Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Tân Châu (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 1270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Tân Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_2018_ph.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng GD&ĐT huyện Tân Châu (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn : Ngữ Văn Lớp 7 Thời gian : 90 phút ( Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC: I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (4 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” ( Ngữ văn 7 – Tập 2) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ?(0.5đ) 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn ? (1đ) 3. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.75đ) 4. Xác định các phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn ? (0.75đ) II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn”. ___Hết___
  2. UBND HUYỆN TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017-2018 Môn : Ngữ Văn Lớp 7 CÂU NỘI DUNG THANG ĐIỂM I.VĂN-TIẾNG VIẾT 1. - Đoạn văn trích trong văn bản “ Tinh thần yêu nước của 0.25đ nhân dân ta” - Tác giả Hồ Chí Minh 0.25đ 2 - Nội dung: Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho tinh thần 1đ yêu nước của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ trong mọi công việc kháng chiến. 3 Xác định được 3 câu rút gọn: - Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, 0.5đ rõ ràng dễ thấy. - Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong 0.5đ hòm. - Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, 0.5đ lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. - Thành phần được rút gọn trong 3 câu: Chủ ngữ 0.25đ 4. HS xác định 3 biện pháp tu từ được sử dụng : - So sánh 0.25đ - Liệt kê 0.25đ - Điệp ngữ 0.25đ II.TẬP LÀM VĂN GỢI Ý DÀN BÀI 1.MỞ BÀI: 1đ Giới thiệu dẫn dắt vấn đề + Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. + Từ xưa, ông cha ta thường nhắc nhở đạo lí ấy qua câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn”. 2. THÂN BÀI: Giải thích câu tục ngữ 1đ - Nguồn: là nơi khởi đầu, xuất phát của dòng nước. Hiểu rộng hơn là yếu tố tạo ra thành quả - Uống nước: là thừa hưởng, sử dụng những thành quả của các thế hệ đi trước tạo ra. Ý nghĩa câu tục ngữ: Câu tục ngữ là lời khuyên, lời nhắc nhở của ông cha ta đối với lớp người đi sau, những 1đ người đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả phải biết ơn những người đi trước tạo ra thành quả. - Tại sao uống nước phải nhớ nguồn? 1đ +Trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không do công sức lao động tạo nên. Vì vậy nhớ nguồn là thể hiện sự biết ơn, là bổn phận tất yếu của đạo lí con người.(Dẫn
  3. chứng) + Lòng biết ơn là nền tảng tạo nên một xã hội thân ái, đoàn kết. - Nhớ nguồn ta phải làm gì? 0.5đ + Tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Chúng ta cần bảo vệ và phát huy truyền thống quý báu ấy.(Dẫn chứng) + Biết sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm, không lãng phí. + Sống tốt, sống có ý nghĩa. - Phê phán một số biểu hiện vô ơn.(Dẫn chứng) 0.5đ 3.KẾT BÀI: 1đ Khẳng định lại ý nghĩa của vấn đề. - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong xã hội hiện nay - Nêu bài học cho bản thân Yêu cầu chung Điểm 5 - 6: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp, lập luận chặt chẽ, diễn đạt tốt. Điểm 3 - 4: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, xác định được các luận điểm, diễn đạt tương đối tốt. Điểm 1 - 2: Hiểu yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, nhưng có đoạn còn diễn xuôi mắc một số lỗi về diễn đạt. Điểm 0: Lạc đề