Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_2018_2019_pho.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Phòng GD&ĐT Triệu Phong (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2018 - 2019 Họ và tên: Môn: Vật lí lớp 6 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm) a. Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí. b. Phân biệt sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí. Câu 2 (2 điểm) a. Sự nóng chảy là gì ? Sự đông đặc là gì ? b. Trong việc đúc đồng có những quá trình chuyển thể nào ? Câu 3 (2 điểm) Sương mù thường có vào mùa nóng hay mùa lạnh ? Tại sao khi Mặt Trời mọc thì sương tan ? Câu 4 (1 điểm) Khi một chất bị giãn nở vì nhiệt, đại lượng vật lí nào thay đổi? Khối lượng hay khối lượng riêng ? Hãy giải thích ? Câu 5 (3 điểm) Nhiệt độ ( 0C ) 6 3 0 - 3 - 6 0 3 6 9 12 Thời gian ( phút ) Hình trên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đựng trong một cốc thuỷ tinh được làm lạnh liên tục. Mô tả hiện tượng xảy ra trong cốc thủy tinh trong các khoảng thời gian: - Từ phút 0 đến phút thứ 3. - Từ phút thứ 3 đến phút thứ 9. - Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12. Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: VẬT LÝ LỚP 6 Câu 1: ( 2 điểm) a. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1,0đ). b. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau còn các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. (1,0đ). Câu 2: ( 2 điểm) a. Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. (0,5 đ) Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. (0,5 đ) b. Trong việc đúc đồng có hai quá trình chuyển thể xảy ra là quá trình nóng chảy (nung cho đồng nóng chảy để đổ vào khuôn) và quá trình đông đặc (đồng trong khuôn nguội đông đặc lại). (1,0đ). Câu 3: ( 2 điểm) Sương mù thường có vào mùa lạnh. Khi Mặt Trời mọc, nhiệt độ trong không khí tăng làm cho nước bay hơi nên sương mù tan. Câu 4: ( 1 điểm) Khi một chất dãn nở vì nhiệt thì đại lượng vật lí thay đổi là khối lượng riêng. (0,5 đ) m Vì ta có công thức tính khối lượng riêng: D , khối lượng của vật không thay V đổi, thể tích thay đổi do co dãn vì nhiệt nên khối lượng riêng thay đổi. (0,5 đ) Câu 5: ( 3 điểm) - Từ phút 0 đến phút thứ 3: (1,0đ). + Nước giảm nhiệt độ từ 60C đến 00C. + Nước ở thể lỏng. + Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng. - Từ phút thứ 3 đến phút thứ 9: (1,0đ). + Nhiệt độ của nước không thay đổi là 00C. + Nước ở thể lỏng và thể rắn. + Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang. - Từ phút thứ 9 đến phút thứ 12: (1,0đ). + Nước giảm nhiệt độ từ 00C đến -60C. + Nước ở thể rắn. + Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm nghiêng. Ghi chú: - Học sinh có thể giải bằng cách khác, nêu đúng kết quả và hợp lý vẫn chấm điểm tối đa. - HS ghi đúng công thức đạt một nửa số điểm cho từng ý.