Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2013-2014

doc 2 trang thungat 3510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2013-2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_11_nam_hoc_2013_2014.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2013-2014

  1. TRƯỜNG THPT NC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2013 – 2014) Phòng thi số: . Môn: Vật lý 11 Lớp: SBD: . Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: . (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH Bài 1 (2 điểm): 1. Phát biểu định luật Lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng. 2. Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Bài 2 (1 điểm): Một khung dây dẫn kín hình chữ nhật có diện tích 150cm2 đặt trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ hợp với véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung góc α và có độ lớn B = 2.10-3 T. Từ thông qua khung dây trên có độ lớn bằng 2,121.10-5Wb. Tính góc α. Bài 3 (2 điểm): Một tia sáng đơn sắc (SI) truyền từ không khí đến mặt thoáng của nước cho một tia phản xạ (IP) ở mặt thoáng và một tia khúc xạ (IK). Coi chiết suất của không khí bằng 1, chiết suất của nước bằng 4/3. a. Vẽ hình minh họa đường truyền của tia sáng trên (Có điền kí hiệu góc tới (i), góc phản xạ (i’), góc khúc xạ (r ) trên hình vẽ). b. Biết góc tới của tia sáng bằng 600, tính góc khúc xạ. Bài 4 (2,5 điểm): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f =25cm. Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính (điểm A nằm trên trục chính) của thấu kính, cách thấu kính một khoảng d = 75 cm và có ảnh A’B’. Xác định vị trí ảnh, tính số phóng đại của ảnh, nêu tính chất ảnh (ảnh thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật?). Vẽ hình minh họa. II. PHẦN RIÊNG ( Học sinh lớp 11A10 được chọn một trong hai phần A hoặc B) A. Dành cho học sinh các lớp từ 11A đến 11A 6 9 Bài 5 (1,5 điểm): + B Một khung dây dẫn kín hình vuông, cạnh 5cm đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ thay đổi theo thời gian, mặt phẳng khung vuông góc với các đường sức từ ( hình vẽ). Cho độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ giá trị 0,02T đến giá trị 0,06T trong thời gian 0,05s a. Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung. b. Tính độ lớn của suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng nếu điện trở của khung bằng 5Ω. Bài 6 (1điểm): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 15cm. Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính trước thấu kính cho ảnh A’B’ ở sau thấu kính lớn hơn vật và cách vật một khoảng 80 cm. Tìm vị trí của vật AB. B. Dành cho học sinh các lớp từ 11A1 đến 11A5 Bài 7 (1,5 điểm): B M Hai thanh ray kim loại song song nằm ngang cách nhau một khoảng  =20cm có điện trở không đáng kể, được nối với nhau bằng một điện trở R = 0,5Ω. Một thanh kim loại MN R có điện trở r = 0,3Ω, đặt lên hai thanh ray và vuông góc với hai ray (MN tiếp xúc với hai ray). Hệ thống được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B=0,1 T có phương thẳng đứng hướng lên ( hình vẽ). Kéo cho thanh MN trượt sang trái với vận tốc không đổi v=10m/s N a. Xác định chiều dòng điện cảm ứng qua thanh MN. b. Tính cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong thanh MN. Bài 8 (1 điểm): Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt trước và song song với một màn ảnh, cách màn một khoảng L=75cm. Đặt một thấu kính hội tụ trong khoảng giữa màn với vật, song song với màn. Khi di chuyển thấu kính ta tìm thấy có hai vị trí cho ảnh rõ nét của vật trên màn, ảnh này cao gấp 2,25 lần ảnh kia. Tìm tiêu cự của thấu kính. Hết
  2. TRƯỜNG THPT NC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2013 – 2014) Phòng thi số: . Môn: Vật lý 11 Lớp: SBD: . Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên: . (Không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HỌC SINH Bài 1 (2 điểm) 1. Phát biểu định luật Faraday về hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Thế nào là hiện tượng phản xạ toàn phần? Bài 2 (1 điểm): Một khung dây dẫn kín hình chữ nhật có diện tích 200cm2 đặt trong từ trường đều, véc tơ cảm ứng từ hợp với véc tơ pháp tuyến của mặt phẳng khung góc 300 và có độ lớn B= 10-3 T. Tính từ thông qua khung dây trên. Bài 3 (2 điểm): Một tia sáng đơn sắc (SI) truyền từ nước đến mặt thoáng giữa nước và không khí cho một tia phản xạ (IP) ở mặt thoáng và một tia khúc xạ (IK). Coi chiết suất của không khí bằng 1, chiết suất của nước bằng 4/3. a. Vẽ hình minh họa đường truyền của tia sáng trên (Có điền kí hiệu góc tới (i), góc phản xạ (i’), góc khúc xạ (r ) trên hình vẽ). b. Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần tại mặt thoáng trên. Bài 4 (2,5điểm): Một thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 25cm. Vật sáng phẳng nhỏ AB, đặt vuông góc với trục chính (điểm A nằm trên trục chính) của thấu kính, cách thấu kính một khoảng d = 25cm và có ảnh A’B’. Xác định vị trí ảnh, tính số phóng đại của ảnh, nêu tính chất ảnh (ảnh thật hay ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật?). Vẽ hình minh họa. II. PHẦN RIÊNG ( Lớp 11A10 được chọn một trong hai phần A hoặc B) A. Dành cho học sinh các lớp từ 11A6 đến 11A9 Bài 5 (1,5 điểm): B Một khung dây dẫn kín hình tròn, bán kính 5cm đặt trong một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ thay đổi theo thời gian, mặt phẳng khung vuông góc với các đường sức từ (hình vẽ). Cho độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ giá trị 0,04T đến giá trị 0,1T trong khoảng thời gian 0,05s a. Xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung. b. Tính độ lớn của suất điện động cảm ứng và cường độ dòng điện cảm ứng nếu điện trở của khung bằng 2Ω Bài 6 (1 điểm): Một thấu kính hội tụ có tiêu cự bằng 12,5cm. Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính trước thấu kính cho ảnh A’B’ ở trước thấu kính và cách vật một khoảng 40 cm. Tìm vị trí của vật AB. A. Dành cho học sinh các lớp từ 11A1 đến 11A5 Bài 7 ( 1,5 điểm): . B Thanh kim loại MN khối lượng m = 20g có thể trượt không ma sát trên hai thanh kim loại thẳng đứng (có điện trở không đáng kể) cách nhau  = 25cm, thanh được đặt trong từ trường đều nằm ngang (như hình M N vẽ). Cảm ứng từ B = 0,1T. Cho điện trở thanh MN bằng 0,5Ω. a. Thả cho thanh MN chuyển động, xác định chiều dòng điện cảm ứng qua thanh MN. b. Hai thanh thẳng đứng đủ cao, dưới tác dụng của trọng lực và lực từ , thanh MN sẽ chuyển động đều xuống dưới với tốc độ v = 16m/s và luôn vuông góc với hai thanh kim loại. Lấy g = 10m/s2. Tính cường độ dòng điện cảm ứng xuất hiện trong thanh MN? Bài 8 (1điểm): Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt trước và song song với một màn ảnh, cách màn một khoảng L=100cm. Đặt một thấu kính hội tụ trong khoảng giữa màn với vật , song song với màn. Khi di chuyển thấu kính ta tìm thấy có hai vị trí cho ảnh rõ nét của vật trên màn cách nhau một khoảng  =10cm. Tìm tiêu cự của thấu kính. Hết