Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Hồ Thị Cẩm Hồng

doc 27 trang thungat 1510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Hồ Thị Cẩm Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Hồ Thị Cẩm Hồng

  1. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng Họ và tên: Phần văn bản  Bài 1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Học thuộc * Tục ngữ về thiên nhiên 1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, 3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt 2. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa * Tục ngữ về lao động sản xuất 1. Tấc đất tấc vàng 3.Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống 2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền 4. Nhất thì, nhì thục - Xuất xứ + Thuộc dòng văn học dân gian, do nhân dân sáng tác + Tục ngữ có tính chất truyền miệng và tập thể (truyền từ đời này sang đời khác nên không rõ tác giả là ai) - Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. *Phân tích ĐÊM THÁNG NĂM CHƯA NẰM ĐÃ SÁNG NGÀY THÁNG MƯỜI CHƯA CƯỜI ĐÃ TỐI - Vần lưng + năm – nằm + mười– cười - Nội dung + Tháng 5: ngày dài, đêm ngắn +Tháng 10: ngày ngắn, đêm dài  Giúp nông dân có thức, chủ động sắp xếp thời gian, công việc. MAU SAO THÌ NẮNG, VẮNG SAO THÌ MƯA - Vần lưng + nắng – vắng  Biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc cho hợp lí. RÁNG MỠ GÀ, CÓ NHÀ THÌ GIỮ - Vần lưng +gà – nhà  Có kinh nghiệm dự đoán gió bão, thức bảo vệ nhà cửa, hoa màu THÁNG BẢY KIẾN BÒ, CHỈ LO LẠI LỤT - Vần lưng + bò – lo - Kiến bò nhiều và lên cao vào tháng 7 là sắp có lụt  Người dân có thức phòng chống TẤC DẤT TẤC VÀNG - So sánh: -> đất quí như vàng  Đề cao giá trị của đất. NHẤT CANH TRÌ, NHỊ CANH VIÊN, TAM CANH ĐIỀN Chương trình ngữ văn-1- 7 HKII
  2. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng - Thứ tự các nghề, công việc, đem lại lợi ích kinh tế cho người nông dân  Biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. NHẤT NƯỚC, NHÌ PHÂN, TAM CẦN, TỨ GIỐNG - Khẳng định thứ tự quan trọng của các yếu tố nước, phân, cần, giống đối với nghề trồng lúc nước. NHẤT THÌ, NHÌ THỤC - Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đối với công việc trồng trọt. 1. Nghệ thuật - Lời nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu - Giàu hình ảnh 2.Nội dung, ý nghĩa Phản ánh, truyền đạt về kinh nghiệm quí báu của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất.  Bài 2. Tục ngữ về con người và xã hội Học thuộc 1. Một mặt người bằng mười mặt của 6. Học thầy không tày học bạn 2. Cái răng, cái tóc là góc con người 7. Thương người như thể thương thân 3. Đói cho sạch, rách cho thơm 8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 4. Học ăn, học nói, học gói, học mở 9. Một cây làm chẳng nên non 5. Không thầy đố mày làm nên Ba cây chụm lại nên hòn núi cao I.Giới thiệu: - Xuất xứ + Thuộc dòng văn học dân gian, do nhân dân sáng tác + Tục ngữ có tính chất truyền miệng và tập thể (truyền từ đời này sang đời khác nên không rõ tác giả là ai) II.Đọc-hiểu văn bản: *Phân tích: MỘT MẶT NGƯỜI BẰNG MƯỜI MẶT CỦA - Vần lưng: người – mười + So sánh + Hoán dụ - Khẳng định sự quí giá của con người hơn so với của cải Khẳng định tư tưởng coi trọng con người và giá trị con người. CÁI RĂNG, CÁI TÓC LÀ GÓC CON NGƯỜI - Vần lưng: tóc – góc - Hình ảnh gợi cảm. Răng tóc - Răng tóc phần nào thể hiện được tình trạng sức khỏe của con người. - Thể hiện một phần hình thức, tính cách của con người Cần bảo vệ và chăm sóc răng tóc. ĐÓI CHO SẠCH, RÁCH CHO THƠM - Vần lưng: sạch – rách + Phép đối: đói – rách: nghèo khổ, khó khăn  sạch – thơm: điều tốt đẹp - Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không làm điều xấu xa, tội lỗi. Giáo dục con người phải có lòng tự trọng. Chương trình ngữ văn-2- 7 HKII
  3. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng HỌC ĂN, HỌC NÓI, HỌC GÓI, HỌC MỞ - Điệp ngữ: học. Nhấn mạnh việc học đối với con người là quan trọng. -Nội dung: + Học ăn, học nói: học sự tế nhị, lịch sự + Học gói, học mở: học để biết làm, biết giữ và biết giao tiếp với người khác Khuyên con người phải học để mọi hành vi ứng xử chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, thành thạo công việc. Biết đối nhân xử thế tức là con người có văn hóa và nhân cách. *KHÔNG THẦY ĐỐ MÀY LÀM NÊN * HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN - Câu “Không thầy đố mày làm nên”: Khẳng định vai trò của người thầy. - Câu “Học thầy không tày học bạn”: Khẳng định vai trò của bạn trong việc học tập Hai câu bổ sung nghĩa cho nhau, vừa học thầy, vừa phải học ở bạn để bổ sung kiến thức. THƯƠNG NGƯỜI NHƯ THỂ THƯƠNG THÂN - So sánh: những người xung quanh cũng như chính bản thân mình. Khuyên về cách sống và ứng xử, cần có mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỐNG CÂY - Ẩn dụ + Ăn quả  những người được hưởng thành quả + Kẻ trống cây  những người tạo ra thành quả Khi hưởng thụ thành quả nào đó, cần phải tri ân những người làm ra thành quả. MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON BA CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO - Tục ngữ được viết bằng thể thơ lục bát + Phép đối: chẳng nên > < núi cao + Ẩn dụ: 1 tượng trưng số ít 3 tượng trưng số nhiều Khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết 1. Nghệ thuật - Các câu giàu hình ảnh qua biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ - Hàm xúc về nội dung 2.Nội dung, ý nghĩa Nhằm tôn vinh giá trị con người và xã hội.  Bài 3. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Luận điểm chính: Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta. I.Giới thiệu: 1. Tác giả Hồ Chí Minh (1890 - 1969) - Là vị chủ tịch nước vĩ đại - Là danh nhân văn hóa thế giới được UNESCO công nhận năm 1980. 2. Tác phẩm - Trích trong báo cáo chính trị của chủ tịch Hồ Chí Minh tại đại hội lần thứ II, tháng 2-1951 Chương trình ngữ văn-3- 7 HKII
  4. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng 3. Phương thức biểu đạt Nghị luận II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Bố cục chặt chẽ, cân xứng - Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, phong phú - Sử dụng mô hình liên kết từ đến 2.Nội dung - Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiền chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. - Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. 3. Ý nghĩa Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy mạnh mẽ trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.  Bài 5. Đức tính giản dị của Bác Hồ Luận điểm chính: Bác Hồ giản dị trong đời sống, lời nói và bài viết. I.Giới thiệu: 1. Tác giả: - Phạm Văn Đồng (1906-2000) - Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của chủ tịch Hồ Chí Minh - Tác phẩm: thể hiện tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng và hấp dẫn. 2. Tác phẩm - Đoạn trích từ bài diễn văn “Hồ Chủ Tịch, hình ảnh của dân tộc, tinh hoa của thời đại” - Được đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác Hồ. 3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận. II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Lập luận chặt chẽ - Chứng cứ toàn diện và cụ thể, lí lẽ, bình luận sâu sắc 2.Nội dung Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ 3. Ý nghĩa. - Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của Bác, đức tính giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh - Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.  Bài 6. Ý nghĩa văn chương Luận điểm chính: Chương trình ngữ văn-4- 7 HKII
  5. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng Văn chương bắt nguồn từ lòng thương người, thương muôn vật, muôn loài. Văn chương đã sáng tạo và hình dung ra sự sống. * Công dụng của văn chương: - Giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. - Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có I.Giới thiệu: 1. Tác giả: - Hoài Thanh (1902 – 1982) - Là nhà phê bình văn học xuất sắc - Năm 2000, ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nghệ thuật 2. Tác phẩm: - Được trích trong “Bình luận văn chương” 3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận vừa giải thích kết hợp bình luận II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Cách vào vấn đề tự nhiên, độc đáo - Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh 2.Nội dung, Ý nghĩa Với một lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh, Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sự sống của muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.  Bài 7. Sống chết mặc bay I.Giới thiệu: 1. Tác giả: - Phạm Duy Tốn (1883-1924) - Là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại 2. Tác phẩm: - Trích trong “Truyện ngắn Nam phong” Số 18.1918 3.Thể loại: Truyện ngắn hiện đại II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật: - Kết hợp khéo léo tương phản và tăng cấp - Tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm và bình luận 2.Nội dung Bằng lời văn cụ thể, sinh động, bằng sự khéo léo trong việc vận dụng kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong nghệ thuật, Sống chết mặc bay đã lên án gây gắt tên quan phủ “lòng lan dạ Chương trình ngữ văn-5- 7 HKII
  6. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng thú” và bày tỏ niềm cảm thương trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 3. Ý nghĩa Phê phán, tố cáo thói bàng quan vô trách nhiệm vô lương tâm đến mức góp phần gây ra nạn lớn cho nhân dân của viên quan phụ mẫu – đại diện cho nhà cầm quyền thời Pháp thuộc; đồng cảm, xót xa với tình cảm thê thảm của nhân dân lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của nhà cầm quyền gây nên.  Bài 9. Ca Huế trên sông Hương * Nhạc công: người chơi nhạc cụ, * Ca công: người vừa chơi nhạc cụ vừa hát * Ca nhi: những người trẻ chỉ hát không chơi nhạc cụ I.Giới thiệu: 1. Tác giả: - Hà Ánh Minh 2. Tác phẩm: - Đăng trên báo Người Hà Nội - Là văn bản nhật dụng Đề tài: Viết vài nét về sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế II.Đọc-hiểu văn bản: (Đọc kĩ phần phân tích) III.Tổng kết 1.Nghệ thuật - Liệt kê kết hợp với giải thích - Miêu tả gợi hình, gợi cảm. 2. Nội dung - Huế nổi tiếng các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình - Ca Huế là hình thức sinh hoạt văn hóa, âm nhạc, thanh lịch và tao nhã. 3.Ý nghĩa: Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương và tác giả đã thể hiện được lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc. Phần tiếng Việt Bài 1.Rút gọn câu Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Việc lược bỏ một số thành phần của câu thường nhằm những mục dích sau: - Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước; - Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Khi rút gọn câu, cần chú ý: - Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói; - Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã. Bài 2. Câu đặc biệt Chương trình ngữ văn-6- 7 HKII
  7. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. Câu đặc biệt thường được dùng để: - Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng - Bộc lộ cảm xúc - Gọi đáp. So sánh giữa câu rút gọn và câu đặc biệt (giống nhau và khác nhau) *Giống nhau: - Có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ -> Ngắn gọn *Khác nhau: a) Câu rút gọn: - câu rút gọn là câu đơn có đầy đủ thành phần nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi 1 số thành phần đó như chủ ngữ, vị ngữ,hoặc cả chủ ngữ-vị ngữ -Dựa vào hoàn cảnh sử dụng có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn làm thành phần gì trong câu -có thể khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ thành câu đầy đủ thành phần b) Câu đặc biệt: -là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ -Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu nên không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu - Không thể khôi phục lại được Bài 3. Thêm trạng ngữ cho câu Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Về hình thức: - Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, cuối câu hay giữa câu; - Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết. Bài 4. Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) Trạng ngữ có những công dụng như sau: - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác; - Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc. Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng. Bài 5. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Chương trình ngữ văn-7- 7 HKII
  8. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động). Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động). Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất. Bài 6 .Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: - Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy. - Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động Bài 7. Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm chủ - vị (cụm C-V), làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu. Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V. Bài 8. Liệt kê Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp. Xét theo nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến. Bài 9. Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy Dấu chấm lửng được dùng để: - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dỡ hay ngập ngừng, ngắt quãng - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Dấu chấm phẩy được dùng để: - Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp Bài 10. Dấu gạch ngang Dấu gạch ngang có những công dụng sau: - Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu - Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê - Nối các từ nằm trong một liên danh Cần phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối: Chương trình ngữ văn-8- 7 HKII
  9. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng - Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. - Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. Phần tập làm văn MỘT SỐ ĐỀ VĂN CHỨNG MINH ĐỀ 1 Dàn ý chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây 1. Mở bài Nêu ý kiến về câu tục ngữ hoặc nêu khái niệm về tục ngữ (lời răn dạy, truyền kinh nghiệm ). Nêu giá trị câu tục ngữ: Bài học quí giá về nhắc nhở con người biết sống tốt đẹp. Dẫn lại câu tục ngữ 2. Thân bài a. Giải thích ý nghĩa câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả. Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó. Hoặc: Thế hệ sau biết ơn thế hệ trước b. Tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu - thành quả Cách mạng . c. Thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng? (Trọng tâm) Trân trọng, ghi nhớ công ơn. Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước ). Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách. 3. Kết bài Khẳng định ý nghĩa, giá trị câu tục ngữ. Có tác dụng nhắc nhở, có giá trị giáo dục, một nét của đạo đức con người trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại. Lòng biết ơn là nét đẹp văn hoá cần thiết, cao quí. Liên hệ lòng biết ơn của người học sinh trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. Đề 2 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống Chương trình ngữ văn-9- 7 HKII
  10. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng * Dàn bài. a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người; vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người. b. Thân bài: - Môi trường sống là gì? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, không khí ) - Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người: + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại ( không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi ) - Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng: + Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. + Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất - Tính cấp thiết của việc bảo vệ, gìn gữ môi trường sống trong lành: môi trường sống trong nhiều năm trở lại đây bị ô nhiễm và tổn hại nghiêm trọng vì vậy đòi hỏi con người phải có những biện pháp cấp thiết bảo vệ môi trường sống. c. Kết bài: - Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh Đề 3: Sách là người bạn lớn của con người I.Mở bài: - Giới thiệu vấn đề: Vai trò, tầm quan trọng của sánh đối với con người bằng 1 luận điểm chính - Giới thiệu phạm vi: Từ xưa tới nay - Trích dẫn câu nói, câu tục ngữ II.TB: 1.Sách là 1 kho tàng kiến thức vô tận nên con người xem nó là 1 người bạn trung thành, thân thiết - Có nhiều loại sách khác nhau, đem lại nhiều kiến thức mới, khác lạ VD: + Sách văn học: Nhiều bài văn, thơ, câu chuyện lí thú, bổ ích=> Bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người, + Sách sử: Đưa ta quay trở về quá khứ cách đây cả nghìn năm để chứng kiến những sự kiện, những cuộc đấu tranh, những công cuộc xây dựng đất nước=>Giúp ta thêm yêu non sông, giúp ta am hiểu hơn về sự hình thành của các quốc gia + Sách khoa học: mở ra 1 thế giới thú vị với những con số, những thí nghiệm, . 2.Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất vô vị, nhàm chán - Con người sẽ thiếu kiến thức, hiểu biết - Ngày càng bị thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới - Nếu thiếu sách sẽ không còn bất cứ thứ gì để lưu lại cho đời sau - Sẽ chìm trong bống tối của sự dốt nát =>Vì thế sách rất cần thiết đối với con người Chương trình ngữ văn-10- 7 HKII
  11. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng =>Sách là người bạn thân thiết của con người 3.Không phải lúc nào sách cũng là người bạn lớn của con người. Chỉ có những cuốc sách tốt mới là bạn lớn của con người - Trong thực tế, có rất nhiều sách. Bên cạnh những cuốn sách hay lại vẫn còn tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực - Những cuốn sách không phù hợp lứa tuổi, nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí, - Con người cần phải biết chọn lựa sách khi đọc sách để không tim nhiễm phải những thói xấu và để sách luôn là 1 người bạn lớn của con người 4. Làm cách nào để sách luôn là người bạn lớn của con người? - Giữ gìn sách - Trân trọng sách - Sưu tầm, tìm những cuốn sách mới lạ, bổ ích - Loại bỏ những cuốn sách vô bổ - Xem sách là người bạn lớn của con người II.KB: -Khẳng định lại vấn đề: Sách mãi là người bạn lớn, trung thành của con người trong việc tìm kiếm và khám phá tri thức - Vì vậy cần phải trân trọng sách ĐỀ 4: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập, em hãy viết một bài văn để thuyết phục các bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. Dàn ý: 1. Mở bài: - Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. - Không có tri thức sẽ không làm được việc gì có ích. - Chúng ta phải hiểu rằng: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích. 2. Thân bài: a. Giải thích thế nào là học: - Học tập là tiếp thu tri thức vốn có của nhân loại: + Học ở nhà trường: Kiến thức căn bản: Toán, Lý tự học thêm bổ sung kiến thức chuyên sâu + Ngoài xã hội: lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn - Mục đích của việc học tập là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhầm phục vụ cho công việc đạt hiệu quả cao hơn. +Thời đại khoa học kĩ thuật phát triển, không học sẽ lạc hậu, không theo kịp công nghệ +Học là tất yếu. b. Giải thích tại sao nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích: - Không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không có kiến thức để bước vào đời. + Công việc cần trình độ. + Tư duy nhạy bén. Chương trình ngữ văn-11- 7 HKII
  12. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng - Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém, do đó không có khả năng làm tốt mọi công việc. + Không đáp ứng được nhu cầu công việc. - Trong thời đại khoa học phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học, chúng ta sẽ không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. + Không đủ kiến thức sẽ bị đào thải. Hiện trạng: -Một số học sinh lơ là học hành: ham chơi, giao du bạn xấu, bỏ học -Mất nhân cách, không có khả năng làm việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội Mỗi cá nhân tự ý thức tầm quan trọng của việc học: - Vận dụng kiến thức phổ thông vào thực tiễn sẽ đạt được thành quả về: + Tinh thần + Vật chất + Làm giàu cho cuộc sống bản thân, gia đình, xã hội 3. Kết bài: -Học là nghĩa vụ, là quyền lợi của mỗi con người. -Khi còn trẻ cần phải ý thức rõ tầm quan trọng của việc học hành. -Học trong trường lớp và ngoài xã hội -Nghe theo lời khuyên của Bác, Lê Nin -Học để có đủ kiến thức đáp ứng nhu cầu xã hội hôm nay và mai sau. Đề 5: Hãy giải thích câu tục ngữ sau: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim” Mỗi chúng ta muốn có thành công không phải tự nhiên mà có được ,chúng ta phải biết vượt qua những thử thách và trở ngại. Để khuyên thế hệ trẻ phải có lòng kiên trì, có ý chí quyết tâm,ông cha ta đã răn dạy:“Có công mài sắt, có ngày nên kim” Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chúng ta biết “sắt” là một kim loại cứng không dễ gì mài một trong hai ngày mà thành cái kim ngay được. Từ sắt làm ra cây kim là một quá trình công phu, gian khổ. Nó đòi hỏi phải có một sự kiên trì, tốn bao công sức mồ hôi mới có được. Cây kim ai cũng biết nó rất bé nhỏ nhng tác dung của nó lại rất lớn, nó là vật có ích để cho con ngời may vá quần áo. “Mài sắt” để “thành kim” chính là điều nhân dân ta khuyên bảo mọi ngời phải có một quyết tâm lớn thì dù việc khó đến mấy cũng có thể làm được. Tại sao ông cha ta lại nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”? Mỗi chúng ta trong cuộc đời ai chẳng muốn thành đạt, nhng con đường đi đến thành công không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng mà có thể là con đường chông gai, đầy khó khăn. Vì vậy để động viên mọi người biết bền gan vững chí, ông cha ta đã răn dạy bằng một câu tục ngữ đầy tính thuyết phục để mỗi ngời biết rèn luyện lòng kiên trì, ý chí quyết tâm. Bỏ công mài một thanh sắt thành cây kim có ích, người xưa muốn khuyên bảo chúng ta khi bỏ công sức ra làm một việc gì đó thì phải chú ý đến tính hiệu quả của công việc. Có lòng kiên trì và biết xác định mục đích của công việc thì nhất định việc gì cũng dẫn đến thành công tốt đẹp. Lòng kiên trì, ý chí quyết tâm có ý nghĩa nh thế nào đối với đời sống chúng ta? ý chí, nghị lực, lòng kiên trì, bền bỉ quả thực có vai trò quan trọng, nó quyết định sự thành bại của mỗi con ngời. Dù con người có những mục đích đúng đắn nhng không có lòng kiên trì thì cũng khó mà thành công đợc. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự là một bài học quý giá, tiếp thêm cho ta sức Chương trình ngữ văn-12- 7 HKII
  13. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng mạnh, ý chí quyết tâm để hoàn thành công việc. Để rèn luyện lòng kiên trì, mỗi học sinh chúng ta phải làm gì? Chúng ta không được ngại khó, ngại khổ trước những khó khăn thử thách không được chán nản. Phải có nghị lực để vượt lên mọi khó khăn trong bất kì hoàn cảnh nào. Câu tục ngữ “Có công mài sắt , có ngày nên kim” thật sự có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó luôn nhắc nhở chúng ta phải rèn luyện ý chí, nghị lực để vươn lên trong mọi lĩnh vực của đời sống con người. Đề 6 Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Người xưa muốn nhắn nhủ điều gỡ trong cõu ca dao ấy? a. Mở bài: - Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc. - Giới thiệu, trớch dẫn bài ca dao. b. Thân bài: * Giải thích ý nghĩa . - Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. - Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc. * Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau? - Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bóo lũ, hạn hỏn - Để cùng chống giặc ngoại xâm - Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư ( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự) * Cần phải làm gỡ để thực hiện lời dạy của người xưa? - Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đỡnh, hàng xúm - Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện * Liờn hệ bản thõn: - Là học sinh, em cú thể làm gỡ để thực hiện lời khuyên của dân gian ( yêu thương đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp ) c. Kết bài: - khẳng định giá trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thân tương ái của dân tộc. - Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. Đề 8 Hãy giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. a. Mở bài: - Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. - Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào? - Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên . b. Thân bài: * Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? - Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp + Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tỡm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. Chương trình ngữ văn-13- 7 HKII
  14. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng + Học nữa: vế thứ nhất thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đó học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. + Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mói mói, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. * Tại sao phải Học, học nữa, học mãi . - Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức. - Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. * Học ở đâu và học như thế nào? - Học ỏ lớp, trong sách vở, học ở thầy cô bạn bè, cuộc sống * Liên hệ: Bản thân và bạn bè đó và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, c. Kết bài: - Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. Bài làm tham khảo MB: Trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự phát triền nhanh chóng của khoa học- kĩ thuật, đòi hỏi học sinh chúng ta cũng như tất cả mọi người phải không ngừng học tập để có trình độ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Vì thế, Lê -nin đã từng nhắc nhở: “ Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đó đã trở thành chân lí cho mọi thời đại. TB: Vậy học là gì? Học là một công việc mà mỗi chúng ta phải làm hằng ngày và có thể là suốt đời. Học là một hoạt động tư duy trí tuệ, tiếp nhận những tri thức của xã hội loài người để mở mang hiều biết của mình. Xã hội ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì khoa học ngày càng phát triển bấy nhiêu, làm cho nhiều vấn đề này sinh trong cuộc sống cần được tiếp thu và giải quyết. Muốn theo kịp đà tiến hoá của xã hội loài người thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời. Lê-nin đã khuyên chúng ta không ngừng học tập để nâng cao kiến thức. Tại sao lại còn phải học nữa và học mãi? Bởi điều ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ bé, điều ta chưa biết là biển cả, cho nên, chúng ta không được thảo mãn với những gì mà mình đã có, mà cần luôn học tập để nâng cao trình độ. Mỗi lần học tập để nâng cao trình độ, ta sẽ cảm thấy kiến thức của mình thu được quá ít so với biển kiến thức mênh mông của nhân loại. Vì thế, con người cần tiếp tục học, học không ngừng, học ở mọi lúc mọi nơi, học để hiểu biết hơn. Vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết là vì bản thân chúng ta. Nếu không học, chúng ta sẽ không có tri thức, thiếu hiểu biết để vận dụng vào cuộc sống, kết quả công việc sẽ không tốt đẹp như ta mong đợi. Người xưa có câu: “ Nhân bất học bất tri lí-”. Bởi vậy, chúng ta cần phải học để có trình độ, có kiến thức, để có việc làm tốt nuôi sống bản thân mình, giúp đỡ gia đình và phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xa hơn nữa là bước tới tầm cao của nhân loại. Học và chỉ có học nữa, học mãi thì đó sẽ là chìa khoá mở cửa tương lai Nhưng để học, học nữa, học mãi thì phải làm thế nào? Những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải học như thế nào cho có hiều quả? Với con người có nhiều cách học khác nhau; nhưng quan trọng nhất học phải đi đôi với hành. Chúng ta được học qua nhà trường, qua sách vở thì phải học có lí thuyết vững vàng, phải biết kết hợp làm cho lí thuyết gắn liền với thực tế. để bổ sung kiến thức, chúng ta cần nghiên cứu và tham khảo thêm nhiều sách vở, các thông tin khác Là học sinh chúng ta phải có tính tự giác trong học tập, học từ thầy, cô, bạn bè, sách vở, phải biết dựa vào những điều đã học được để vận dụng vào cuộc sống. Cần say mê, sáng tạo trong học tập. KB: Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta cần chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình một cuộc sống tiến bộ không ngừng. Chương trình ngữ văn-14- 7 HKII
  15. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng Đề bài 9 Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích câu nói đó. Bài làm tham khảo MB: Đã từ lâu, sách đã kết tinh trí tuệ của con người, sách là nguồn của cải vô giá của nhân loại. Nhận định về giá trị của sách, một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. TB: Sách chứa đựng trí tuệ của con người nghĩa là chứa đựng những tinh hoa của sự hiểu biết. Ngọn đèn sáng, đối lập với bóng tối. Ngọn đèn ấy rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chỗ tối tăm. Sách là ngọn đèn sáng bất diệt cũng là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt, càng lúc càng rực rỡ bởi sự tiếp nối trí tuệ của nhân loại, soi đường giúp cho con người thoát khỏi chốn tối tăm của sự hiểu biết. Nghĩa là, sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người. Không phải mọi cuốn sách đều là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Nhưng những cuốn sách có giá trị thì đúng là như thế. Bởi vì, những cuốn sách có giá trị ghi lại những điều hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu tóm được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu và trong các mối quan hệ xã hội (Dẫn chứng). Như sách kĩ thuật hướng dẫn con người cách trồng trọt ngày càng đạt năng suất cao, Do đó, “Sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ con người” Những hiểu biết được sách ghi lại không chỉ có ích trong một thời mà còn có ích cho mọi thời đại. Mặt khác, nhờ có sách, ánh sáng trí tuệ ấy được truyền lại cho các đời sau. Vì thế, sách thực sự là một ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Đó là điều mà đã được mọi người ở nhiều thời đại thừa nhận. Nhà văn M Gooc- ki đã viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. “ Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”- La Roche fou. Hiểu được giá trị của sách, chúng ta cần vận dụng chân lí ấy như thế nào trong cuộc sống? Chúng ta cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn, sống tốt hơn. Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc, không được chọn sách giở , có hại để đọc. Cần tiếp nhận những điều hay chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung trong sách và làm theo sách. KB: Câu nói đó vẫn còn nguyên giá trị đối với mọi thời đại. Sách sẽ mãi mãi là người bạn cần thiết cho chúng ta. Chúng ta phải biết yêu mến sách, biết giữ gìn sách thật tốt. Đề 10: Tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Hãy giải thích câu câu nói trên. Từ đó, em có thể rút ra bài học gì trong việc “chọn bàn mà chơi” ? Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người. Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ . Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta. Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè Chương trình ngữ văn-15- 7 HKII
  16. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình. Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người. Đề bài 11 Dân gian có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, Em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Lời nói là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “ Lời nói gói vàng” và lời khuyên; “ Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Trứơc hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào. Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xữa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định được sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con người, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hoà nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những người giao tiếp. “Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người, lời nói không phải mua bán mới có được, điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý. Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khac coi thường Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu: “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” không có nghĩa là dùng lời lẽ hoa mĩ để nịnh bợ, khoác lác. Điều quan trọng là thái độ chân thành ta đặt trong lời nói. Lời hay, ý đẹp sẽ tạo nên sự tin cậy, tạo nên mối quan hệ xã hội tốt đẹp. Lời nói tuy “không mất tiền mua”, nhưng lựa được lời hay, ý tốt để giao tiếp không phải là dễ mà phải học tập rèn luyện kiến thức ngôn ngữ và ý thức mới có được. Nội dung của hai câu nói trên mãi mãi có ý nghĩa trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống giao tiếp nào. Hiểu được giá trị của lời nói và biết cách sử dụng nó chính là bí quyết thành công trong cuộc đời. Đề bài 12: Ca dao xưa có bài: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. !” Em hãy giải thích ý nghĩa của bài ca dao trên. Chúng ta ai cũng có cha có mẹ. Cha mẹ đã sinh ra ta, chăm sóc dạy bảo ta. Vì thế, công ơn cha mẹ dành cho ta rất lớn. Chúng ta phải biết ơn, đền đáp công lao đó. Điều đó đã được ông cha ta nhắn nhủ qua bài ca dao: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.!” Chương trình ngữ văn-16- 7 HKII
  17. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng Bài ca dao đã đi sâu vào lòng người bởi những hình ảnh so sánh rất độc đáo: “Công cha với núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ với nước trong nguồn”. “Núi Thái Sơn”là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc. “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn. Từ hiện tượng cụ thể ấy, tác giả dân gian đã ca ngợi công lao của cha mẹ. Tình cha mạnh mẽ, vững chắc, tình mẹ thật ngọt ngào vô tận và trong sáng. Ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng biết bao. Chính vì vậy mà chỉ có những hiện tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới có thể so sánh bằng. Xuất phát từ công lao đó, ông cha ta khuyên mỗi chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Tại sao lại nói công cha và nghĩa mẹ là vô cùng to lớn, bao la, vĩ đại, không có gì so sánh được ? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, không có cha mẹ thì không có bản thân mỗi con người. Cha mẹ lại là người nuôi dưỡng ta từ khi ta mới chào đời cho đến khi ta trưởng thành mà không quản ngại khó khăn vất vả. Cha mẹ còn dạy dỗ ta nên người, dạy cho ta biết cách cư xử sao cho lịch sự, dạy cho ta đạo lí làm người, dạy cho ta cách làm lụng, cách tự chăm sóc cho bản thân, dọn dẹp nhà của cho sạch sẽ. . .Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất, luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cha mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc cho con vào ngưỡng cửa của cuộc đời. Vậy chúng ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ ? Để đền đáp công ơn của cha mẹ, đạo làm con chúng ta phải biết ơn, phải lễ phép với cha mẹ. Phải luôn ngoan ngoãn và nghe lời cha mẹ, làm theo những điều cha mẹ dạy. Ta phải kính trọng hiếu thảo với cha mẹ; luôn cố gắng học tập thật giỏi để vui lòng cha mẹ. Có như vậy mới là “đạo con”. Bài ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ. Đọc lại bàI ca dao,chúng ta càng thấm thía đạo lí làm người. ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 1 I. ĐỌC_ HIỂU 1. (1,0 điểm)a) Thế nào là câu đặc biệt ? b) Cho một ví dụ về câu đặc biệt và cho biết câu đặc biệt đó dùng để làm gì ? 2. (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.” ( Ngữ văn 7 – Tập 2) a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? (0,75 điểm) b) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết các câu rút gọn thành phần nào ? (1,0 điểm) Chương trình ngữ văn-17- 7 HKII
  18. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng c) Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích ? (0.5 điểm) d) Tìm cụm chủ – vị làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ và phân tích cụ thể cụm chủ – vị làm thành phần gì trong câu sau ? (0.75 điểm) “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” 3. (1,0 điểm) Trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” (Hà Ánh Minh), tại sao ta có thể nói: nghe ca Huế là một thú tao nhã ? II. Làm văn (5,0 điểm)Hãy chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 1. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. b.VD: Câu đặc biệt: Một hồi còi. Tác dụng: thông báo sự xuất hiện của sự vật 2. a) – Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.(0,25 điểm) – Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh (0,25 điểm) – Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,25 điểm) b) – Xác định đúng ba câu rút gọn, mỗi câu đúng được 0,25 điểm . + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. + Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. – Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ (0,25 điểm) c) Xác định đúng phép liệt kê có trong đoạn trích: trong tủ kính, trong bình pha lê;trong rương, trong hòm; giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo; công việc yêu nước, công việc kháng chiến, (0,5 điểm) Chương trình ngữ văn-18- 7 HKII
  19. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng d) – Xác định được cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu: những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (0,25 điểm) – Phân tích: Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. (0,25 điểm) ĐT C V => Cụm chủ – vị làm phụ ngữ trong cụm động từ.(0,25 điểm) 3. Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc, Chính vì thế, nghe ca Huế quả là một thú tao nhã. II.LÀM VĂN a) MB::– Giới thiệu về rừng và khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống con người: là vấn đề rất được quan tâm đặc biệt trong thời gian gần đây.– Sơ lược về vấn đề bảo vệ rừng: là nhiệm vụ cấp bách, liên quan đến sự sống còn của nhân loại, nhất là trong những năm trở lại đây. b) TB::– Nêu những hiểu biết chung về rừng: là hệ sinh thái, có nhiều cây cối lâu năm, nhiều loài động vật quý hiếm – Lợi ích của rừng:+ Cân bằng sinh thái, là nguồn chủ yếu cung cấp ô-xi cho con người, làm sạch không khí . + Là nhân tố tự nhiên chống xói mòn đất, bảo vệ đất . + Rừng cung cấp cho con người những tài nguyên, sản vật phong phú. – Vì sao bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta: + Bảo vệ rừng là bảo vệ nguồn dưỡng khí cho sự sống. + Bảo vệ rừng là bảo vệ con người khỏi những thiên tai. + Bảo vệ rừng là đang gìn giữ cho những lợi ích lâu dài của cả cộng đồng – Rút ra bài học về bảo vệ rừng:+ Trong những năm gần đây rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng.+ Bảo vệ rừng trở thành nhiệm vụ cấp bách.+ Cần bảo vệ rừng bằng nhiều biện pháp: trồng rừng, chống phá rừng, Chương trình ngữ văn-19- 7 HKII
  20. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng – Liên hệ thực tế. c) KB:: Trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ rừng: đó là trách nhiệm của tất cả mọi người. -ĐỀ2 I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm) 1: (1.0điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII? 2: (1.0điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn? 3: (3.0điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? d. Tìm cụm chủ – vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.” II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm) Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Chương trình ngữ văn-20- 7 HKII
  21. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng Gợi ý trả lởi I. VĂN – TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm) 1. Học sinh chép chính xác hai câu tục ngữ theo đúng chủ đề -2. – Học sinh nêu đúng giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm đạt – Giá trị nội dung: Sống chết mặc bay đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên. 0.5 điểm – Giá trị nghệ thuật: Vận dụng kết hợp thành công hai phép nghệ thuật tương phản và tăng cấp; lời văn cụ thể, sinh động; điểm 3. a. – Xác định được đúng văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. – Nêu đúng tác giả: Hồ Chí Minh – Xác định đúng phương thức biểu đạt chính: Nghị luận b.- Xác định đúng ba câu rút gọn. – Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. – Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. – Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến. – Xác định đúng thành phần được rút gọn trong 3 câu là: Chủ ngữ đạt c. Xác định đúng phép liệt kê trong câu: Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo d. Xác định được cụm C – V dùng để mở rộng câu Phân tích:Bổn phận của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy / đều được đưa ra trưng bày. ĐT C V Chương trình ngữ văn-21- 7 HKII
  22. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng => Mở rộng phần phụ sau cụm động từ. II. TẬP LÀM VĂN: MB:– Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa thể hiện tình yêu thương yêu, đùm bọc giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn.– Trích dẫn câu tục ngữ. TB: a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: – Nghĩa đen: Câu tục ngữ cho thấy một hiện tượng bình thường, quen thuộc trong cuộc sống: Khi gói bánh, gói hàng, người ta thường đặt những lớp lá lành lặn ở ngoài để bao bọc lớp lá rách bên trong. – Nghĩa bóng: Lá lành – lá rách là hình ảnh tượng trưng cho những con người trong những hoàn cảnh khác nhau: yên ổn, thuận lợi – khó khăn, hoạn nạn. Bằng lối nói hình ảnh, ông bà xưa muốn khuyên chúng ta phải biết giúp đỡ, đùm bọc những người không may lâm vào cảnh khó khăn, cơ nhỡ. b. Tại sao lá lành phải đùm lá rách? – Vì đó là thể hiện quan hệ sống tốt đẹp, nghĩa tình, một vấn đề đạo lí. – Vì thờ ơ với đau đớn, bất hạnh của người khác là tội lỗi. – Vì sự cảm thông, chia sẻ, giúp nhau trong hoạn nạn là cơ sở của tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm -> tình yêu nước. c. Thực hiện tinh thần lá lành đùm lá rách là như thế nào? – Giúp đỡ người hoạn nạn phải xuầt phát từ lòng cảm thông chân thành chứ không bằng thái độ ban ơn, bố thí. Ngược lại người được giúp đỡ cũng không nên ỷ lại mà phải chủ động vượt qua khó khăn. – Giúp đỡ nhau có thể bằng nhiều cách (vật chất hay tinh thần) và tuỳ theo hoàn cảnh của mình. KB:– Khẳng định lại vấn đề.– Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với bản thân. Chương trình ngữ văn-22- 7 HKII
  23. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng ĐỀ THAM KHẢO I. Văn – Tiếng việt: (4 điểm). Câu 1: (2 điểm) a. Văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ" (Ngữ văn 7- tập 2) của tác giả nào? Thuộc kiểu văn bản gì? b. Qua văn bản: "Đức tính giản dị của Bác Hồ", em học tập được điều gì ở Bác? Câu 2: (1 điểm). Hãy chuyển những câu chủ động sau thành câu bị động tương ứng? a. Công an đang xử phạt người vi phạm luật giao thông. b. Người ta đã mở thêm nhiều tuyến đường mới trong thành phố. Câu 3: (1 điểm). Nêu nội dung ý nghĩa của câu tục ngữ sau: "Thương người như thể thương thân". Đặt câu với câu tục ngữ trên. II. Làm văn: (6 điểm). Em hãy giải thích nội dung câu nói của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi". Hết BÀI LÀM Chương trình ngữ văn-23- 7 HKII
  24. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng ĐỀ THAM KHẢO Câu 1 (2,0 điểm) a) Thế nào là câu rút gọn? Người ta rút gọn câu nhằm mục đích gì? b) Tìm câu rút gọn trong các câu sau và cho biết thành phần được rút gọn là thành phần nào? Gió nhè nhẹ thổi. Mơn man khắp cánh đồng. Làm lay động các khóm hoa. Câu 2 (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần" a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? b) Phương thức biểu đạt chính của văn bản đó là gì? Tìm các từ láy có trong đoạn văn. c) Em hãy giải thích ý nghĩa câu văn sau: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có." Câu 3 (5,0 điểm) Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công GỢI Ý TRẢ LỜI Câu 1 Chương trình ngữ văn-24- 7 HKII
  25. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng a. HS nêu được khái niệm câu rút gọn: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn * Người ta rút gọn câu nhằm mục đích: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) b. HS xác định được câu rút gọn trong các câu văn: Mơn man khắp cánh đồng. Rút gọn là thành phần CN Làm lay động các khóm hoa. Rút gọn là thành phần CN (HS xác định đúng mỗi câu được 0,25 điểm, xác định đúng thành phần rút gọn mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 2 a.Đoạn văn trên trích trong văn bản: "Ý nghĩa văn chương".Tác giả: Hoài Thanh b. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận văn chương Các từ láy có trong đoạn văn: Phù phiếm, thâm trầm, rộng rãi c. Học sinh giải thích ngắn gọn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có: Con người ai cũng có những tình cảm thông thường như: Yêu, ghét, vui, buồn ngoài những tình cảm đó còn có những tình cảm khác lạ.Văn chương sẽ bổ sung cho ta những tình cảm mới mẻ đó. Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Con người nói chung có những tình cảm thông thường, nhưng qua những tác phẩm văn chương sẽ luyện những tình cảm này thêm sâu sắc. Câu 3 a. Mở bài: (0,5 điểm) Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành công, nhưng thực tế trước khi đến với thành công ta thường phải trải qua khó khăn, thậm chí thất bại. Giới thiệu trích dẫn câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. b. Thân bài: (3,0 điểm) * Giải thích câu tục ngữ: (1,0 điểm) Thất bại là khi con người không đạt được mục đích của mình. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có lần thất bại trong công việc. Công việc càng khó, khả năng thất bại càng cao. Tuy nhiên, có thất bại thì ta có kinh nghiệm. Mỗi lần thất bại là mỗi lần rút ra bài học để sửa đổi (lối suy nghĩ, cách làm việc ), từ đó giúp ta tiến gần đến sự thành công. Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành công. Nói cách khác, có thất bại mới thành công. * Tại sao nói: Thất bại là mẹ thành công: (1,5 điểm) Thất bại giúp cho ta có được những kinh nghiệm quý giá cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyên nhân vì sao ta chưa thành công, từ đó tìm cách khắc phục. Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khát thành công hơn, càng cố gắng nghiên cứu tìm tòi. Con người có được những thành công trong cuộc sống chính là biết đi lên từ những thất bại. Một phát minh khoa học bao giờ cũng phải trải qua nhiều lần thất bại. Một người thành Chương trình ngữ văn-25- 7 HKII
  26. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng đạt thường đi lên từ những bước gian khổ, thậm chí có lúc tưởng chừng như không thể vượt qua. Thành công có được sau những thất bại thường có giá trị chắc chắn, vững bền, đem lại cảm giác hạnh phúc thực sự cho con người DC : trước một bài toán khó và cuối cùng cũng tìm ra lời giải Trong cổ tích, những nhân vật bất hạnh thường trải qua nhiều thử thách, cay đắng rồi mới tìm được hạnh phúc * Nêu một vài dẫn chứng để lời giải thích có tính thuyết phục. (0,5 điểm) Mạc Đĩnh Chi với ngọn đèn đom đóm Thần Siêu: Tấm gương luyện chữ của Nguyễn Văn Siêu c. Kết bài: (0,5 điểm) Khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Là lời khuyên đúng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành công. Liên hệ bản thân: Gặp thất bại nhưng không nản chí mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành công. HẾT Chương trình ngữ văn-26- 7 HKII
  27. Trường THCS Minh Thạnh Năm học: 2017- 2018- GV Hồ Thị Cẩm Hồng Chương trình ngữ văn-27- 7 HKII