầu và phần đuôi lên cân, thấy phần đầu nặng hơn, Cọp reo lên: - Phần đầu già hơn, phải bớt một chút. Nói xong, Cọp cầm đầu cá lên cắn một miếng rồi lại đặt lên bàn cân. Lần này, phần đuôi nặng hơn, Cọp lại cầm phần đuôi cắn một miếng Cứ thế, đến khi hai khúc đầu và đuôi cá chỉ còn toàn xương, Cọp mới bảo: - Bây giờ phần của hai đứa bằng nhau rồi đấy. Ha ha ha (Theo Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, NXB Giáo dục, 1999) Câu 1: (1.0điểm) Nêu phương thức biểu đạt của câu chuyện? Kể tên hai truyện ngụ ngôn đã học. Câu 2: (1.0điểm) Tìm hai cụm danh từ và nêu xác định chức vụ ngữ pháp của nó. Câu 3: (1.0điểm) Từ văn bản, em rút ra bài học gì cho bản thân. II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7.0 điểm) Câu 1: (2.0điểm) Viết đoạn văn (5 - 7 dòng) Nêu thực trạng ô nhiễm dòng sông quê hương em.
- Câu 2: (5.0 điểm) Kể về một một người em quý mến. -HẾT- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2018-2019 I. ĐỌC HIỂU 3.0đ Câu NỘI DUNG Điểm 1 - Phương thức biểu đạt: tự sự 0,5đ - Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi. 0,5đ 2 -Hai con rái cá, một con rái cá. - Chức vụ ngữ pháp: làm chủ ngữ. 1.0 đ 3 -Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. 1.0đ -Không tranh giành, phải biết nhường nhịn. II. TẠO LẬP 7.0 VĂN BẢN điểm Câu 1: Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) nêu thực trạng ô nhiễm dòng sông quê hương em. 2.0điểm 1.Yêu cầu kỹ - Đảm bảo hình thức một đoạn văn có 3 phần:mở đoạn,thân năng: đoạn,kết đoạn. - Viết đúng chủ đề,diễn đạt rõ ràng,ít mắc lỗi chính tả,ngữ pháp. 2.yêu cầu về - Học sinh có thể nêu tình cảm nhiều cách khác nhau, nhiều kiến thức hướng khác nhau. - Dưới đây là một số gợi ý: 0,25đ - Giới thiệu vấn đề: hiện tượng ô nhiễm nguồn nước dòng sông quê em.(rác thải, xác chết động vật ( heo,gà,vịt, ),các chai thuốc trừ sâu, 0,25đ -Nguyên nhân: người dân chưa có ý thức,chưa hiểu tác hại của việc làm,tiện tay,thói quen, .
- - Hậu quả: gây tổn hại về sức khỏe cho con người, lây truyền 0,25đ dịch bệnh, gây mất vẻ mỹ quan,của dòng sông quê hương. - Giải pháp:Tuyên truyền cho mọi người hiểu sự quý giá của 0,25đ nguồn nước ,thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định. Câu 2 Kể về một người em quý mến 5.0 đ -Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài kể về 1.Yêu cầu về người em yêu quý. kỹ năng -Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự,biết cách viết văn kể chuyện 0,5đ không nhầm lẫn với văn miêu tả. -Bố cục mạch lạc, cách kể hợp lý, dùng từ đặt câu chính xác, rõ 0,5đ ràng. 2.Yêu cầu về -Học sinh có thể chọn ngôi kể khác nhau. kiến thức -Dưới đây là một số gợi ý Mở bài - Giới thiệu về người em sẽ kể (có quan hệ với em như thế 0.25đ nào?). 0,25đ - Ấn tượng chung về người ấy (phẩm chất,tính cách) Thân bài - Giới thiệu đôi nét về hình dáng. 0,25đ - Kể những nét tính cách đáng quý thể hiện qua: hành động, việc 0,75đ làm, thói quen,sở thích. - Mối quan hệ với mọi người xung quanh trong gia đình, ( 1.0đ thương yêu,chăm sóc) ,người ngoài ( nhiệt tình,sẳn lòng giúp đỡ) 1.0đ - Kể kỷ niệm đáng nhớ về người được kể dành cho em là kỷ 1.0đ niệm gì? - Kỷ niệm đó có ý nghĩa với em như thế nào? Kết bài -Nêu tình cảm, cảm nghĩ của em về người được kể 0,25đ - Mong ước của em dành cho người được kể. 0,25đ 3. Cách cho - Điểm 5.0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. Văn mạch lạc, rõ ràng, điểm trên chọn đúng ngôi kể, còn vài sai sót rất nhỏ. toàn bài: - Điểm 4.0: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu trên. Bố cục ró ràng, văn khá mạch lạc, còn mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ. - Điểm 3.0: Đáp ứng tương đối các yêu cầu trên, ý sơ sài, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 2.0: Bài làm nhiều chỗ rơi vào tả quá nhiều, ý quá sơ sài, mắc nhiều lỗi.
- - Điểm 1.0: Ý lan man, không chính xác, kỹ năng, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0.0: Không làm bài, hoặc hoàn toàn lạc đề. *Lưu ý chung - Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và tùy vào tình hình cho việc chấm thực tế bài làm của học sinh mà cho điểm. bài - Giám khảo cần khuyến khích những bài làm có nét cảm thụ riêng, suy nghĩ, nhận thức, có sáng tạo trong cách trình bày, diễn đạt. - Chấp nhận những cách diễn đạt tương đồng về ý./. PHÒNG GD-ĐT BÌNH TÂN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN THẢNH
- MA TRẬN MÔN NGỮ VĂN 6 ĐỀ 2 Mức Độ Thông Vận Dụng Vận Dụng Nhận Biết Tổng Ngữ Liệu Hiểu Thấp Cao Đánh Giá I. Đọc Hiểu Nhận biết: Thông hiểu: Trình bày - Ngữ liệu: Văn -Phương -Ý nghĩa văn quan điểm bản văn học thức biểu đạt bản riêng của bản - Tiêu chí chọn - Xuất xứ thân về vấn ngữ liệu: đoạn văn đoạn văn đề được đặt (Báo Quân đội ra trong văn nhân dan 1075 – bản. SGK NV8 tập 1 ) Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% - Viết đoạn văn trình bày về tình II. Tạo Lập Văn trạng xả rác Bản của học sinh hiện nay. - Kể về Thầy (Cô) giáo Số câu 2 2 Số điểm 7,0 7,0 Tỉ lệ % 70% 70% Tổng số câu 1 1 1 2 5 Tổng số điểm toàn 1,0 1,0 1,0 7,0 10,0 bài 10% 10% 10% 70% 100% Tỉ lệ % toàn bài
- PHÒNG GD-ĐT BÌNH TÂN ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018-2019 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN THẢNH MÔN: NGỮ VĂN 6 THỜI GIAN: 120 PHÚT (không kể thời gian giao đề) I.ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Ngã ba Đồng Lộc, là quan điểm giữa hai đường tỉnh lộ số 8 và số 15 thuộc vùng đất đồi Hà Tĩnh. Trên mỗi đoạn đường khoảng 20 km mà có những 44 trọng điểm đánh phá của giặc Mỹ và phải chịu đựng hơn 2057 trái bom. Ở đây có một tập thể kiên cường gồm 10 cô gái tuổi đời từ 17 đến 20 làm nhiệm vụ lấp hố bom, làm đường, đào hầm trú ẩn, bảo đảm an toàn cho xe và người qua lại. (Báo Quân đội nhân dân 1975 – SGK NV8 tập 1) Câu 1: (1.0 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt và xuất xứ của đoạn văn. Câu 2: (1.0đểm) Việc làm của các cô gái ở ngã ba Đồng Lộc nói lên điều gì? Câu 3: (1.0điểm) Từ việc làm trêm em rút ra bài học gì cho bản thân? II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7.0 điểm) Câu 1: (2.0điểm) Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) nêu thực trạng xả rác của học sinh hiện nay. Câu 2: (5.0điểm) Hãy kể về Thầy giáo (Cô giáo) của em (người quan tâm lo lắng và động viên em trong học tập).
- -HẾT- HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2018-2019 I.ĐỌC HIỂU 3.0điể m Câu Nội dung Điểm 1 -Phương thức biểu đạt: tự sự. 0.5đ -Xuất xứ: Báo Quân đội nhân dân 1975-SGK NV8 tập 1. 0.5đ 2 -Kiên cường, yêu nước. 0.5đ -Luôn hoàn thành nhiệm vụ trong mọi trường hợp. 0.5đ 3 -Có lòng yêu quê hương đất nước ở mọi hoàn cảnh, mọi thời 0.5đ điểm. 0.5đ -Cố gắng học tập để sau này góp phần xây dựng quê hương đất nước. II.TẠO LẬP 7.0điể VĂN BẢN: m Câu 1 Viết đoạn văn (từ 5 đến 7 dòng) nêu thực trạng xả rác của học 2.0đ sinh hiện nay a. Yêu cầu - Thí sinh viết đoạn văn kể chuyện về tình trạng xả rác. về kỹ năng - Kết cấu đủ 3 phần: mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. - Diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu - Thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ theo nhiều hướng khác nhau, về kiến thức bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý cho nội dung bài viết: 0.25đ + Giới thiệu vấn đề: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp đối với
- hiện tượng học sinh xả rác hiện nay. 0.75đ + Nguyên nhân: Học sinh chưa có ý thức cao về ô nhiễm môi trường, do tiện tay, do lười biếng, 0.75đ + Hậu quả: Rác thải tràn lan khắp nơi gây mất mỹ quan nơi học, nơi ở. Ngoài ra rác thải gây ra những mầm bệnh nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và người xung quanh. 0.25đ + Giải pháp: Bỏ rác đúng nơi quy định, tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện. c. Cách cho - Điểm 2: Ý sâu sắc, đầy đủ. Đảm bảo tốt về kết cấu văn mạch lạc, điểm: có cảm xúc, còn vài sai sót rất nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 1,5: Ý khá sâu sắc hoặc chỉ làm rõ hai yêu cầu nội dung của đề. Kết cấu rõ ràng, văn khá mạch lạc, còn vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ, ngữ pháp. - Điểm 1,0: Nắm vấn đề nhưng ý còn sơ sài hoặc chỉ làm rõ nội dung yêu cầu của đề. - Điểm 0,5: Ý quá sơ sài, còn nhiều chỗ lan man, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. Câu 2: Kể về Thầy giáo (Cô giáo) của em. 5.0đ a. Yêu cầu - Thí sinh làm bài văn tự sự kết hợp miêu tả. về kỹ năng - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu Toàn bộ cơ sở quan sát, tiếp cận nhân vật, thí sinh có thể trình bài kiến thức. nội dung bằng nhiều cách khác nhau. Dưới đât là một số gợi ý: - Giới thiệu về nhân vật được kể. 0.5đ -Kể những nét tính cách đáng quý: hành động, việc làm, 1.0đ -Mối quan hệ của Thầy (Cô) giáo đối với học sinh, đồng nghiệp, 1.0đ - Kỷ niệm đáng nhớ của em đối với Thầy (Cô) giáo. 1.0đ -Kỷ niệm đó có ý nghĩa với em như thế nào? 1.0đ - Tình cảm và lòng biết ơn của học sinh đối với Thầy (Cô) giáo. 0.5đ c. Cách - Điểm 5,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lời lẽ mạch lạc, giàu cảm chấm điểm xúc. Còn vài sai sót nhỏ.
- - Điểm 4,0: Đáp ứng khá tốt yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, văn khá mạch lạc, còn mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và dùng từ. - Điểm 3,0: Đáp ứng tương đối các yêu cầu trên, có cố gắng, ý sơ sài, mắc một số lỗi chính tả, dùng từ. - Điểm 2,0: Bài văn nhiều chổ sai, diễn đạt ý còn sơ sài. - Điểm 1,0: Ý lan man hoặc không chính xác, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0,0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề. * Lưu ý - Giám khảo căn cứ vào hướng dẫn chấm và vận dụng linh hoạt chung: vào thực tế bài làm của thí sinh cân nhắc cho điểm. - Giám khảo cần chú ý khuyến khích những bài làm có nét riêng trong cảm thụ, suy nghĩ nhận thức nhưng vẫn hợp lý và có sự sáng tạo trong cách trình bày diễn đạt. -HẾT-