Đề kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11, 12 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Nga Sơn (Có ma trận và đáp án)

doc 8 trang thungat 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11, 12 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Nga Sơn (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_khao_sat_chat_luong_thang_11_12_mon_ngu_van_lop.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra khảo sát chất lượng tháng 11, 12 môn Ngữ văn Lớp 12 - Trường THPT Nga Sơn (Có ma trận và đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA KSCL THÁNG 11-12 TRƯỜNG THPT NGA SƠN MÔN: NGỮ VĂN 12 Thời gian: 120 phút, không kể phát đề I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau: - Kiến thức làm văn, tiếng Việt - Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm. - Kiến thức đời sống 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc hiểu văn bản - Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học) II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Tự luận III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ cần đạt Vận dụng Tổng Nhận số Nội dung Thông hiểu Vận dụng cao biết I. Đọc - Ngữ liệu: Nhận Ý nghĩa Giải thích hiểu Văn bản diện được nghị luận phương thức biểu - Tiêu chí đạt chính. lựa chọn ngữ liệu: Nêu tác 01 văn bản dụng biện có độ dài pháp tu khoảng200 từ. chữ
  2. Số câu 2 1 1 4 Tổng Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II. Câu 1. Viết đoạn Làm Nghị luận Văn nghị văn xã hội luận xã hội Khoảng 200 chữ - Trình bày suy nghĩ về vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản ở phần đọc hiểu Câu 2. Viết bài văn nghị Nghị luận luận văn văn học học Nghị luận về một bài thơ Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 2,0 5,0 7,0 Tỉ lệ 20% 50% 70% Tổng Số câu 2 1 2 1 6 cộng Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0 Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%
  3. IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN PHẦN 1: ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu : Tôi là viên đá mọn không tên Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt Mà lời ca sang sảng những tên người Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng. Phan Đình Giót như một hòn núi lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai La Văn Cầu vì rất quý những bàn tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu cúi Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn Đảo. ( Vinh quang thay thế hệ Hồ Chí Minh, Vương Trùng Dương) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng. Câu 3: Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa gì? Câu 4: Tại sao tác giả lại xem mình là “viên đá mọn không tên”? PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm)
  4. Từ những tấm gương Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói lên lòng biết ơn của mình với các thế hệ cha anh và trách nhiệm của thanh niên hiện nay Câu 2 (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Kết cấu bài thơ “ Sóng” ( Xuân Quỳnh) dựa trên sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những con sóng. Anh/ chị hãy chỉ ra sự tương đồng đó và hiệu quả thẩm mĩ từ nghệ thuật kết cấu của bài thơ. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I. 1 Biểu cảm 0,5 – Biện pháp tu từ chính: liệt kê (tên tuổi và hành động dũng cảm của những anh hùng trẻ tuổi trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc.) – Tác dụng: + Nhấn mạnh vẻ đẹp kiên cường, bất khuất của những cá nhân anh hùng đã làm nên thời đại anh hùng, qua đó bộc lộ niềm tự hào, ngợi ca, biết ơn của tác giả. + Tạo âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng cho đoạn thơ. 2 0,5 Hình ảnh Lý Tự Trọng “ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du” và chị Võ Thị Sáu với “bông hoa chị cài đầu” gợi lên ý nghĩa: – Làm nổi bật tư thế hiên ngang, bất khuất đến bất diệt trước sự tàn ác của kẻ thù của những con người sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do 3 của Tổ quốc. 1.0
  5. – Khắc họa sâu đậm lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, thư thái cùng vẻ đẹp tâm hồn đầy chất nhân văn ngay cả khi đối diện với cái chết. Tác giả xem mình là “viên đá mọn không tên”vì: – Tác giả cảm nhận sâu sắc vai trò và những đóng góp to lớn của các thế hệ cha anh đi trước đối với công cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. – Nhắc đến những tấm gương anh dũng tác giả cảm thấy mình nhỏ bé, thậm chí vô danh, vô nghĩa khi chưa có những đóng góp, cống hiến xứng đáng cho dân tộc. – Việc xem mình là “viên đá mọn không tên” thể hiện thái độ khiêm tốn, chân thành và bộc lộ 1,0 khao khát được thể hiện phần trách nhiệm của 4 cá nhân với đất nước Yêu cầu về hình thức: – Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. – Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, Yêu cầu về nội dung: 1. Khẳng định vấn đề 0,25 – Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu là những tấm gương tiêu biểu trong thời chiến đã anh dũng hy sinh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. – Họ đã cùng hàng triệu người con ưu tú của đất nước viết tiếp những trang sử vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. II. 1 2. Bàn luận
  6. a. Thể hiện lòng biết ơn 1,5 – Nhận thức sâu sắc và đúng đắn vai trò của 0,75 những thế hệ cha anh đi trước đã không tiếc máu xương, sẵn sàng hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Từ đó hình thành thái độ cảm phục, ngợi ca, biết ơn một cách chân thành. – Thể hiện lòng biết ơn qua những việc làm, hành động cụ thể: luôn tự hào về lịch sử dân tộc, làm giàu vốn hiểu biết của mình bằng cách tìm hiểu những tấm gương yêu nước, những vị anh hùng, 0,75 b. Trách nhiệm – Xây dựng lối sống đúng đắn, tích cực, có mục tiêu, lí tưởng rõ ràng. – Ra sức học tập, tiếp thu tri thức góp phần thúc đẩy đất nước phát triển, hội nhập. – Lên án những hành vi, việc làm sai trái làm ảnh hưởng đến danh dự quốc gia, những hành vi chống phá nền độc lập dân tộc, xâm phạm lãnh thổ 0,25 3. Bài học và liên hệ bản thân – Noi gương thế hệ cha anh đi trước, sống có trách nhiệm với bản thân, xã hội. – Liên hệ: (thí sinh bày tỏ một cách chân thành, tích cực) * Yêu cầu về kĩ năng: đảm bảo một bài văn nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không sai chính tả. 2 * Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo hệ thống các ý
  7. sau: Khái quát về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận 0,5 – Kết cấu bài thơ là sự tương đồng giữa hình tượng những con sóng và tâm trạng phụ nữ khi đang yêu: sóng là hình tượng ẩn dụ của tâm trạng người phụ nữ đang yêu. Sóng là một sự hòa nhập và phân tách của nhân vật trữ tình em. Nhà thơ đã sáng tạo hình tượng sóng khá độc đáo nhằm thể hiện những cung bậc tình cảm và tâm trạng của người phụ nữ khi đang yêu. 1.0 Biểu hiện của sự tương đồng giữa tâm trạng người phụ nữ khi đang yêu với những con sóng: – Sóng là biểu tượng cho sự bí ẩn trong tình yêu, biểu tượng cho niềm khát khao một tình yêu lớn, một tình yêu mãnh liệt: + Khổ 1: Hai trạng thái của sóng cũng là hai trạng thái tâm hồn của người phụ nữ đang yêu, tưởng như đối lập nhưng lại rất thống nhất ( dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ) => đó là sự bí ẩn của tình yêu. + Khổ 2: Phát hiện ra sự tương đồng giữa sóng và khát vọng tình yêu. + Khổ 3,4: Cắt nghĩa nguồn gốc của sóng và nơi bắt đầu của tình yêu. – Sóng là biểu tượng cho nỗi nhớ trong tình yêu của người phụ nữ (Khổ 5) – Sóng là biểu tượng cho sự thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ, sức mạnh vượt qua thử thách của tình yêu. (Khổ 6,7) 2,0 – Sóng là biểu tượng cho những trăn trở, lo âu
  8. trong cõi lòng người phụ nữ đang yêu.(Khổ 8) – Sóng là biểu tượng cho khát vọng mãnh liệt muốn bất tử hóa tình yêu ( Khổ 9) Hiệu quả thẩm mĩ: – Sóng là hình tượng không mới nhưng trở nên rất đẹp, một vẻ đẹp rất riêng trong cảm nhận của nhà thơ Xuân Quỳnh. Qua hình tượng sóng những cung bậc tình cảm của người phụ nữ đang yêu được diễn tả vừa cụ thể, sống động, vừa kín đáo, tế nhị, nữ tính. – Sự trở đi trở lại của hình tượng sóng đưa đến cho bài thơ âm hưởng dạt dào, khi nhịp nhàng, khi sôi nổi trào dâng, khi lắng sâu, khi miên man trăn trở. Đó là âm điệu của sóng biển và sóng lòng. 1,0 Đánh giá, khẳng đinh lại vấn đề 0,5