Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

doc 4 trang thungat 3370
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2017_2018_co_ma_tran_v.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2017-2018 (Có ma trận và đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2017-2018 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng cộng Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao chủ đề Chủ đề 1: - Biết được khái - Các kiểu niệm hành động nói câu chia theo - Xác định được các mục đích nói kiểu câu chia theo 1/3đ - Hành động mục đích nói và nói hành động nói. C1 1/3đ Chủ đề 2: Nắm được tác dụng Hiểu được Lựa chọn trật của việc lựa chọn cách lựa tự từ trong trật tự từ trong câu chọn trật tự 1/3đ câu ½ C3 từ trong câu ½ /1đ ½ C3 ½ /2đ Chủ đề 3: Hiểu được Chữa lỗi các lỗi diễn diễn đạt đạt và biết 1/2đ cách sửa lỗi C2 1/2đ Chủ đề 4: Viết một đoạn Hội thoại hội thoại có sử dụng một số kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cho 1/2đ biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó. C4 1/2đ Tổng cộng 3/2/ 4đ 3/2/4đ 1/2đ 4/ 10đ Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 100%
  2. ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Môn: Ngữ Văn – Lớp 8 Năm học: 2017-2018 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3đ) a) (0,5đ) Hành động nói là gì? b) (2,5đ) Cho đoạn văn: (1) Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ: (2) - Này u ăn đi! (3) Để mãi! (4) U có ăn thì con mới ăn. (5) U không ăn thì con cũng không muốn ăn nữa. (6) Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng. (7) Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha: (8) - Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (9) Chị Dậu khẽ gạt nước mắt: (10) - Không đau con ạ! Xác định các kiểu câu chia theo mục đích nói và các kiểu hành động nói trong đoạn văn theo bảng sau: Thứ tự câu Kiểu câu chia theo mục đích nói Kiểu hành động nói 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Câu 2: (2đ) Các câu văn sau đây mắc lỗi gì ? Hãy chữa lại cho đúng: a) Chị dắt con chó đi dạo, thỉnh thoảng dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường. b) Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. Câu 3: (3đ) a. (1đ) Sắp xếp trật tự từ có tác dụng như thế nào? b. (2đ) Hãy sắp xếp cụm từ in đậm trong câu: “ Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”(Thép Mới, Cây tre Việt Nam) bằng hai cách khác nhau. Cách sắp xếp nào hợp lí? Vì sao? Câu 4: (2,0 điểm) Viết một đoạn hội thoại ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một số kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó. (Chỉ rõ các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã dùng)
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT MÔN: NGỮ VĂN 8 Năm học: 2017-2018 Câu 1:( 3đ) a) (0,5đ) Hành động nói là: hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định. * Mức tối đa: Đạt 100% các yêu cầu trên – 0,5 điểm. * Mức chưa tối đa: Chỉ nêu được 50% các yêu cầu trên – 0,25đ * Không đạt: Không nêu được ý nào - 0 điểm b) (2,5đ) Xác định các kiểu câu chia theo mục đích nói và các kiểu hành động nói trong đoạn văn theo bảng sau: Thứ tự câu Kiểu câu chia theo mục đích nói Kiểu hành động nói 1 Câu trần thuật 2 Câu cầu khiến Điều khiểu (cầu khiến) 3 Câu cầu khiến Điều khiểu (cầu khiến) 4 Câu trần thuật Trình bày (kể) 5 Câu phủ định Trình bày (báo tin) 6 Câu trần thuật 7 Câu trần thuật 8 Câu nghi vấn Hỏi 9 Câu trần thuật 10 Câu phủ định Trình bày (kể) * Mức tối đa: Đạt 100% các yêu cầu trên – 2,5 điểm. (mỗi câu xác định đúng kiểu câu chia theo mục đích nói và kiểu hành động nói- 0,25đ) * Mức chưa tối đa: Chỉ nêu được 50% các yêu cầu trên – 1,75đ * Không đạt: Không nêu được ý nào - 0 điểm Câu 2: (2đ) ) HS chỉ ra lỗi sai: a) Lỗi lô-gic: mối quan hệ ý nghĩa giữa thành phần chủ ngữ và vị ngữ không hợp lô-gic - Chữa lại: Chị dắt con chó đi dạo, thỉnh thoảng con chó dừng lại ngửi ngửi những gốc cây ven đường. b) Lỗi lô-gic: Nguyễn Tuân không thuộc nhóm các nhà thơ nêu ở chủ ngữ - Chữa lại: Các nhà thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên đều thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. * Mức tối đa: Đạt 100% các yêu cầu trên – 2điểm ( mỗi câu đúng được 1đ) * Mức chưa tối đa: Chỉ nêu được 50% các yêu cầu trên – 1đ * Không đạt: Không nêu được ý nào - 0 điểm Câu 3: (3đ) a. (1đ) Tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hành động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm vủa sự vật, hiện tượng; - Liên kết câu với câu khác. - Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói. * Mức tối đa: Đạt 100% các yêu cầu trên – 1 điểm. (4ý- mỗi ý đúng cho 0,25đ) * Mức chưa tối đa: Chỉ nêu được 50% các yêu cầu trên – 0,5đ * Không đạt: Không nêu được ý nào - 0 điểm b. (2đ) Sắp xếp cụm từ in đậm trong câu, giải thích: - (1đ) Có thể sắp xếp câu như sau:
  4. + Tre giữ nước, giữ làng, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. + Tre giữ làng, giữ nước, giữ đồng lúa chín, giữ mái nhà tranh. - (1,0 điểm) Chỉ ra cách sắp xếp hợp lí? Vì sao? + Cách sắp xếp trật tự từ trong văn bản đã cho của Thép Mới mang lại hiệu quả diễn đạt cao. + Vì diễn đạt theo trình tự từ nhỏ bé đến rộng lớn, từ gần đến xa, tạo sự hài hòa về ngữ âm, tạo nhịp điệu cho câu văn. * Mức tối đa: Đạt 100% các yêu cầu trên – 2 điểm. * Mức chưa tối đa: Chỉ nêu được 50% các yêu cầu trên – 1đ * Không đạt: Không nêu được ý nào - 0 điểm Câu 4: (2đ) Viết một đoạn hội thoại (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng một số kiểu câu phân loại theo mục đích nói và cho biết vai xã hội của các nhân vật trong cuộc hội thoại đó. (Chỉ rõ các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã dùng) - Viết được đoạn hội thoại theo yêu cầu (1,0 điểm) - Chỉ ra các kiểu câu phân loại theo mục đích nói và vai xã hội (1,0 điểm) - Yêu cầu về hình thức: HS trả lời đúng, trình bày sạch đẹp; không mắc lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả. Phần giải thích tại sao sắp xếp trật tự từ là hợp lí rõ ràng, chính xác. Đoạn văn hội thoại phù hợp, có sử dụng một số kiểu câu phân loại theo mục đích nói hợp lí, diễn đạt mạch lạc, liên kết câu đảm bảo lô gic. - Lưu ý: Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách; khi chấm, giáo viên cần căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp. Khuyến khích những bài viết sáng tạo. * Mức tối đa: HS viết được đoạn văn đầy đủ các nội dung trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả–2điểm. * Mức chưa tối đa: HS viết được đoạn văn nhưng chưa đầy đủ các nội dung trên, diễn đạt chưa trôi chảy, còn mắc lỗi chính tả – 1đ * Không đạt: Không nêu được ý nào - 0 điểm