Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường PTDTBT THCS Quảng Lâm

doc 5 trang thungat 1630
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường PTDTBT THCS Quảng Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2016_2017_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường PTDTBT THCS Quảng Lâm

  1. PHÒNG GD&ĐT BẢO LÂM TRƯỜNG PTDTBT THCS QUẢNG LÂM MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: Lịch sử – LỚP 9 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức lịch sử lịch sử lớp 9 học kì II phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975. - Từ kết quả kiểm tra các em tự đánh giá mình trong việc học tập. a) Về kiến thức: - Giải thích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thấy được điểm giống và khác nhau giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" và chiến lược " Việt Nam hóa chiến tranh " của Mĩ ở miền Nam. - Nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa –ri. b) Về kĩ năng: - Kĩ năng trình bày vấn đề ,kĩ năng viết bài c) Về thái độ: - HS có thái độ nghiêm túc khi làm bài. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Cho học sinh làm bài kiểm tra trong thời gian: 45 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ. - Liệt kê tất cả chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Lịch sử 9 - học kì II. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận.
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 Mức độ Vận dụng Cộng Chủ đề Nhận biết Thông Cấp độ Cấp độ hiểu thấp cao 1. Việt Nam - Giải thích Nhận xét, từ cuối năm nội dung cơ đánh giá 1946 - 1954 bản của về đường đường lối lối kháng kháng chiến chiến chống chống thực thực dân dân Pháp Pháp của Đảng ta. Số câu Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 3 Số điểm: 1 Số điểm: 4 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 40% 2. Việt Nam từ Nêu được Điểm khác 1954-1975 nội dung nhau giữa cơ bản của chiến lược Hiệp định " Chiến Pa-ri và ý tranh cục nghĩa của bộ " và Hiệp định. chiến lược " Việt Nam hóa chiến trang của Mĩ ở miền Nam . Số câu Số câu:1 Số câu: 1 Số câu:2 Số điểm Điểm: 4 Số điểm: 2 Điểm: 6 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 60 % Tổng số câu Số câu: 1 Số câu: 0,5 Số câu: 1 Số câu: 0,5 Số câu: 3 T. Số điểm Số điểm: 4 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 1 Điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20 % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ:100 %
  3. TRƯỜNG PTDTBT THCS QUẢNG LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016– 2017 MÔN: Lịch sử – Lớp 9 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian chép đề) Đề: gồm 1 trang. Câu 4 (4 điểm) Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri ? Câu 3 (4 điểm): Hãy giải thích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp? Em có nhận xét gì về đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta ? Câu 2 (2 điểm): So sánh những điểm khác nhau giữa chiến lược " Chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược" Việt Nam hóa chiến tranh(1969-1973) của Mĩ ở miền Nam ? (HẾT) (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) GV: Phan Sỹ Tuần
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: Lịch sử – Lớp 9 ( Đáp án gồm 2 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 3 * Giải thích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống (4 điểm) thực dân Pháp: - Đó là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, trường 0,75 kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế + Kháng chiến toàn dân, tất cả mọi người dân tham gia kháng chiến. 0,75 + Kháng chiến toàn diện, trên tất cả các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao, 0,75 + Trường kì, là cuộc kháng chiến lâu dài. + Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính, nhưng phải biết 0,75 tranh thủ sự ủng hộ quốc tế * Nhận xét: Đó là đường lối kháng chiến đúng đắn sáng tạo. 1 Câu 2 * Khác nhau: (2 điểm) - Lực lượng tham gia. 0,75 +“ Việt Nam hoá chiến tranh” được tiến hành bằng quân đội Sài điểm Gòn là chủ yếu . +''Chiến tranh cục bộ” tiến hành bằng quân Mỹ, đồng minh Mỹ và quân đội Sài Gòn. - Vai trò của Mĩ: + Trong chiến lược" Chiến tranh cục bộ" Mĩ vừa trực tiếp chiến 0,75 đấu, vừa làm cố vấn chỉ huy. điểm + Chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" Mĩ vừa phối hợp chiến đấu vừa làm cố vấn chỉ huy. - Quy mô: Cả hai chiến lược đều được tiến hành ở miền Nam và mở rộng ra miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại. Riêng " Việt 0,5 Nam hóa chiến tranh"mở rộng ra toàn Đông Dương. điểm Câu 4 - Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt 0,5 (4 điểm) Nam được kí chính thức ngày 27 - 1 - 1973, nội dung bao gồm các điều khoản cơ bản : + Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, 0,5 thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. + Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt 0,5 mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. + Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng 0,5 minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
  5. + Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai 0,5 chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do * Ý nghĩa : - Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc 0,75 cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. - Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta 0,75 giải phóng hoàn toàn miền Nam. (HẾT) GV ra đề: Phan Sỹ Tuần