Đề kiểm tra số 5 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 5 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_so_5_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_20.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra số 5 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)
- ĐỀ SỐ 5 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- NĂM 2016-2017 MÔN: NGỮ VĂN 6 I.Trắc nghiệm: (3,5 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng. Câu 1.Phương thức biểu đạt chính trong truyện“ Bức tranh của em gái tôi” là ai? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Kết hợp miêu tả và biểu cảm Câu 2. Truyện “ Bức tranh của em gái tôi” được kể theo ngôi thứ mấy và qua lời kể của nhân vật nào? A. Ngôi thứ nhất, lời của Kiều Phương. B. Ngôi thứ ba, lời chú Tiến Lê. C. Ngôi thứ nhất, lời nguời anh trai D. Ngôi thứ ba, lời của những bức tranh Câu 3. Dòng nào sau đây miêu tả đúng nhất tâm trạng của nguời anh trai khi biết em gái có tài năng hội họa? A. Vui và gắn bó với em. B. Tức và giận em. B. Hãnh diện về em. D. Buồn và đố kị với em. Câu 4. Vì sao Kiều Phương lại chọn vẽ anh trai trong bức tranh dự thi? A. Vì Kiều Phương tức giận với anh trai, cố tình vẽ để trêu anh. B. Vì anh trai đẹp và có nhiều đường nét dễ vẽ. C. Vì muốn làm anh thay đổi cách nghĩ về mình. D. Vì yêu quí anh và coi anh là người thân thiết nhất với mình. Câu 5. Tâm trạng của người anh như thế nào khi đứng trước bức tranh đạt giải của Kiều Phương tại phòng triển lãm? A. Sung sướng, hạnh phúc, tự hào. B. Bất ngờ, ngạc nhiên, sửng sốt. C. Xấu hổ, buồn bã, bực tức. D. Ngạc nhiên, hãnh diện, xấu hổ. Câu 6. Những phẩm chất nào nổi bật ở nhân vật Kiều Phương? A. Tài năng, nghịch ngợm, láu lỉnh. B. Trong sáng, vui vẻ, láu lỉnh. C. Trong sáng, hồn nhiên, tài năng và nhân hậu. D. Hồn nhiên, hiếu động, vui vẻ. Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng về bài học của câu chuyện? A. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác. B. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác. C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua những hạn chế cá nhân. D. Biết trân trọng và vui mừng trước thành công của người khác. II.Tự luận: Câu 1 (1,5 điểm):
- So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh? Lấy một ví dụ về phép tu từ so sánh và cho biết đó là kiểu so sánh nào ? Câu 2: ( 1,5 điểm) Trong bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu, nhà thơ đã dùng những từ ngữ nào để gọi Lượm. Em hãy cho biết ý nghĩa của mỗi cách gọi đó. Câu 3 (3,5 điểm): Em hãy tả lại quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn - Hết – HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B C D Đ D C A Phần II: Tự luận: Câu 1: (1,5 điểm) - Nêu được đúng khái niệm về so sánh. ( 0,5 điểm) - Có hai kiếu so sánh: ( 0,5 điểm) + So sánh ngang bằng + So sánh không ngang bằng - Lấy được một ví dụ và chỉ ra kiểu so sánh đó. ( 0,5 điểm) Câu 2: ( 1,5 điểm) - Trong bài thơ “ Lượm” của Tố Hữu, nhà thơ đã dùng những từ ngữ: cháu, chú bé, chú đồng chí nhỏ để gọi Lượm ( 0,5 điểm). -Nêu đúng ý nghĩa của mỗi cách gọi: (1đ) + Đoạn đầu: nhà thơ gọi Lượm là cháu, thể hiện tình cảm gần gũi, ruột thịt, thân thương. + Đoạn 2: nhà thơ gọi Lượm bằng chú bé, thể hiện cách gọi thân mật, yêu thương ( theo vóc dáng nhỏ bé, xinh xinh, đáng yêu của Lượm) + Cách gọi của nhà thơ: chú đồng chí nhỏ khi kể lại cảnh Lượm đi liên lạc và hi sinh thể hiện sự trân trọng, cảm phục của Tố Hữu với người thiếu niên anh hùng ấy. Câu 3 (3,5 điểm): * Về hình thức: (0,5 điểm)
- - Viết đúng thể loại văn miêu tả, có bố cục rõ ràng, mạch lạc, trong bài văn có sử dụng các biên pháp tu từ. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. * Về nội dung: a.Mở bài: (0,5 điểm ) Giới thiệu chung về quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn . b.Thân bài: ( 2,0 điểm) Tả quang cảnh cụ thể của giờ viết bài tập làm văn. Học sinh biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu: thầy (cô) giáo, không khí lớp học, quang cảnh chung của phòng học ( bảng đen, bốn bức tường, bàn ghế ), cảnh viết bài, cảnh ngoài sân trường, tiếng trống Có thể miêu tả theo thứ tự thời gian, không gian: lúc bắt đầu vào đến khi thu bài, từ ngoài vào trong lớp, từ phía trên bảng đến dưới cuối lớp, từ không khí chung của lớp học đến bản thân người viết c.Kết bài: (0,5 điểm) Cảm nghĩ về quang cảnh giờ viết bài tập làm văn .