Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 3
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2016_2017.docx
Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Đề số 3
- ĐỀ SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2016-2017 Môn: Ngữ văn 9 I: Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Hãy khoanh tròn vào những đáp án mà em cho là đúng. (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1. Ý nào nói đúng những tác phẩm sáng tác sau năm 1975? A. Viếng lăng Bác; Ánh trăng; Sang thu; Mùa xuân nho nhỏ; Bếp lửa B. Viếng lăng Bác; Ánh trăng; Sang thu; Mùa xuân nho nhỏ; Đoàn thuyền đánh cá C. Mùa xuân nho nhỏ; Nói với con; Ánh trăng; Sang thu; Viếng lăng Bác D. Mùa xuân nho nhỏ ; Nói với con; Ánh trăng; Con cò; Sang thu Đáp án: C Câu 2: Hình ảnh sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” là gì? A. Hình ảnh cành hoa C. Hình ảnh nốt trầm xao xuyến B. Hình ảnh con chim D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ Đáp án: D Câu 3: Trong bài thơ “ Sang thu” câu thơ nào diễn tả đặc sắc nhất những đổi thay diệu kì trong không gian lúc giao mùa? A. Sương chùng chình qua ngõ/Hình như thu đã về. B. Vẫn còn bao nhiêu nắng/ Đã vơi dần cơn mưa. C. Có đám mây mùa hạ/ Vắt nửa mình sang thu D. Sông được lúc dềnh dàng/Chim bắt đầu vội vã Đáp án: B Câu 4: Mạch cảm xúc bài thơ “ Viếng lăng Bác” diễn ra theo trình tự nào? A. Trước khi tác giả vào trong lăng – khi vào lăng - trước khi ra về B. Trước khi tác giả vào trong lăng –trước khi ra về - khi vào trong lăng C. Khi vào trong lăng- trước khi tác giả vào trong lăng – khi ra về D. Trước khi tác giả vào trong lăng – khi vào trong lăng - sau khi ra về Đáp án: A Câu 5: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải được viết giống với thể thơ của bài thơ nào? A. Đêm nay Bác không ngủ C. Đồng chí B. Bài thơ về tiểu đội xe không kính D. Bếp lửa Đáp án: A Câu6: Câu thơ “ Hình như thu đã về” sử dụng thành phần biệt lập nào? A. Thành phần cảm thán C. Thành phần tình thái B. Thành phần gọi - đáp D. Thành phần phụ chú Đáp án: C
- II: Tự luận: ( 7 điểm) Câu 1: (1 điểm) “ Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn ” Viết tiếp 5 câu thơ để hoàn chỉnh đoạn thơ? Cho biết đoạn thơ đó thuộc tác phẩm nào và tác giả là ai? Bài thơ đó được viết theo thể thơ nào? Đáp án: - Chép đúng thơ như trong sách giáo khoa ( 0,25 điểm) - Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm “ Nói với con” ( 0,25 điểm) - Tác giả: Y Phương ( 0,25 điểm) - Thể thơ: Tự do ( 0,25 điểm) Câu 2: (1 điểm) Cho 2 đoạn thơ: Đoạn 1: Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. ( Mùa xuân nho nhỏ) Đoạn 2: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. ( Viếng Lăng Bác) Chỉ ra các cụm từ được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ trên , em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao? Đáp án: - Các cụm từ được lặp lại trong hai đoạn thơ: “ta làm”, “muốn làm”. (0,25 điểm) - Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản. ( 0,25 điểm) - Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ. ( 0,5 đểm) Câu 3 ( 1,5 điểm): Đọc hai câu thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ” a: Từ mặt trời trong câu thơ thứ hai có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao? ( 0,5 điểm). b: Em hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh “ mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên? ( 0,5 điểm) c: Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời” trong một bài thơ khác mà em đã học ( ghi rõ tên bài thơ và tên tác giả)? ( 0,5 điểm)
- Đáp án: a: ( 0,5 điểm) ( Lưu ý: học sinh trả lời đúng từ 1- 2 ý cho 0,25 điểm) - Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ. ( 0,25 điểm) - Vì sự chuyển nghĩa của từ “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính tạm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đựa vào để giải thích trong từ. ( 0,25 điểm) b: ( 0,5 điểm) ( Lưu ý: học sinh phân tích đúng được 1 ý cho 0,25 điểm; 2 ý cho 0,5 điểm) Phân tích để thấy được: - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “ mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. - Dùng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước - Đồng thời hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta c: ( 0,5 điểm) - Hai câu thơ có hình ảnh mặt trời: “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”. - Tên bài thơ: “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm Câu 4: (3,5 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ : “ Viếng lăng Bác”, “ Mùa xuân nho nhỏ” đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước. Gợi ý: HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản: *Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng ) *Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời, và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay xây đắp quê hương Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp cuộc đời từ những việc nhỏ (Nêu biểu hiện, ý nghĩa ) *Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN (trở thành người có ích cho gia đình và xã hội ) *Lưu ý:
- GV cân nhắc trong việc chấm phần tự luận ngắn. Có thể bài văn được chấm như sau: + 0,5đ mở bài; + 0,5đ kết bài, + còn đủ các ý chính, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, cho từ 1,5đ thân bài. + Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu ( 1.0đ)