Đề kiểm tra số 6 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 3 trang thungat 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra số 6 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_so_6_mon_ngu_van_lop_6_hoc_ky_ii_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra số 6 môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 6 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Ngữ văn 6 I/ TRẮC NGHIỆM: (3,5 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông. ( Ngữ văn 6, tập2) Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? A. Bài học đường đời đầu tiên. C. Vượt Thác. B. Sông nước Cà Mau. D. Cô Tô. Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai? A. Tô Hoài. C. Đoàn Giỏi. B. Nguyễn Tuân. D. Võ Quảng. Câu 3: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? A. Miêu tả. C. Biểu cảm. B.Tự sự . D.Thuyết minh. Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn văn ? A. Ẩn dụ. C. Nhân hóa. B. So sánh. D. Hoán dụ. Câu 5: Cảnh vật được nói tới trong đoạn văn là gì? A. Sinh hoạt. C. Mặt trời mọc trên biển. B. Dòng sông. D. Lao động. Câu 6: Cảnh vật được nói đến trong đoạn văn gợi cho em ấn tượng gì? A.Trong sáng mát mẻ. C. Hùng vĩ và choáng ngợp. B. Êm đềm thơ mộng và bình lặng. D. Rực rỡ, tráng lệ, nên thơ. Câu 7: Chủ ngữ của câu: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” trả lời cho câu hỏi gì? A. Ai ? C. Con gì ? B. Là gì ? D. Cái gì ? II/ TỰ LUẬN: (6,5 điểm)
  2. Câu 1(1,5 điểm ) a. Phó từ là gì? b. Xác định phó từ trong câu sau? Bạn Nam đang đi đá bóng. Câu 2: (1,5 điểm) “Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm nào của nhà văn Tô Hoài? Vì sao nói: những con vật trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa? Câu 3: (3,5 điểm). Hãy tả một tiết học mà em thích nhất. - Hết – HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn 6 Phần I: Trắc nghiệm: mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D B A B C D D Phần II: Tự luận: Câu 1: (1,5 điểm) a. Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ dể bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.(1điểm ) b. Xác định đúng phó từ :(0,5 điểm ) - Phó từ trong câu văn là: đang Câu 2: (1,5 điểm) -“Bài học đường đời đầu tiên” là tên gọi một chương trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài. (0,5 điểm ) -Vì: Chúng được gán cho những nét tâm lí, tính cách, tư duy và quan hệ như của con người. (1điểm ) Câu 3: (3,5 điểm). Đáp án: *Yêu cầu về hình thức: - Xác định đúng thể loại văn miêu tả. - Bố cục đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Viết đúng ngữ pháp chính tả. - Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy. *Yêu cầu về nội dung: - Xác định đúng đối tượng miêu tả một tiết học . *Dàn bài: - Mở bài: + Giới thiệu về tiết học yêu thích + Lí do chọn tiết học. + Ấn tượng của em về tiết học đó. - Thân bài: + Quang cảnh lớp học
  3. + Hoạt động của thầy và trò đầu tiết học. + Hoạt động của thầy và trò giữa tiết học. + Hoạt động của thầy và trò cuối tiết học. - Kết bài: + Suy nghĩ của em về tiết học. + Hứa hẹn sẽ cố gắng học tốt. *Biểu điểm : -3->3,5điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. -2->2,5 điểm: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu, mắc một vài lỗi nhỏ. -1->1,5 điểm: Đạt một nửa yêu cầu, mắc lỗi nhiều . -0->0,5 điểm: Nội dung quá sơ sài, lạc đề, bỏ giấy trắng