Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 7 - Đề A - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh

docx 1 trang thungat 2810
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 7 - Đề A - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_7_de_a_nam_hoc_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 7 - Đề A - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh

  1. PHÒNG GD&ĐT TP BUÔN MA THUỘT KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 THỜI GIAN: 90 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN GIAO ĐỀ) ĐỀ A I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Học sinh chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm. Câu 1: Tục ngữ là một thể lọai thuộc bộ phận văn học nào? A. Văn học viết B. Văn học dân gian. C. Văn học thời kháng chiến chống Pháp C. Văn học thời kháng chiến chống Mỹ Câu 2: Trong những câu sau đây, câu nào là tục ngữ? A. Đói cho sạch, rách cho thơm. B. Lên thác xuống ghềnh. C. Bảy nổi ba chìm. D. Thầy bói xem voi. Câu 3: Ý không giải thích đúng cho nhận định: “Tiếng Việt có những nét đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” là: A. Tiếng Việt hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu. B. Tiếng Việt tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. C. Tiếng Việt là tiếng nói của người Việt. D. Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn tả tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam. Câu 4: Trong các câu sau đây, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn: “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” A. Tiếng Việt thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. B. Tiếng Việt gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú. C. Tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, thứ tiếng hay. Câu 5: Nét đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là gì? A. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ đến”. B. Sử dụng biện pháp điệp ngữ và liệt kê theo mô hình “từ đến”. C. Sử dụng biện pháp nhân hóa và liệt kê theo mô hình “từ đến”. D. Sử dụng biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa và điệp ngữ. Câu 6: Văn bản: “Đi bắt nữ thần Mặt Trời” được trích từ? A. Sử thi Đăm Săn. B. Trường ca Tây Nguyên. C. Sử thi Ê – đê. D. Trường ca Đăm Săn. II/ TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (1 điểm) Kể tên các tác giả, tác phẩm (các bài văn nghị luận) đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 Học Kì II (Kể cả bài đọc thêm). Câu 2: (3 điểm) “Lời nói vần là sự chắt lọc tinh túy từ những trí thức, kinh nghiệm sống của người đồng bào Ê – đê, M’Nông ”. Vậy việc “Thức hành sưu tầm và giới thiệu lời nói vần” có ý nghĩa gì? Câu 3: (4 điểm) Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” Bằng một tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn 7 đã học, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 câu) làm sáng tỏ luận điểm trên. HẾT