Đề ôn tập môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

doc 12 trang thungat 2280
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_tieng_viet_toan_lop_3_nam_hoc_2019_2020_co_dap.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Tiếng Việt + Toán Lớp 3 - Năm học 2019-2020 (Có đáp án)

  1. Đề ôn từ ngày 16/3/2020 đến 29/3/2020 Họ và tên: lớp: 3B ĐỀ ÔN TOÁN 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM |: Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1: Số chín trăm mười hai viết là: A. 92 B. 902 C. 912 Câu 2: Cho số bé là 5, số lớn là 35. Hỏi số lớn gấp mấy lần số bé? A. 8 lần B. 7 lần C. 9 lần Câu 3: Số bé nhất có 3 chữ số khác nhau là: A. 102 B. 101 C. 123 Câu 4: Giá trị của biểu thức 840 : (2 + 2) là:: A. 210 B. 220 C. 120 B. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1 : Đặt tính rồi tính 533 + 128 728 – 245 172 x 4 798 : 7 897 : 8 506 : 4 Bài 2: Tìm x biết: 90 : x = 6 x : 5 = 83 x x 4 = 340 x : 7 = 264 ( dư 5) Bài 3: Người ta xếp 100 cái bánh vào các hộp, mỗi hộp có 5 cái. Sau đó xếp các hộp vào thùng mỗi thùng 4 hộp. Hỏi có bao nhiêu thùng bánh? Bài 4: Xét quan hệ các số trong một hình tròn sau rồi điền số thích hợp vào chỗ dấu chấm hỏi?
  2. ĐỀ ÔN TOÁN 2 I/ Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng 1. Giá trị biểu thức: 789 – 45 + 55 là: A.100 B.799 C.744 D. 689 2. Giá trị biểu thức: 930 – 18 : 3 là: A.924 B. 304 C.6 D. 912 3. 7m 3 cm = cm: A. 73 B. 703 C. 10 D. 4 4. Có 750 quyển sách sách xếp đều vào 5 tủ, mỗi tủ có 2 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau? A. 75 quyển B. 30 quyển C. 6 0 quyển D. 125 quyển 5. Có 7 con vịt, số gà nhiều hơn số vịt 56 con. Hỏi số vịt bằng một phần mấy số gà? A. 1/2 B. 1/9 C. 2/3 D. 1/6 6. Một chiếc bìa hình chữ nhật có chiều dài 25 dm, chiều rộng 1dm. Chu vi miếng bìa đó là bao nhiêu đề – xi – mét? A. 52dm B.70cm C.7dm D. 70 dm 7. Hình vẽ dưới đây có mấy góc vuông? A. 1 B. 2 C.3 D. 4 8. 8 x 7 < x 8 A. 7 B. 5 C. 8 D. 6 II/ Phần tự luận Bài 1 : Đặt tính rồi tính 487 + 204 660 – 251 124 x 3 847 : 7 847 : 3 847 : 5 Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 267 + 125 – 278 = 538 – 38 x 3 = = = Bài 3: Tìm x x : 6 = 100 + 8 x x 7 = 357 + 35 x : 9 = 245 ( dư 8)
  3. Bài 4: Một cửa hàng có 453 kg gạo, đã bán được 1/3 số gạo đó. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki- lô- gam gạo? Bài 5: Phép chia có số chia là số lớn nhất có một chữ số, thương là số nhỏ nhất có hai chữ số, số dư là số dư lớn nhất có thể. Tìm số bị chia trong phép chia đó. ĐỀ ÔN TOÁN 3 I/ Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu1: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: a) Số liền trước của 130 là: A. 131 B. 140 C. 129 D. 120 b) Một cái ao hình vuông có cạnh 6 m. Chu vi của hình vuông đó là: A. 24m B.36 m C. 10 m D. 12 cm c) 9m 8cm = . cm . Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm là: A. 98 B. 908 C. 980 D . 9080 d) Gấp 7 lít lên 10 lần thì được: A. 15 lít B. 49 lít C. 70 lít D. 65 lít Câu 2. Số nhỏ nhất có 4 chữ số là: A. 1011 B. 1001 C. 1000 D. 1111 Câu 3. Nhà em có 24 con gà. Số vịt nhiều hơn số gà là 2 con. Hỏi nhà em có bao nhiêu con vịt? A. 8 con B. 10 con C. 12 con D. 22 con Câu 4: Trong một phép chia có số chia là 8, thương bằng 24 và số dư là 7.Số bị chia là: A. 199 B. 119 C. 191 D. 991 Câu 5: Đồng hồ chỉ : A. 10 giờ 10 phút B. 10 giờ 19 phút C. 2 giờ 10 phút D. 10 giờ 2 phút Câu 6: Chu vi hình vuông có cạnh 5cm là : A. 5cm B. 10cm C. 15cm D. 20cm
  4. B/ Phần tự luận Câu 1: Đặt tính rồi tính 235 + 312 692 – 579 128 x 4 168: 6 692 : 4 579 : 5 Câu 2:Tìm x 549 + x = 1326 x - 636 = 5618 8 x x = 476 x : 8 = 351 ( dư 7) Câu 3: Lan có 6 hộp kẹo, Lan cho bạn 24 viên kẹo thì Lan còn lại 4 hộp kẹo nguyên. Hỏi Lan có tất cả bao nhiêu viên kẹo? Câu 4: Có 280 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ có 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau ?
  5. ĐỀ ÔN TOÁN 4 A/ Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Số lớn nhất trong các số: 1345, 1543, 1435, 1354 là: a. 1345 b. 1435 c. 1354 d. 1543 Câu 2: Số thích hợp điền vào chỗ chấm để được 7m2cm = cm là: a. 72cm b. 702cm c. 720cm d. 725cm Câu 3: Một phần tư (1/4 ) của 12m là: a. 48m b. 3m c. 16m d. 8m Câu 4: Phép tính chia nào dưới đây có kết quả là 7? a. 28 : 7 b. 48 : 6 c. 81 : 9 d. 56 : 8 Câu 5: x : 6 = 3 (dư 2), giá trị của x là: a. 18 b. 2 c. 20 d. 21 Câu 6: Hình bên có: a. 3 góc vuông b. 4 góc vuông c. 5 góc vuông d. 6 góc vuông Câu 7: Khung của một bức tranh là hình vuông có cạnh 50 cm. Hỏi chu vi của khung bức tranh đó bằng bao nhiêu mét? A. 200 m B. 2 m C. 20 m D. 2000 m Câu 8: Hình chữ nhật có chu vi là 24cm,chiều dài là 8cm.Hỏi chiều rộng dài bao nhiêu xăng- ti-mét ?: A. 32 cm. B: 12 cm. C. 4 cm. D. 192 cm B/ Phần tự luận Câu 1: Đặt tính rồi tính 235 + 312 692 – 579 128 x 4 3 168: 6 2 267 : 5 5 278 : 7 Câu 2:Tính giá trị của biểu thức: a) 84 : (23 - 20) = b) 276 + 17 x 3 = = = Câu 3: Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 207 quyển sách, Số sách đó chia đều cho 9 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách?
  6. Câu 4:Tìm một số, biết rằng lấy số đó chia cho 5 thì được thương là 8 và dư là 7 ĐỀ ÔN TOÁN 5 Phần I: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng 1.Hiệu của hai số 219 và 175 là: A 144 B. 44 C. 45 D .145 2.Cho dãy số:300; 306; .;318;324.Số cần điền vào chỗ chấm là: A. 307 B. 311 C. 312 D. 317 3.Tìm của 60 phút là: A 12 phút B. 300 phút C. 55 phút D .60 phút 4.6m4cm= cm Số thích hợp viết vào chỗ chấm là: A. 64 B.604 C.640 D.600 5. 52 + 53 x 3. Giá trị của biểu thức là: A. 315 B. 211 C. 105 D. 159 6. Hình bên có góc vuông và . góc không vuông. A. 6 góc vuông và 3 góc không vuông. B. 5 góc vuông và 3 góc không vuông. C.5 góc vuông và 2 góc không vuông. 7. Ngăn trên có 36 quyển sách, ngăn dưới có 9 quyển sách. Hỏi số sách ngăn dưới bằng một phần mấy số sách ngăn trên? A. B. C. D. Phần II:Làm các bài tập sau: 1. Đặt tính rồi tính: 328 + 472 359 + 324 658 - 472 801 - 572 903 - 381 192x 4 328 x 7 472 x 6 359 x 9 324 x 7 658 : 6 472 : 4 801 : 7 572 : 5 903 : 8 2. Tìm x 4 x x = 236 + 524 x - 287 = 43 x 4 x : 5 = 876 ( dư 4) 3. Mảnh vải trắng dài 152m, mảnh vải hoa dài gấp 3 lần mảnh vải trắng. Hỏi cả 2 mảnh vải dài bao nhiêu mét?
  7. 4. Tuổi Hoa bằng 1 tuổi mẹ và bằng 1 tuổi ông. Ông hơn mẹ 27 tuổi. Hỏi Hoa bao nhiêu tuổi? 4 7 ĐỀ ÔN TOÁN 6 A/ Phần trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1:Số lớn nhất trong các số: 453, 345, 435, 354 là: a. 345 b. 435 c. 354 d. 453 Câu 2:Số thích hợp điền vào chỗ chấm để được 7km2dam = dam là: a. 72 b. 702 c. 720 d. 725 1 Câu 3: Một phần tư ( ) của 1 giờ là: 4 a. 40 phút b. 15 phút c. 30 phút d. 20 phút Câu 4:Phép tính chia nào dưới đây có kết quả là 7 ? a. 28 : 7 b. 48 : 6 c. 81 : 9 d. 56 : 8 Câu 5: x : 236 = 3 (dư 2), giá trị của x là: a. 698 b. 702 c. 704 d. 710 Câu 6:Hình bên có: a. 3 góc vuông b. 4 góc vuông c. 5 góc vuông d. 6 góc vuông Câu 7: Minh ngồi học từ lúc 7giờ15 phút, minh học trong 2 giờ. Hỏi Minh học xong đồng hồ chỉ mấy giờ? A. 9 giờ 15 phút B. 8 giờ 15 phút C. 3 giờ 15 phút Câu 9: Một năm có 365 ngày. Hỏi năm đó có bao nhiêu tuần và dư mấy ngày? A. 52 tuần 1 ngày B. 53 tuần C. 52 tuần 2 ngày B/ Phần tự luận Câu 7:Đặt tính rồi tính 235 + 312 561 + 389 920 - 274 852 - 329 692 – 579 128 x 4 168: 6 Câu 8:Tính giá trị của biểu thức: a) 684 : (123 - 120) b) 76 + 207 x 3 Câu9. Có 5 thùng sách, mỗi thùng đựng 104 quyển sách, Số sách đó chia đều cho 4 thư viện trường học. Hỏi mỗi thư viện được chia bao nhiêu quyển sách? Câu10: Người ta xếp 800 cái bánh vào các hộp, mỗi hộp 4 cái. Sau đó xếp các hộp vào thùng, mỗi thùng 5 hộp. Hỏi có bao nhiêu thùng bánh? Câu 11: Tìm một số, biết rằng lấy số đó chia cho 5 thì được thương là 8 và dư là 7 Câu 12: Tích hai số là 140, nếu tăng thừa số thứ nhất lên 5 đơn vị thì tích mới là 160. Tìm hai số đó? Câu 13: Mẹ có 24 quả cam mẹ cho Minh 1/3 số cam và 5 quả. Hỏi mẹ cho minh bao nhiêu quả?
  8. TIẾNG VIỆT Bài 1: Em hãy đọc to, rõ ràng, rành mạch bài tập đọc: Đối đáp với vua – Sách Tiếng Việt tập 2 - Trang 49 (5 lần) và trả lời các câu hỏi ( SGK - 50) vào vở. Gợi ý: Câu 1: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện. Câu 2: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện. Câu 3: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện. Câu 4: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện. Câu 5: Em hãy đọc đoạn 3 và 4 của truyện, nhận xét vế đối của Cao Bá Quát. Bài 2: Em hãy đọc to, rõ ràng, rành mạch bài tập đọc:Mặt trời mọc ở đằng tây – Sách Tiếng Việt tập 2 - Trang 52 (5 lần) và trả lời các câu hỏi ( SGK - 53) vào vở. Gợi ý: Câu 1: Em hãy đọc câu thơ của người bạn Pu-skin và nhận xét. Câu 2: Em đọc đoạn thơ mà Pu-skin đã chữa cho bạn và nhận xét. Câu 3: Từ một câu thơ vô lí của người bạn, Pu-skin đã biến nó trở nên hợp lí, em hãy giải thích. Bài 3: Em hãy đọc to, rõ ràng, rành mạch bài tập đọc: Tiếng đàn – Sách Tiếng Việt tập 2 - Trang 54 (5 lần) và trả lời các câu hỏi ( SGK - 55) vào vở. Gợi ý: Câu 1: Em hãy đọc câu đầu bài. Câu 2: Em hãy đọc đoạn sau: Em nâng đàn giữa yên lặng của gian phòng. Câu 3: Em hãy đọc đoạn sau: Em nâng đàn khẽ rung động. Câu 4: Em hãy đọc đoạn sau: Tiếng đàn bay ra vườn đến hết. Bài 43: Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? - Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. - Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Bài 5: Đặt câu hỏi cho bộ phận gạch chân: - Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại. - Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. Bài 6: Điền dấu phẩy thích hợp vào mỗi câu sau: - Trong ánh mặt trời vàng óng rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ. - Ếch con ngoan ngoãn chăm chỉ thong minh. - Nắng cuối thu vàng ong dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu. - Trời xanh ngắt trên cao xanh như dòng sông trong trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. - Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường lại rụng đầy. Bài 7: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một nghề mà em yêu thích. Bài 8:Viết chính tả đoạn 3 bài " Đối đáp với vua " ( SGK - 50) Bài 9:Viết chính tả đoạn 2 bài " Tiếng đàn " ( SGK - 55) Bài 10: Em hãy đọc to, rõ ràng, rành mạch bài tập đọc: Hội vật – Sách Tiếng Việt tập 2 - Trang 58 (5 lần) và trả lời các câu hỏi ( SGK - 59) vào vở. Gợi ý:
  9. Câu 1: Em hãy đọc đoạn 1 của truyện. Câu 2: Em hãy đọc đoạn 2 của truyện, chỉ ra điểm khác nhau giữa cách đánh của ông Cản Ngũ và Quắm Đen. Câu 3: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện. Câu 4: Em hãy đọc đoạn 4, 5 của truyện và nhận xét cách đánh của ông Cản Ngũ. Bài 11: Em hãy đọc to, rõ ràng, rành mạch bài tập đọc: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên – Sách Tiếng Việt tập 2 - Trang 60 (5 lần) và trả lời các câu hỏi ( SGK - 61) vào vở. Gợi ý: Câu 1: Em hãy đọc đoạn sau: Từ đầu người phi ngựa giỏi nhất. Câu 2: Em hãy đọc đoạn sau: Đến giờ xuất phát đến hết. Câu 3: Em hãy đọc đoạn cuối bài, chú ý tới hình ảnh những chú voi đua về đích đầu tiên. Bài 12: Em hãy đọc to, rõ ràng, rành mạch bài tập đọc: Ngày hội rừng xanh – Sách Tiếng Việt tập 2 - Trang 62 (5 lần) và trả lời các câu hỏi ( SGK - 63) vào vở. Gợi ý: Câu 1: Em hãy tìm các từ ngữ tả hoạt động của: Gõ kiến, gà rừng, công, khướu, kì nhông. Câu 2: Em chú ý tới các sự vật khác như: tre, trúc, khe suối, cây, nấm, con nước. Câu 3: Trong bài thơ có rất nhiều hình ảnh nhân hóa sinh động và gần gũi, em hãy chọn hình ảnh mình thích nhất. Bài 13:Viết chính tả đoạn 4,5 bài " Hội vật " ( SGK - 59) Bài 14:Viết chính tả đoạn 2 bài " Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên " ( SGK - 60) Bài 15:Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động trong câu sau: - Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. - Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản. - Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. - Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Bài 16:Gạch một gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch hai gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào? - Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. - Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Bài 17:Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: - Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác. - Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. - Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp. - Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. - Những chùm hoa trắng muốt nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Bài 19: Đặt một câu có hình ảnh so sánh:
  10. Bài 20: Viết đoạn văn ngắn giới thiệu về một môn nghệ thuật mà em yêu thích.
  11. ĐÁP ÁN TIẾNG VIỆT Bài 1: Bài tập đọc: Đối đáp với vua Câu 1:Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở Hồ Tây, Thăng Long (Hà Nội). Câu 2: Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn được nhìn rõ mặt vua. Câu 3: Để thực hiện mong muốn đó, cậu bé Cao Bá Quát đã cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm và khi bị bắt thì la hét, vùng vẫy làm náo động cả lên khiến nhà vua phải truyền lệnh dẫn cậu tới xét hỏi. Câu 4: Vua bắt Cao Bá Quát đối vì cậu đã tự xưng là học trò. Câu 5: Cậu đã đối lại vế đối của nhà vua rất nhanh và cũng rất hoàn chỉnh. Ta còn thấy trong vế đối của cậu có các từ "người trói người". Vế đối biểu lộ sự bất bình của ông (ngầm oán trách vua bắt trói người trong cảnh trời nắng chang chang, chẳng khác nào cảnh cá lớn đớp cá bé). Nội dung: Ca ngợi tài năng của Cao Bá Quát. Ông là người thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ. Bài 2: Bài tập đọc:Mặt trời mọc ở đằng tây Câu 1: Câu thơ của người bạn Pu-skin vô lí ở chỗ : anh bạn này cho rằng mặt trời mọc ở đằng tây, trong khi mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây. Câu 2: Pu-skin đã làm tiếp ba câu thơ khác để có thể kết hợp với câu thơ vô lí của bạn làm thành một bài thơ hoàn chỉnh, rất ngộ nghĩnh và hợp lí. Câu 3: Pu-skin đã viết câu thứ hai để khẳng định "mặt trời mọc ở đằng tây" là một chuyện lạ. Chính điều này đã làm cho bài thơ của Puskin trở thành hợp lí. Nội dung: Ca ngợi tài ứng tác thơ và sự sáng tạo của nhà thơ Pu-skin. Bài 3: Bài tập đọc: Tiếng đàn Câu 1: Thuỷ nhận cây đàn vi-ô-lông, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc để chuẩn bị vào phòng thi. Câu 2: Những từ ngữ miêu tả âm thanh của cây đàn là : những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng. Câu 3: Cử chỉ, nét mặt của Thuỷ khi kéo đàn : nâng đàn đặt lên vai, vầng trán hơi tái đi nhưng gò má ứng hồng, đôi mắt sẫm màu hơn, đôi mi rậm cong dài khẽ rung động. Tất cả những điều đó nói lên : Thuỷ có phần thấy căng thẳng, nhưng rồi vẫn tự tin, tập trung vào sự thể hiện bản nhạc với sự rung động trong lòng, đã truyền tình cảm vào tiếng đàn của mình. Câu 4: Khung cảnh thanh bình bên ngoài như hoà với tiếng đàn : vài cành ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi, lũ trẻ thả những chiếc thuyền giấy trên các vũng nước mưa, dân chài tung lưới trên Hồ Tây, hoa mười giờ nở đỏ quanh ven hồ, bóng chim bồ câu lượn nhanh trên các mái nhà cao thấp. Nội dung: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Bài 10: Bài tập đọc: Hội vật Câu 1: Các chi tiết miêu tả cảnh sôi động của hội vật: tiếng trống dồn dập, người tứ xứ đến xem đông như nước chảy vì ai cũng muốn xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ, người ta chen lấn nhau, quây kín sới vật, nhiều người phải trèo lên những cây cao xem cho rõ. Câu 2: Cách đánh của ông Cản Ngũ khác hẳn cách đánh của Quắm Đen. - Quắm Đen thì lăn xả vào, vờn bên trái, đánh bên phải, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hoá khôn lường. - Ông Cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, hai tay dang rộng, để sát xuống mặt đất, xoay xoay chống đỡ. Câu 3: Việc ông Cản Ngũ bước hụt làm tình hình keo vật thay đổi hẳn Ông Cản Ngũ bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm lấy một bên chân ông, bước lên. Người xem reo ồ lên và đinh ninh ông Cản Ngũ sẽ bị vật ngã. Keo vật trở nên sôi động, hấp dẫn người xem, không còn vẻ chán ngắt như lúc trước.
  12. Câu 4: Theo em, Quắm Đen trẻ tuổi, có sức khoẻ, có tinh thần hăng hái nhưng nóng nảy và thiếu mưu trí. Ông Cản Ngũ thì cao tuổi hơn, không còn nhanh nhẹn bằng Quắm Đen, nhưng ông rất khoẻ, giàu kinh nghiệm vật và rất mưu trí. Ông để Quắm Đen ôm chân mình chính là đưa Quắm Đen vào thế bị động và cuối cùng ông đã bình tĩnh nhấc bổng Quắm Đen lên một cách dễ dàng. Như vậy là ông đã thắng nhờ sức khoẻ (cái chân ông chắc như cột sắt), nhờ kinh nghiệm và mưu trí. Nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật và chiến thắng xứng đáng của đô vật già, trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn nông nổi, thiếu kinh nghiệm. Bài 11: Bài tập đọc: Ngày hội đua voi ở Tây Nguyên Câu 1: Các chi tiết tả công việc chuẩn bị cho cuộc đua : Chọn sẵn đoạn đường đua tốt, phẳng lì, dài hơn trăm cây số, chiêng khua trống đánh vang lừng. Mười chú voi dàn hàng ngang ở nơi xuất phát, hai chàng man gát ăn mặc đẹp đẽ ngồi sẵn trên voi với vẻ rất bình tĩnh. Câu 2: Cuộc đua diễn ra như sau : Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên. Mười con voi lao đầu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về đích. Câu 3: Cử chỉ ngộ nghĩnh, dễ thương của voi đua : các chú voi chạy tới đích trước tiên đều ghìm đà, huơ vòi chào khán giả đang nhiệt liệt cổ vũ cho chúng. Nội dung : Bài văn miêu tả lễ hội đua voi ở Tây Nguyên, qua đó cho thấy nét độc đáo trong sinh hoạt của đồng bào Tây Nguyên, sự thú vị và bổ ích của hội đua voi. Bài 12: Bài tập đọc: Ngày hội rừng xanh Câu 1: Trong ngày hội rừng xanh, các con vật cùng tưng bừng hoạt động : Chim gõ kiến nổi mõ Gà rừng gọi vòng quanh Công dẫn đầu đội múa Khướu lĩnh xướng dàn ca Kì nhông diễn ảo thuật Câu 2: Các sự vật khác cùng tham gia lễ hội : Tre, trúc thổi nhạc sáo Khe suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Nấm mang ô đi hội Cọn nước chơi trò đu quay. Câu 3 Ví dụ : Em thích nhất hình ảnh : Ô kìa anh cọn nước Đang chơi trò đu quay. Tác giả nhận xét thật tài tình : hoạt động của cọn nước cũng quay tròn giống như chiếc đu quay. Nội dung: Bài thơ miêu tả hoạt động rất sinh động, đáng yêu của các con vật, sự vật trong Ngày hội rừng xanh.