Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Trường THPT Minh Đài (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 2480
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Trường THPT Minh Đài (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_vat_ly_lop_11_truong_thpt_minh_dai.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Vật lý Lớp 11 - Trường THPT Minh Đài (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ TRƯỜNG THPT MINH ĐÀI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÝ LỚP 11 Thời gian 45 phút. I. PHẦN TNKQ:( 15 câu 6 điểm, mỗi câu đúng 0,4 điểm) Câu 1: Một điện điện tích dương và một điện tích âm đặt gần nhau trong một môi trường cách điện thì chúng A. hút hay đẩy tùy môi trường chứa hai điện tích. B. đẩy nhau C. không tương tác nhau. D. hút nhau. Câu 2: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10µC quãng đường 1m theo phương vuông góc với các đường sức của một điện trường đều có cường độ 106 V/m là: A. 1 J. B. 1 kJ. C. 1 mJ. D. 0 J Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hạt tải điện trong kim loại là electron. B. Dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm nếu nhiệt độ trong kim loại được giữ không đổi C. Hạt tải điện trong kim loại là iôn dương và iôn âm. D. Dòng điện chạy qua dây dẫn kim loại gây ra tác dụng nhiệt. Câu 4: Một bóng đèn công suất 100 W được thắp sáng bình thường, trong 30 phút nó tiêu thụ một năng lượng điện là A. 180 kJ. B. 3 kJ. C. 120 kJ. D. 2000 J. Câu 5: Điều kiện để có dòng điện là A. có hiệu điện thế. B. có điện tích tự do. C. có hiệu điện thế và điện tích. D. có hiệu điện thế và điện tích tự do. Câu 6: Điện tích q đặt trong điện trường cường độ E. Độ lớn của lực điện trường tác dụng lên q tính bằng công thức A. F=q/E B. F=E/q C. F=E.U.q D. F=q.E Câu 7: Mạch điện gồm điện trở R=3Ω mắc thành mạch điện kín với nguồn E =3V, r=1Ω thì cường độ dòng điện qua mạch là: A. 0,75A B. 1A C. 1,8A D. 2,5A Câu 8: Với một nguồn điện hiện tượng đoản mạch xảy ra khi : A. điện trở mạch ngoài rất lớn. B. điện trở mạch ngoài bằng không. C. điện trở trong của nguồn bằng không. D. điện trở mạch ngoài tăng liên tục. Câu 9: Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực: A. lực lạ B. Cu long C. hấp dẫn D. điện trường Câu 10: Một tụ điện có điện dung là 5F, hai bản tụ được nối với hiệu điện thế 10V. Điện tích của tụ điện là: A.2,5C B 50C C.2C D. 45C 1
  2. Câu 11: Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường đặc trưng cho khả năng A. tác dụng lực của điện trường giữa hai điểm đó. B. tích điện của điện trường giữa hai điểm đó. C. tạo ra thế năng của lực điện trường giữa hai điểm đó. D. thực hiện công của lực điện trường giữa hai điểm đó. Câu 12: Một mạch có hai điện trở 3 và 6 mắc nối tiếp được nối với một nguồn điện có điện trở trong 2. Hiệu suất của nguồn điện là: A. 85%. B. 90%. C. 40%. D. 81,8%. Câu 13: Ghép 4 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện độ 1,5V và điện trở trong 2Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là A. 9 V và 3 Ω. B.1,5V và 0,5 Ω. C. 6 V và 8 Ω. D. 3 V và 1/3 Ω. Câu 14: Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p? A. bo; B. phốt pho; C. gali; D. nhôm; Câu15: Hiện tượng điện phân không ứng dụng để A. đúc điện. B. mạ điện. C. sơn tĩnh điện. D. luyện nhôm. II. PHẦN TỰ LUẬN: (2 câu 4 điểm, mỗi câu 2 điểm) Câu 1: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 V, điện trở trong rất nhỏ, mạch ngoài gồm các điện trở R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω, R3 = 5 Ω được mắc nối tiếp. a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2. b) Tính công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và công suất tỏa nhiệt ở điện trở R3. Câu 2: Hai quả cầu nhỏ tích điện có độ lớn bằng nhau, đặt cách nhau 5cm trong chân không thì hút nhau bằng một lực 0,9N. Xác định điện tích của hai quả cầu đó. DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN 2
  3. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM A. Đáp án phần TNKQ C©u 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Lùa D D C A C D A B A B D D C B C chän B. TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm Câu 1: a. Điện trở mạch ngoài là : RN = R1 + R2 + R3 = 3+4+5 = 12(Ω). 0,5đ Cường độ dòng điện chạy trong mạch là : E 12 I = 1A 0,5đ RN r 12 Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 : U2 = I. R2 = 1.4 = 4 V b. Công của nguồn điện sản ra trong 10 phút : 0,5đ A= E.I.t = 12.1.10.60= 7200J Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R : P= I2. R = 5 W 3 3 0,5đ Câu 2 Theo định luật Cu long: 0,5đ q .q F.r 2 F k. 1 2 q .q r 2 1 2 k 0,9.0,052 0,5đ q .q 25.10 14 1 2 9.109 2 14 Mà q1 q 2 nên q1 25.10 7 0,5đ q 2 q1 5.10 C 7 7 Do hai điện tích hút nhau nên: q1 5.10 C ; q 2 5.10 C 7 7 hoặc: q1 5.10 C ; q 2 5.10 C 0,5đ 3