Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)

doc 5 trang thungat 2720
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_12_nam_hoc_2017_2018_s.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2017-2018 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)

  1. SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TT GDNN – GDTX CẦU GIẤY MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2017 - 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài :120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 02 trang) I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mới đây, các giáo sư tâm lí học ở Trường Đại học York và Toronto (Canađa) đã tìm ra những bằng chứng để chứng minh rằng: Đọc sách văn học thực sự giúp con người trở nên thông minh và tốt hơn. Những nghiên cứu của các giáo sư đã cho thấy những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng thường lựa chọn sách văn học để đọc. Sau khi đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều ở đối tượng độc giả là người lớn, các nhà nghiên cứu tiếp tục tiến hành với trẻ nhỏ và nhận thấy những điều thú vị, rằng những trẻ đọc được nhiều sách truyện thường có cách ứng xử ôn hòa, thân thiện hơn, thậm chí trở thành đứa trẻ được yêu mến nhất trong nhóm bạn. Đọc một “nội dung sâu sắc” khác với cách đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lượt qua các trang mạng. Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Theo các nhà tâm lí học, việc chú tâm đọc một nội dung sâu sắc có tầm quan trọng đối với mỗi cá nhân giống như việc người ta cần bảo tồn những công trình lịch sử hay tác phẩm nghệ thuật quý giá. Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng”. (Trích Đọc sách văn học giúp chúng ta thông minh hơn?, theo ngày 12/08/2015) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 2. Theo tác giả, những người thường xuyên đọc sách văn học có khả năng gì? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy giải thích ý kiến “Việc thiếu đi thói quen đọc nghiêm túc sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của những thế hệ “sống trên mạng””. Câu 4: Từ đoạn trích anh/chị rút ra 02 bài học cho bản thân?
  2. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Dựa vào đoạn trích phần Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về ý kiến: Hiện tại, việc thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học là ngày càng hiếm thấy trong đời sống đương đại. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh /chị về đoạn văn sau: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái, lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp ” (Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập môt, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 30) Từ đó, anh/chị hãy chỉ ra những điểm giống nhau cơ bản với đọạn văn: “Khi chí Phèo mở mắt thì trời sáng từ lâu.Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết.Nhưng trong cái lều ẩm thấp vẫn mới chỉ hơi lờ mờ. Ở đây người ta thấy chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng.Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thế bởi chưa bao giờ hết say.” (Trích Chí Phèo - Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.149) Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm, thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ và tên thí sinh: . Số báo danh:
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM (Gồm 03 trang) PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM ĐỌC HIỂU 3.0 Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0.5 Câu 2: Những người thường xuyên đọc sách văn học thường có khả năng thấu cảm, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ. Ngược lại, những cá nhân có khả năng thấu cảm tốt cũng 0.5 thường lựa chọn sách văn học để đọc. Câu 3: Học viên cần trình bày như sau: - Nếu không đọc nghiêm túc, tức không “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học” hoặc “chú tâm đọc một nội dung sâu 0.5 sắc”, người ta sẽ không thể có “khả năng thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”. I -Việc đọc “mì ăn liền” của chúng ta khi lướt qua các trang mạng” 0.5 hiện nay gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và cảm xúc của chúng ta. Lưu ý: Học viên có thể trình bày bằng ngôn ngữ của mình hoặc trích dẫn từ ngữ trong đoạn trích. Câu 4: Học viên có thể rút ra bài học cho bản thân, nhưng phải 1.0 hợp lí, thuyết phục. II LÀM VĂN 7.0 Câu 1: 2.0 * Yêu cầu về hình thức: -Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ -Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu - Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Học viên có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau: có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
  4. * Yêu cầu về nội dung: Học viên có thể làm theo hướng sau: Đồng tình với ý kiến trên: + Thói quen đọc sách, nhất là sách văn học, đang bị mai một bởi sự phát triển như vũ bão của các phương tiện nghe nhìn có kết nối 1.0 mạng internet; thay vì cầm sách, người ta thường đọc trên máy tính, máy tính bảng, điện thoại + Hơn nữa, do nhịp sống hiện đại, người ta có xu hướng đọc những tác phẩm ngắn hoặc đọc lướt nội dung của văn bản để nắm 1.0 ý chính. Đây là hiện tượng “mì ăn liền”. Cách đọc này không thể giúp người ta có khả năng “thấu hiểu, cảm thông và nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ”. Không đồng tình với ý kiến trên: + Trên thực tế chúng ta thấy những tác phẩm văn học có giá trị được in thành sách vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều người, 1.0 thu hút sự chú ý của nhiều độc giả. Harry Potter là một ví dụ. + Không phải tất cả mọi người đều quay lưng với văn học, nhiều 1.0 người vẫn “thực sự đọc, chìm lắng vào một nội dung văn học”. Vừa đồng tình vừa phản đối ý kiến: Kết hợp hai cách viết trên 2.0 Lưu ý: Học viên có thể trình bày bằng ngôn ngữ của mình hoặc trích dẫn từ ngữ trong đoạn trích. Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.5 Mở bài giới thiệu được vấn đề Thân bài triển khai được vấn đề Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định được vấn đề nghị luận: đoạn văn thể hiện vẻ đẹp nhân 0.5 vật Tràng sau khi có người Vợ nhặt. c. Triển khai vấn đề nghị luận Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và 3.25 dẫn chứng. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 0.25 Cảm nhận đoạn văn trong Vợ nhặt – Kim Lân 2.25 * Về nội dung: 1.25 - Thể hiện sự chuyển biến về tâm lí của nhân vật Tràng khi có vợ; - Góp phần thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm: + Đồng cảm với cuộc sống của người dân lao động; + Ngợi ca, trân trọng khát vọng sống, khát khao hạnh phúc của những con người đang bên bờ vực thẳm giữa sự sống và cái chết. + Bộc lộ niềm tin yêu đối với con người nghèo khổ, bất hạnh
  5. * Về nghệ thuật: 1.0 - Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chân thực; - Cách dùng từ ngữ để diễn tả tâm trạng nhân vật, gây sự chú ý với người đọc: êm ái, lửng lơ, ngỡ ngàng - Hình ảnh thân thuộc, gần gũi với cuộc sống gia đình (nhà cửa, sân vườn, mấy chiếc quần áo, cái ang nước ) - Giọng kế tự nhiên, gần gùi - Điểm nhìn trần thuật có sự dịch chuyển linh hoạt ( khác với nhân vật bà Cụ Tứ ). Điểm giống nhau cơ bản giữa hai đoạn văn 0.75 - Về nội dung: 0.5 + Tập trung diễn tả sự chuyển biến về tâm lí của nhân vật; + Thể hiện cái nhìn khám phá vẻ đẹp con người, thấm đẫm tinh thần nhân đạo sâu sắc của các nhà văn. - Về nghệ thuật : 0.25 + Đều là những trích đoạn rút ra từ các tác phẩm thuộc thể loại tự sự; + Xây dựng nhân vật gắn với tình huống đặc biệt trong cuộc đời để bộc lộ tâm trạng nhân vật; + Diễn tả tâm lí tinh tế, chân thực d.Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0.25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e.Sáng tạo: 0.5 Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận Tổng điểm 10