Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Lần 5 (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 2350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Lần 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_lan_5_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Lần 5 (Có đáp án)

  1. Họ và tên ĐỀ KIỂM TRA LẦN 5 - HK1 I.TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một người đi xe đạp trên nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ 30 km/h, trên nửa đoạn đường thứ hai với tốc độ 20 km/h. Tốc độ trung bình trên cả quãng đường là A. 28 km/h. B. 25 km/h. C. 24 km/h. D. 22 km/h. Câu 2.Chọn câu sai. Chuyển động thẳng biến đổi đều A. có gia tốc không đổi. B. có vận tốc thay đổi đều đặn. C. gồm chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều. D. có tọa độ thay đổi đều đặn. Câu 3: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, dấu của gia tốc phụ thuộc vào A. dấu của vận tốc. B. thời gian.C. dấu của tọa độ.D. chiều dương. Câu 4: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng, trong giây đầu tiên đi được 1m, giây thứ hai đi được 2m, giây thứ ba đi được 3m. Chuyển động này thuộc loại chuyển động A. chậm dần đều.B. nhanh dần đều. C. nhanh dần.D. đều. Câu 5: Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc và sau 2s xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là A. 1 m/s²B. 2,5 m/s²C. 1,5 m/s²D. 2 m/s² Câu 6: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với vận tốc đầu là 10m/s. Sau 5s thì vật dừng lại. Sau 2s đầu vật có vận tốc là A. 4 m/s. B. 6 m/s.C. 8 m/s.D. 2 m/s. Câu 7: Đồ thị nào dưới đây biểu thị chuyển động thẳng biến đổi đều? A. I, II, III.B. II, III.C. I.D. II, IV. Câu 8: Trong đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng của một vật như hình bên, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. AB, EF. B. AB, CD. C. CD, EF. D. CD, FG. Câu 9: Một ô tô đang chuyển động với vận tốc đầu 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì hãm phanh, xe chuyển động chậm dần với gia tốc 2 m/s². Quãng đường mà ô tô đi được sau thời gian 3 giây là A. 19 mB. 20 m C. 18 mD. 21 m Câu 10: Sự rơi tự do là A. chuyển động khi không có lực tác dụng. B. chuyển động khi bỏ qua lực cản. C. một dạng chuyển động thẳng đều. D. chuyển động của vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực. Câu 11: Hai vật được thả rơi tự do từ hai độ cao h1 và h2. Biết khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất dài gấp đôi khoảng thời gian rơi của của vật thứ hai. Tỷ số các độ cao h1/h2 là bao nhiêu? A. 2B. 4C. 0,5D. 1,414 Câu 12: Một vật được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường bằng g = 9,8 m/s². Quãng đường mà vật đi được trong giây thứ tư bằng A. 34,3 m.B. 44,1 m. C. 78,4 m.D. 122,5 m. Câu 13: Hai viên bi A và B được thả rơi ở cùng một nơi và tại cùng một độ cao. Viên bi A được thả trước viên bi B đúng 0,5s. Lấy g = 9,8 m/s². Khoảng cách giữa hai viên bi khi viên bi A rơi được 1s là A. 6,125m.B. 11,025m.C. 3,675m.D. 4,900m. Câu 14: Trong chuyển động tròn đều vectơ vận tốc có
  2. A. Phương không đổi và luôn vuông góc với bán kính quỹ đạo. B. Có độ lớn thay đổi và có phương trùng với tiếp tuyến với quỹ đạo. C. Có độ lớn không đổi và có phương trùng với tiếp tuyến của quỹ đạo. D. Có độ lớn không đổi và có phương trùng với bán kính của quỹ đạo. Câu 15: Tốc độ góc của một điểm trên Trái Đất đối với trục tự quay của Trái Đất là A. 7,27.10–4 rad/s.B. 7,27.10 –5 rad/s.C. 6,20.10 –6 rad/s. D. 5,42.10–5 rad/s. Câu 16: Một vật đang chuyển động tròn đều trên đường tròn đường kính 50cm với chu kỳ 0,5s. Quãng đường vật đi được sau 6,25s bằng: A. 19,63m. B. 39,27m. C. 9,82m.D. 18,85m. Câu 17: Một chiếc thuyền buồm chạy ngược dòng sông. Sau 1 giờ đi được 10 km. Tính vận tốc của thuyền so với nước? Biết vận tốc dòng nước là 2 km/h. A. 8 km/h.B. 10 km/h.C. 12 km/h.D. 20 km/h. Câu 18: Một người lái đò chèo đò qua một con sông rộng 400m. Muốn cho đò đi theo đường AB vuông góc với bờ sông, người ấy phải luôn hướng con đò theo hướng AC. Đò sang sông mất một thời gian 8 phút 20 giây, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 0,6 m/s. Vận tốc của con đò so với dòng nước là A. 1 m/s. B. 5 m/s.C. 1,6 m/s.D. 0,2 m/s. Câu 19: Ô tô thứ nhất chuyển động thẳng đều với vận tốc 36km/h, ô tô thứ hai đuổi theo ô tô thứ nhất với vận tốc 54km/h. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai ô tô. Vận tốc của ô tô thứ hai so với ô tô thứ nhất là A. 18 km/h. B. –18 km/hC. 90 km/hD. –90 km/h Câu 20: Hai ô tô chuyển động thẳng đều trên hai đường thẳng vuông góc nhau. Ô tô thứ nhất chuyển động theo hướng Nam với vận tốc 57,6 km/h, ô tô thứ hai chuyển động theo hướng Tây với vận tốc 12m/s. Độ lớn vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ hai là A. 4m/s.B. 38m/s.C. 20m/s.D. 10m/s. Câu 21: Chọn phương án sai khi nói về một đĩa tròn quay đều quanh tâm của nó. A. Tất cả các điểm trên đĩa chuyển động tròn đều quanh tâm. B. Tất cả các điểm trên đĩa chuyển động tròn đều với cùng một chu kỳ. C. Tất cả các điểm trên đĩa chuyển động tròn đều với cùng một tốc độ góc. D. Tất cả các điểm trên đĩa chuyển động tròn đều với tốc độ dài như nhau. Câu 22 : Trong thí nghiệm rơi tự do . Dùng thước chia tới cm để đo s ,học sinh đo được s=354 cm .Dùng đồng hồ chia tới 0,01s bạn này đo được t = 0,85 s Trình bày kết quả đo g ?(lấy sai số dụng cụ là ½ độ chia nhỏ nhất) A. 9,8 0,1 m/s2 B. 9,79 0,1 m/s2 C. 9,799 0,1 m/s2 . D. 9,75 0,01 m/s2 II.TỰ LUẬN Bài 1: Thời gian rơi của một vật được thả rơi tự do là 4s. Lấy g 10m / s2 . Tính: a) Độ cao nơi thả vật. b) Vận tốc lúc chạm đất. c) Vận tốc trước khi chạm đất 1s. d) Quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng. Bài 2 Hai người đi xe đạp khởi hành cùng 1 lúc và đi ngược chiều nhau. Người thứ nhất có vận tốc đầu là 18km/h và lên dốc chậm dần đều với gia tốc là 20cm/s2 . Người thứ 2 có vận tốc đầu là 5,4km/h và xuống dốc nhanh dần đều với gia tốc là 0,2m/s2 . Khoảng cách giữa 2 người là 130m. Hỏi sau bao lâu 2 người gặp nhau và đến lúc gặp nhau mỗi người đã đi được 1 đoạn đường dài bao nhiêu?