Đề kiểm tra số 12 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

docx 4 trang thungat 3980
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 12 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_so_13_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra số 12 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 13 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ văn 6 I. Trắc nghiệm: (3,5 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” do ai sáng tác? A.Tố Hữu B. Minh Huệ C. Trần Đăng Khoa D.Cả A,B,C đều sai Câu 2: Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” được sang tác theo thể thơ nào? A. Thể thơ tự do B. Thể thơ năm chữ C. Thể thơ tứ tuyệt D. Thể thơ lục bát Câu 3: Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” anh đội viên đã đối thoại với Bác mấy lần? A. Không lần nào B. Một lần C. Hai lần D.Ba lần Câu 4: Bài “ Đêm nay Bác không ngủ” nói đến việc Bác Hồ không ngủ vì: A. Trời rất lạnh B. Bác thương đoàn dân công, chiến sỹ và lo cho chiến dịch ngày mai. C. Bác là người chỉ huy chiến dịch. D. Bác ở trong mái lều tranh xơ xác. Câu 5: Nhận xét nào sau đây nói đúng phương thức biểu đạt của bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”? A. Bài thơ có sự kết hợp giữa miêu tả và tự sự. B. Bài thơ được làm theo phương thức tự sự C. Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự và miêu tả. D. Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm. Câu 6: Khổ thơ sau đây có sử dụng biện pháp tu từ nào ? Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.
  2. A.So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 7 : Câu thơ nào sau đây sử dụng phép tu từ ẩn dụ. A. Bác vẫn ngồi đinh ninh B. Bóng Bác cao lồng lộng C. Người Cha mái tóc bạc D. Bác thương đoàn dân công II.Tự luận: Câu 1 (1,5 điểm): Ẩn dụ là gì ? Có mấy kiểu ẩn dụ ? Lấy một ví dụ về phép tu từ ẩn dụ và cho biết đó là kiểu ẩn dụ nào ? Câu 2: ( 1,5 điểm) Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” được hiện ra qua cái nhìn và tâm trạng của ai ? Cách thể hiện này có tác dụng gì ? Câu 3 (3,5 điểm): Em hãy tả lại quang cảnh sân trường em vào giờ ra chơi ? - Hết -
  3. HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 I/ Trắc nghiệm (3,5 điểm): Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 B B C B D A C II. Tự luận (6,5 điểm) Câu 1 (1,5 điểm): - Nêu được đúng khái niệm về ẩn dụ. ( 0,5 điểm) - Có bốn kiểu ẩn dụ ( 0,5 điểm) + Ẩn dụ hình thức + Ẩn dụ cách thức + Ẩn dụ phẩm chất + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - Lấy được một ví dụ và chỉ ra kiểu ẩn dụ đó. ( 0,5 điểm) Câu 2 1,5 điểm): - Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ được hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của người chiến sỹ- vừa là người chứng kiến ,vừa là người tham gia vào câu chuyện. (0,5 điểm) - Cách thể hiện ấy làm cho hình tượng Bác Hồ trở nên gần gũi,thân thiết với nhân dân, đồng thời lại biểu hiện được trực tiếp tình cảm của quần chúng đối với lãnh tụ. (1 điểm). Câu 3: (3,5 điểm) * Về hình thức: (0,5 điểm) - Viết đúng thể loại văn miêu tả, có bố cục rõ ràng, mạch lạc, trong bài văn có sử dụng các biên pháp tu từ. - Trình bày sạch đẹp, không mắc nhiều lỗi chính tả. * Về nội dung: Mở bài: (0,5 điểm )Giới thiệu chung về quang cảnh sân trường em giờ ra chơi.
  4. Thân bài: ( 2,0 điểm) Tả quang cảnh chung của sân trường em giờ ra chơi. – Bắt đầu giờ ra chơi : + Các học sinh đổ ra từ các cánh cửa lớn của lớp học + Tập thể dục + Không khí vui nhộn – Những hình ảnh và sinh hoạt trong giờ ra chơi : + Dưới bóng cây xanh các bạn nữ đang nhảy dây + Đằng xa tiếng nói huyên náo ,các bạn nam đang chơi trò chơi + Các hành lang : Thầy cô đang nhìn chúng em vui chơi - Trống báo hiệu giờ ra chơi kết thúc. Kết bài: (0,5 điểm) – Phát biểu cảm nghĩ về quang cảnh sân trương em sau giờ ra chơi. * Biểu điểm: - Điểm 3-3,5: Đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trên. - Điểm 2-2,5: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên nhưng còn mắc phải một vài lỗi nhỏ. - Điểm 1-1,5: Đạt được một số yêu cầu nhưng bài còn mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 0-0,5: Nội dung bài viết quá sơ sài, lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. (Giáo viên tùy thuộc vào sự sang tạo của học sinh, khuyến khích những bài viết sang tạo để cho điểm)