Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 12

doc 3 trang thungat 2830
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_12.doc

Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 12

  1. ĐỀ SỐ 12 I. TRẮC NGHIỆM (3,5đ) Đọc các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Ý nào nói đúng nhất mục đích của thể chiếu? A. Kêu gọi mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. B. Giãi bày tình cảm của người viết. C. Miêu tả phong cảnh, kể sự việc. D. Ban bố mệnh lệnh của nhà vua. Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Nước Đại Việt ta” là gì? A. Thuyết minh. B. Nghị luận. C. Miêu tả. D. Tự sự. Câu 3: Hịch tướng sĩ, Bình ngô đại cáo, Chiếu dời đô, Bàn luận về phép học được viết cùng một thể loại đúng hay sai? A.Đúng. B. Sai. Câu 4: Nội dung nào không phải là phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra trong bài: “Bàn luận về phép học”. A. Học đầy đủ các môn học. B. Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản. C. Học phải kết hợp với hành. D. Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao. Câu 5: Bao trùm toàn bộ văn bản “Nước Đại Việt ta” là tư tưởng, tình cảm gì? A. Tinh thần lạc quan. B. Tư tưởng nhân nghĩa. C. Lòng căm thù. D. Lòng tự hào dân tộc. Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu: “Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” trong bài “Chiếu dời đô” của Lí Thái Tổ. A. Phủ định sự cần thiết của việc dời kinh đô. B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc dời đô. C. Khẳng định sự cần thiết phải dời kinh đô. D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua. Câu 7: “Hịch tướng sĩ là bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”. Điền từ thích hợp vào chỗ trống? A. Áng thiên cổ hùng văn.
  2. B. Tiếng kèn xuất quân. C. Lời Hịch vang dậy núi sông. D. Bài văn chính luận xuất sắc. II. TỰ LUẬN (6,5đ) Câu 1: (1.5đ) a. Em hãy chép lại chính xác 8 câu đầu trong văn bản “Nước Đại Việt ta” trích “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. b. Mục đích của việc nhân nghĩa thể hiện trong đoạn thơ là gì? Câu 2: (1.5đ) a.Đoạn văn sau được trích từ văn bản nào? Của ai? “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỡ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. b.Đoạn văn biểu thị tình cảm gì của tác giả? Câu 3. (3,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu: “Học rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp? Từ đó nêu suy nghĩ về mục đích và phương pháp học của bản thân.
  3. ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm 3.5 điểm (Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D B B A B C D II. TỰ LUẬN: Câu 1: Nhận biết – Thông hiểu: a. Chép chính xác 8 câu đầu của văn bản “ Nước Đại Việt ta” (1đ) b. Mục đích của việc nhân nghĩa: Là để yên dân, trừ bạo làm cho dân được ấm no. (0.5đ) Câu 2: Nhận biết – Thông hiểu. a.Đoạn văn trích từ văn bản “Hịch tướng sĩ” (0.5đ) Của Trần Quốc Tuấn (0.5đ) b.Đoạn văn biểu hiện tình yêu nước cháy bỏng của tác giả (0.5đ) Câu 3(3.5đ). Hình thức: Trình bày đúng hình thức đoạn văn. Nội dung: Nêu được các ý sau: -Vận dụng thấp: + Suy nghĩ về câu “Học rồi mà làm” (2.5đ) Học rồi tóm lược cho gọn: Học rộng, nghĩ sâu, viết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu. + Theo điều học mà làm: Học phải biết kết hợp với hành. Học không chỉ để biết mà còn để làm. Muốn học tốt phải có phương pháp. Học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải biết áp dụng vào thực tế. -Vận dụng cao: (1đ) Nêu mục đích, phương pháp học của bản thân. (Giáo viên phải căn cứ bài làm của học sinh để cho điểm)