Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật Lý Lớp 11 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Phùng Thanh Đàm

docx 2 trang thungat 2950
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật Lý Lớp 11 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Phùng Thanh Đàm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_11_ma_de_a_nam_hoc_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật Lý Lớp 11 - Mã đề A - Năm học 2018-2019 - Phùng Thanh Đàm

  1. VL 11 TCV – KTHK2 – 18 – 19 – MĐ A Today Will Be Yesterday TRƯỜNG THPT TRẦN CAO VÂN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 - VẬT LÝ 11 NĂM HỌC 18 - 19 HỌ VÀ TÊN THÍ SINH:___ SBD/P: ___ / ___ Mà ĐỀ A Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai? Lực từ là lực tương tác A. Giữa hai nam châm B. Giữa hai dòng điện. C. Giữa hai điện tích đứng yên. D. Giữa nam châm và dòng điện. Câu 2. Chọn câu sai về hiện tượng khúc xạ ánh sáng: A. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng bị đổi hướng đột ngột khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. Hiện tượng khúc xạ chỉ xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn. C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. D. Góc khúc xạ có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc băng góc tới. Câu 3. Chọn câu đúng khi nói về hình dạng, phân bố, đặc điểm của các đường sức từ trường bên trong ống dây mang dòng điện. A. là các đường tròn và là từ trường đều B. là các đường thẳng vuông góc với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều C. là các đường thẳng song song với trục ống cách đều nhau, là từ trường đều D. các đường xoắn ốc, là từ trường đều Câu 4. Khi hai dây dẫn thẳng đặt gần nhau, song song với nhau và có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì A. Chúng hút nhau. B. Chúng đẩy nhau. C. Có lực hút, có lực đẩy. D. Lực tương tác không đáng kể. Câu 5. Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Dòng điện có cường độ 0,75A qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 3.10-3N. Cảm ứng từ của từ trường có giá trị: A. 0,8T B. 0,08T C. 0,16T D. 0,016T Câu 6. Tính cảm ứng từ tại tâm của hai vòng tròn dây dẫn đồng tâm, bán kính một vòng là R 1 = 8cm, vòng kia là R2 = 16cm, trong mỗi vòng dây đều có dòng điện cường độ I = 10A chạy qua. Biết hai vòng dây nằm trong cùng một mặt phẳng, và dòng điện chạy trong hai vòng ngược chiều: A. 2,7.10-5T B. 1,6. 10-5T C. 4,8. 10-5T D. 3,9. 10-5T Câu 7. Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của véc tơ cảm ứng từ tại tâm vòng dây của dòng điện trong vòng dây tròn mang dòng điện: B B B B I Hình 1 I Hình 2 I Hình 3 I Hình 4 A. Hình 1; B. Hình 2; C. Hình 3; D. Hình 4; Câu 8. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với A. tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B. độ lớn từ thông qua mạch. C. điện trở của mạch. D. diện tích của mạch. Câu 9. Một ống dây dài 50cm có 2500 vòng dây, đường kính của ống bằng 2cm. Một dòng điện biến đổi đều theo thời gian chạy qua ống dây trong 0,01s cường độ dòng điện tăng từ 0 đến 1,5A. Tính suất điện động tự cảm trong ống dây: A. 0,14V B. 0,26V C. 0,52V D. 0,74V Câu 10.Chọn câu sai về mắt: A. Khi không điều tiết, mắt viễn có độ tụ nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường. B. Khi không điều tiết, mắt cận có độ tụ lớn hơn độ tụ của mắt bình thường. C. Mắt viễn nhìn vật ở vô cực không cần điều tiết. D. Mắt cận khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước võng mạc. Câu 11.Độ phóng đại ảnh qua một dụng cụ quang học có giá trị âm thì ảnh A. cùng chiều với vật. B. ngược chiều với vật. C. nhỏ hơn vật. D. ảo. Câu 12.Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó. D. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Câu 13.Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dây? A. phụ thuộc vào số vòng dây của ống; B. phụ thuộc tiết diện ống; C. không phụ thuộc vào môi trường xung quanh; D. có đơn vị là H (henry). GV: Phïng Thanh §µm [1] Phone: 0972757621
  2. VL 11 TCV – KTHK2 – 18 – 19 – MĐ A Today Will Be Yesterday Câu 14.Một khung dây phẳng diện tích 20cm 2 gồm 100 vòng đặt trong từ trường đều B = 2.10 -4T, véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 30 0. Người ta giảm đều từ trường đến không trong khoảng thời gian 0,01s. Tính suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian từ trường biến đổi: A. 10-3V B. 2.10-3V C. 3.10-3V D. 4.10-3V Câu 15.Một hình chữ nhật kích thước 3cm × 4cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10 -4T, véc tơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng một góc 300. Tính từ thông qua hình chữ nhật đó: A. 2.10-7Wb B. 3.10-7Wb C. 4 .10-7Wb D. 5.10-7Wb Câu 16.Hai dây dẫn thẳng dài, song song và cách nhau một khoảng 20cm. Dòng điện trong hai dây dẫn có cường độ lần lượt là 5A và 10A,chạy cùng chiều nhau. Lực từ tác dụng lên mỗi đoạn dây có chiều dài 5dm của mỗi dây là: A. 0,25π.10-4N B. 0,25.10-4N C. 2,5.10-6N D. 0,25.10-3N Câu 17.Nhận định nào sau đây không đúng về độ tụ và tiêu cự của thấu kính hội tụ? A. Tiêu cự của thấu kính hội tụ có giá trị dương. B. Tiêu cự của thấu kính càng lớn thì độ tụ của kính càng lớn. C. Độ tụ của thấu kính đặc trưng cho khả năng hôi tụ ánh sáng mạnh hay yếu. D. Đơn vị của độ tụ là đi ốp (dp). Câu 18.Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng A. luôn lớn hơn 1. B. luôn nhỏ hơn 1. C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 0. Câu 19.Một người cận thị có khoảng nhìn rõ từ 12,5 (cm) đến 50 (cm). Để chữa tật của mắt, người này phải đeo kính có độ tụ A. -2đpB. 2đp.C. 17,5 (cm).D. 22,5 (cm). Câu 20.Chiếu tia sáng từ không khí vào chất lỏng trong suốt với góc tới 45o thì góc khúc xạ là 30o. Góc giới hạn phản xạ toàn phần khi chiếu tia sáng trên theo chiều ngược lại là A. 30o. B. 60o C. 45o. D. 48,5o. II. TỰ LUẬN Bài 1: Chiếu tia sáng từ nước ra không khí, sao cho tia sáng hợp với mặt nước một góc 300. Biết chiết suất của nước và 4 của không khí lần lượt là vaø1 . Bằng kiến thức của chương Khúc xạ ánh sáng đã học em hãy tính toán và cho biết hiện 3 tượng xảy ra ở mặt phân cách. Bài 2 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm. Vật sáng AB đặt vuông góc tới trục chính của thấu kính, cách thấu kính 30cm. a) Xác định vị trí, tính chất và số phóng đại ảnh ? Vẽ hình ? b) Người ta đặt giữa vật và màn một thấu kính khác có tiêu cự f’. Giữ cố định vật và màn, dịch chuyển thấu kính thì thấy giữa vật và màn có một vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét trên màn. Tìm f’. Biết màn và vật cách nhau 90cm. GV: Phïng Thanh §µm [2] Phone: 0972757621