Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 896 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)

doc 2 trang thungat 1580
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 896 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_10_ma_de_896_truong_thpt_da_phuc.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Lớp 10 - Mã đề 896 - Trường THPT Đa Phúc (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC ĐỀ KIỂM TRA VẬT LÝ 10 Mã đề 896 Thời gian làm bài: 45 phút; (25 câu trắc nghiệm) Họ và tên: Lớp 10: Câu 1: Một vật có khối lượng m = 50 g được treo vào một lò xo theo phương thẳng đứng, lúc đó chiều dài của lò xo là l = 20 cm. Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là l0 = 18 cm và bỏ qua khối lượng của lò xo, lấy g = 10m/s2. Độ cứng của lò xo đó là A. 25 N/m. B. 100 N/m. C. 50 N/m. D. 1 N/m. o Câu 2: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = F2 = 30N. Góc tạo bởi hai lực là 90 . Độ lớn của hợp lực: A. 60N B. 30N. C. N30 3 D. 3 N.0 2 Câu 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về lực và phản lực? A. Lực và phản lực luôn cùng điểm đặt. B. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời. C. Lực và phản lực luôn đặt vào hai vật khác nhau. D. Lực và phản lực là không thể cân bằng nhau Câu 4: Lực và phản lực của nó luôn A. Khác nhau về bản chất. B. Cùng hướng với nhau. C. Cân bằng nhau. D. Xuất hiện và mất đi đồng thời. Câu 5: Lò xo có độ cứng k1 khi treo vật nặng có khối lượng 500 g thì lò xo dãn 5cm. Lò xo khác có độ cứng k2 khi treo vật nặng có khối lượng 600 g thì lò xo dãn 6 cm. Các độ cứng của k1 và k2 có A. k1 = 2 k2. B. k1 = k2. C. k2 = 2k1. D. k1 = 2k2. Câu 6: Một ôtô có khối lượng 1500kg đang chuyển động thẳng đều thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều trong 3s cuối cùng đi được 2,25 m. Lực hãm phanh tác dụng lên ôtô có độ lớn là: A. 250 N. B. 300 N. C. 450 N. D. 750 N. Câu 7: Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là A. Lực hấp dẫn. B. Trọng lực tác dụng lên vật. C. Một trong các lực tác dụng lên vật. D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật. Câu 8: Một vật trượt có ma sát trên một mặt tiếp xúc nằm ngang. Nếu diện tích tiếp xúc của vật đó tăng 3 lần thì độ lớn lực ma sát trượt giữa vật và mặt tiếp xúc sẽ: A. giảm 3 lần. B. không thay đổi. C. tăng 3 lần. D. giảm 6 lần. Câu 9: Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là A. Lúc đầu thẳng, sau đó cong. B. Một nhánh của đường parabol. C. Một đường thẳng. D. Một đường tròn. Câu 10: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu bổng nhiên các lực tác dụng lên vật đó mất đi thì A. Vật có chuyển động thẳng đều với vận tốc v. B. Vật đó dừng lại ngay. C. Đầu tiên vật đó chuyển động nhanh dần sau đó chuyển động chậm dần. D. Vật đó chuyển động chậm dần rồi dừng lại. Câu 11: Có lực hướng tâm khi A. Vật đứng yên. B. Vật chuyển động thẳng đều. C. vật chuyển động tròn đều. D. Vật chuyển động thẳng. Câu 12: Khi ném một vật theo phương ngang (bỏ qua sức cản của không khí), thời gian chuyển động của vật phụ thuộc vào A. Vận tốc ném. B. Khối lượng của vật. C. Thời điểm ném. D. Độ cao từ chỗ ném đến mặt đất. Câu 13: Phân tích lực F thành hai lực F1 và F2 hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của hợp lực F = 100N ; F1 = 60N thì độ lớn của lực F2 là: A. 80N. B. 160N. C. 140 N. D. 40N Câu 14: Hai vật cách nhau một khoảng r 1 lực hấp dẫn giữa chúng là F 1. Để lực hấp dẫn giảm 2 lần thì khoảng cách r2 giữa hai vật bằng Trang 1/2 - Mã đề thi 896
  2. r1 r1 A. . 2r B. C. D. 2r 1. 1 2 2 Câu 15: Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 100N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,01s thì bóng sẽ bay đi với tốc độ bằng: A. 6m/s B. 8m/s C. 2m/s D. 4m/s Câu 16: Chọn câu phát biểu đúng A. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại. B. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động. C. Nếu chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi. D. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng. Câu 17: Treo một vật có trọng lượng 6 N vào một lò xo thì lò xo giãn ra 10 mm, treo một vật có trọng lượng chưa biết vào lò xo thì nó giãn ra 20 mm. Trọng lượng của vật chưa biết là A. 9 N. B. 14 N. C. 12 N. D. 10 N. Câu 18: Lực tổng hợp của hai lực đồng qui có giá trị nhỏ nhất khi A. Hai lực thành phần cùng phương, cùng chiều. B. Hai lực thành phần hợp với nhau một góc khác không. C. Hai lực thành phần vuông góc với nhau. D. Hai lực thành phần cùng phương, ngược chiều. Câu 19: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi kéo dãn lò xo để nó có chiều dài 22,5 cm thì lực đàn hồi của lò xo bằng 5 N. Hỏi phải kéo dãn lò xo có chiều dài bao nhiêu để lực đàn hồi của lò xo bằng 4 N? A. 23 cm. B. 25 cm. C. 22 cm. D. 24,0 cm. 2 R Câu 20: Gia tốc trọng trường tại mặt đất là g 0 = 9,8 m/s . Gia tốc trọng trường ở độ cao h = (với R là 5 bán kính của Trái Đất) là A. 6,27 m/s2. B. 6,81 m/s2. C. 4,36 m/s2. D. 22,05 m/s2. Câu 21: Một hợp lực 2N tác dụng theo phương ngang vào một vật có khối lượng 2kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 4s. Đoạn đường mà vật đó đi được trong khoảng thời gian đó là: A. 1,5m B. 8m C. 9m D. 4,5m Câu 22: Một vật chuyển động trên mặt phẵng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật A. Vận tốc ban đầu của vật. B. Độ lớn của lực tác dụng. C. Khối lượng của vật. D. Gia tốc trọng trường. Câu 23: Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào A. Thể tích của hai vật. B. Khối lượng của Trái Đất. C. Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật. D. Môi trường giữa hai vật. Câu 24: Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là khác không và không đổi thì A. Gia tốc của vật tăng dần. B. Gia tốc của vật không đổi. C. Vận tốc của vật không đổi. D. Vật đứng cân bằng. Câu 25: Một xe tải có khối lượng 5 tấn chuyển động qua một cầu vượt (xem như là cung tròn có bán kính r = 100 m) với vận tốc 36 km/h. Lấy g = 10 m/s2. Áp lực của xe tải tác dụng mặt cầu tại điểm cao nhất có độ lớn bằng A. 39000 N. B. 55000 N. C. 45000 N D. 40000 N. HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 896