Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 22
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_kiem_tra_hoc_ky_mon_ngu_van_lop_8_de_so_22.docx
Nội dung text: Đề ôn kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn Lớp 8 - Đề số 22
- ĐỀ 22 I. Trắc nghiệm: (3,5 điểm) Câu 1: (0,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: nhận biết Văn bản “ Bàn về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp được viết theo thể loại nào? A. Chiếu . C. Cáo B. Tấu . D. Hịch. Câu 2: (0,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: nhận biết Phương thức biểu đạt chính của văn bản “Bàn về phép học”là gì? A. Tự sự . C. Thuyết minh. B. Nghị luận. D. Miêu tả. Câu 3: (0,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: nhận biết Văn bản nào sau đây không thuộc mảng văn học nghị luận hiện đại? A. Thuế máu. C. Bàn về phép học B. Đi bộ ngao du. D. Chiếu dời đô. Câu 4: (0,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: thông hiểu Nội dung chính của văn bản “ Thuế máu” là gì? A.Phản ánh tình cảnh khổ cực của người dân thuộc địa trên đất Pháp. B. Tố cáo sự bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp với người lao động trên đất thuộc địa. C. Tố cáo thủ đoạn lừa bịp, giả dối của thực dân Pháp khi đưa người dân An Nam đi là lính đánh thuê. D. Thể hiện sự bất bình của người An Nam đối với cuộc chiến tranh phi nghĩa. Câu 5: (0,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: thông hiểu Thành ngữ nào có ý nghĩa tương đương với câu “ Theo điều học mà làm” trong văn bản “Bàn về Phép học” của Nguyễn Thiếp? A. Học đi đôi với hành. C. Ăn vóc học hay. B. Học như vẹt. D.Họ như cuốc kêu. Đáp án : A
- Câu 6: (0,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: thông hiểu Tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm”? A. Thể hiện thứ tự trước sau của các hoạt đông. B. Nhấn mạnh hình ảnh đặc điểm, sự việc. C. Liên kết với những câu trong văn bản. D. Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm. Câu 7: (0,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: thông hiểu Ông Giuốc – đanh trong văn bản “Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục là người như thế nào? A. Kém hiểu biết nhưng lại cầu kì trong ăn uống. B.Quê mùa, hài hước, nghèo khó. C.Dốt nát nhưng lại tỏ ra là người hiểu biết. D.Dốt nát nhưng lại thích học đòi làm sang. II. Tự luận: (6,5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: nhận biết (0,5 điểm), thông hiểu (1 điểm) a.Văn bản “Thuế Máu” được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? ( 0,5 đ) b. Phân tích rõ cái gọi là “Chế độ lính tình nguyện” được nêu lên trong bài Thuế máu? ( 1đ) Câu 2 (1,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: nhận biết (0,5 điểm), thông hiểu (1 điểm) a. Văn bản “ Đi bộ ngao du” có mấy luận điểm chính? b. Tóm tắt ngắn gọn các luân điểm chính mà Ru – xô đã trình bày trong văn bản? Câu 3: ( 3,5 điểm) Cấp độ tư duy cần kiểm tra: vận dụng (2,5 điểm), vận dụng cao (1 điểm) Em hãy viết một đoạn văn nghị luận để làm rõ quan điểm “ Học đi đôi với hành” và cần “ Theo điều học mà làm” ( Trích bài Bàn luận về phép học - Nguyễn Thiếp)
- ĐÁP ÁN I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B B C,D C A A D II. Tự luận: (6,5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) a. Văn bản Thuế máu được trích từ tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” của Nguyễn Ái Quốc. b. - Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ rồi sau đó đến con nhà giàu, nếu không muốn đi lính thì xì tiền ra. - Tốp thì bị xích tay, tốp thì bị nhốt, có lính pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nồng sẵn -> Mị dân lừa bịp. Đó là một cuộc bắt lính chứ không phải tình nguyện Câu 2 (1,5 điểm) a. Văn bản đi bộ ngao du có 3 luận điểm chính.(0.5đ) b.Ba luận điểm chính mà Ru-xô đã trình bày là(1đ) - Đi bộ ngao du rất thoải mái chủ động và tự do. - Đi bộ ngao du rất có ích, vì quan sát, học tập được nhiều kiến thức trong thế giới tự nhiên. - Đi bộ ngao du cùng thú vị, có tác dụng tốt cho sức khoẻ. Câu 3: ( 3,5 điểm) Hình thức: Bài viết có hình thức đoạn văn, có câu chủ đề, trình bày rõ rang mạch lạc. Nội dung:Đoạn văn cần làm rõ các ý sau - “Học đi đôi với hành”, “ Theo điều học mà làm” -> Lời dạy có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc học của mỗi người.(0,5đ) - Giải thích khái niệm “ học” và “hành”( 1.đ) + Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết là những kinh nghiệm nói chung, là trau dồi kiến thức để mở mang trí tuệ cho con người. + Hành là thực hành, ứng dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Học và hành có mối quan hệ biện chứng, là quá trình thống nhất để có kiến thức, trí tuệ. - Học phải đi đôi với hành:(1đ) + Học với hành phải đi đôi với nhau, không tách rời nhau. + Nếu chỉ học có kiến thức lí thuyết mà không áp dụng thực tế thì học không có tác dụng.
- + Nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng dẫn đến làm việc mò mẫm, sẽ lúng túng, trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa. ( dẫn chứng minh họa trong học tập ) - Phương pháp học của người học sinh(0.5) +Học ở trường: Học lí thuyết kết hợp với luyện tập. Học phải chuyên cần, chăm chỉ. + Mở rộng ra còn học ở sách vở, bạn bè, học trong cuộc sống. + Tránh tư tưởng sai lầm học cốt thi đỗ lấy bằng cấp là đủ. Đó là lối học hình thức. - “ Học đi đôi với hành” là phương pháp học tập đúng đắn.(0.5)