Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Tân Hiệp (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1970
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Tân Hiệp (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2016_2017_ph.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Tân Hiệp (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TÂN HIỆP Năm học 2016-2017 Môn: Ngữ Văn - lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” hãy cho biết: a. Tác giả và xuất xứ của văn bản? b. Những biểu hiện về Đức tính giản dị của Bác? Câu 2. (2 điểm) Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sử dụng câu rút gọn nhằm mục đích gì? Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) Câu 3. (1điểm) Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) trong đó có câu chứa thành phần trạng ngữ. (Gạch chân các phần trạng ngữ) Câu 4. (5 điểm) Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau: “Thương người như thể thương thân”. Em hiểu lời khuyên trên như thế nào? HẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TÂN HIỆP Năm học 2016-2017 Môn: Ngữ Văn - lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” hãy cho biết: a. Tác giả và xuất xứ của văn bản? b. Những biểu hiện về Đức tính giản dị của Bác? Câu 2. (2 điểm) Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn văn sau và nói rõ tác giả sử dụng câu rút gọn nhằm mục đích gì? Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) Câu 3. (1điểm) Viết đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) trong đó có câu chứa thành phần trạng ngữ. (Gạch chân các phần trạng ngữ) Câu 4. (5 điểm) Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau: “Thương người như thể thương thân”. Em hiểu lời khuyên trên như thế nào? HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Ngữ Văn 7 - HKII - Năm Học 2016-2017 Câu Đáp án Điểm a. Tác giả: Phạm Văn Đồng (1906- 2000) quê tỉnh Quảng 0.5 Ngãi. Là một cộng sự gần gũi của CT HCM. Ông từng là Thủ tướng trên 30 năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa lớn nổi tiếng. Những tác phẩm PVĐ hấp dẫn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc, tình cảm sổi nổi, lời văn trong sáng. Xuất xứ: 0.5 - Văn bản được trích trong bài diễn văn Chủ tịch HCM tinh hoa Câu 1 và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong lễ kỉ (2 điểm) niệm 80 năm ngày sinh của Bác. Những biểu hiện về Đức tính giản dị của Bác +Trong đời sống: Bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm, dân dã; Nơi ở: đơn 0.25 sơ, thoáng mát; Cách làm việc: tỉ mỉ, yêu công việc + Trong quan hệ với mọi người: gần gũi, yêu thương, quan tâm 0.25 + Trong lời nói và trong bài viết: Muốn nhân dân hiểu, nhớ và làm được. Nói, viết bằng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. 0.5 - Câu rút gọn: 1.0 + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng Câu 2 (2 điểm) dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. - Mục đích: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. 1.0 Câu 3 Học sinh nắm được thành phần trạng ngữ. Viết được đoạn 1.0 (1 điểm) văn có sử dụng thành phần trạng ngữ. *Mở bài: - Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm 0.25 gốc. - Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con 0.25 người và đức vị tha. Giới thiệu câu tục ngữ. Câu 4 *Thân bài: (5 điểm) - Giải thích câu tục ngữ: + Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận 0.5 nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc + Thương người: Người là người xung quanh. Thương người là 0.5 thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
  3. + Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình 0.5 như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. - Tác dụng của câu tục ngữ: + Là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác 0.5 như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. + Cội nguồn của tình yêu thương là lòng nhân ái 0.5 - Mở rộng: + Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã 0.5 hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện ). + Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối 0.5 quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được sự thông cảm, yêu thương, giúp đỡ của người khác dành cho mình. (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện ). + Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. 0.5 Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam. (Dẫn chứng thực tế) *Kết bài: Tinh thần tương thân, tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc 0.25 của dân tộc ta. Trong thời đại mới, tinh thần ấy càng được nâng cao, mở rộng 0.25 thành tình yêu nhân loại. * Lưu ý: Đáp án trên chỉ là phần gợi ý, giáo viên có thể tìm ý trong bài làm của học sinh để chấm điểm chứ không nhất thiết phải theo ý trình tự trong đáp án. Để đạt được điểm tối đa học sinh còn phải đạt yêu cầu như:Trình bày sạch đẹp, ngôn ngữ trong sáng, câu văn dễ hiểu. Bố cục bài viết phải chặt chẽ, câu văn mạch lạc, rõ ràng. tài nguyên giáo dục