Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 136 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân

doc 2 trang thungat 2300
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 136 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_136_nam_hoc_201.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 136 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: Vật lí lớp 10 Năm học: 2018 - 2019 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Mã đề 136 Số báo danh: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM: 6 điểm Câu 1: Gọi d là cánh tay đòn của lực F đối với một trục quay. Biểu thức momen lực đối với trục quay đó là F1 F2 A. M = F.d B. M = F.d C. = D. F1d1 = F2d2 d1 d 2 Câu 2: Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được A. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật. B. tỉ lệ nghịch với thời gian chuyển động. C. tỉ lệ thuận với gia tốc của vật. D. tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động. Câu 3: Hai chất điểm có khối lượng lần lượt là m 1 và m2 đặt cách nhau một đoạn r trong không khí. Khi khoảng cách giữa hai vật tăng lên hai lần thì lực hấp dẫn giữa chúng sẽ A. tăng lên hai lần. B. giảm đi hai lần. C. tăng lên bốn lần. D. giảm đi bốn lần. Câu 4: Trong chuyển động tròn đều: Nếu a là gia tốc hướng tâm, bán kính của quỹ đạo tròn là r, ω là tốc độ góc, v là tốc độ dài thì biểu thức của gia tốc hướng tâm là A. a = r. 2. B. a = r. . C. a = v2r. D. a = vr. Câu 5: Ngẫu lực là cặp lực có đặc điểm: A. Song song, cùng chiều, cùng độ lớn và cùng tác dụng vào một vật. B. Song song, ngược chiều và cùng tác dụng vào một vật. C. Song song, ngược chiều, cùng độ lớn và cùng tác dụng vào một vật. D. Song song, cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật. Câu 6: Một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là A. lực của người kéo tác dụng vào mặt đất. B. lực của người kéo tác dụng vào thùng hàng. C. lực mặt đất tác dụng vào bàn chân người kéo. D. lực của thùng hàng tác dụng vào người kéo. Câu 7: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc của vật luôn A. trái dấu với vận tốc. B. cùng dấu với vận tốc. C. có giá trị dương. D. có giá trị âm. Câu 8: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,2001. Số chữ số có nghĩa là A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 9: Hai lực cùng tác dụng vào một vật: F1 và F2 vuông góc nhau có độ lớn lần lượt là 3 N và 4 N. Hợp lực của chúng có độ lớn là A. 25 N. B. 1 N . C. 7 N. D. 5 N. Câu 10: Lực ma sát trượt A. chỉ xuất hiện khi vật đang chuyển động chậm dần. B. phụ thuộc vào độ lớn của áp lực. C. tỉ lệ thuận với vận tốc của vật. D. phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc. Trang 1/2 - Mã đề thi 136
  2. Câu 11: Một canô chuyển động ngược chiều nước chảy với vận tốc 7 km/h đối với dòng nước. Vận tốc của nước chảy đối với bờ sông 1,5 km/h.Vận tốc của canô đối với bờ là A. 8,5 km/h. B. 2,4 m/s. C. 5,5 km/h. D. 3 m/s. Câu 12: Muốn tăng mức vững vàng của một vật có mặt chân đế thì cần phải A. nâng cao trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế. B. hạ thấp trọng tâm và tăng diện tích mặt chân đế. C. nâng cao trọng tâm và giảm diện tích mặt chân đế. D. hạ thấp trọng tâm và giảm diện tích mặt chân đế. II. TỰ LUẬN: 4 điểm Bài 1 (2 điểm) Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao 15 m xuống đất. Tính vận tốc chạm đất và thời gian của vật từ lúc rơi đến lúc chạm đất. Lấy g = 10 m/s2. Bài 2 (2 điểm) Một em bé đẩy một viên gạch bằng một lực F (hướng xuống dưới), có phương hợp với phương ngang góc α nhọn và có độ lớn bằng 30 N. Viên gạch có khối lượng 2 kg, chuyển động ngang. Hệ số ma sát giữa viên gạch và mặt phẳng ngang bằng 0,4. Sau khi bắt đầu chuyển động không vận tốc đầu được quãng đường 12 cm, vận tốc viên gạch là 1,2 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Tính gócα . HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 136