Đề ôn thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_on_thi_cuoi_hoc_ky_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_2.pdf
Nội dung text: Đề ôn thi cuối học kỳ II môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021
- ÔN THI CUỐI HK2 TIẾNG VIỆT 5 - NĂM: 2020-2021 ĐỀ 1 I - Đọc thầm và làm bài tập Nghĩa thầy trò Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ ,rồi nói: - Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng. Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở trước hiên , một cụ già trên tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kín vái và nói to: - Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy. Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. Theo HÀ ÂN Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất với mỗi câu sau: Câu 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì? A. Để mừng thọ thầy. B. Để nhờ thầy dạy học . C. Để mượn thầy những cuốn sách quý. Câu 2: Chi tiết nào cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu? A. Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu. B. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. C. Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Câu 3: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy đã dạy cho cụ từ thuở học vỡ lòng như thế nào? A. Cụ giáo Chu rất sợ người thầy từ thuở học vỡ lòng. B. Cụ giáo Chu rất nhớ ơn người thầy dạy từ thuở học vỡ lòng. C. Cụ giáo Chu quen thân người thầy dạy từ thuở học vỡ lòng. Câu 4: Bài văn trên thuộc chủ đề nào? A. Người công dân. Trang 1
- B. Nhớ nguồn. C. Vì cuộc sống thanh bình. Câu 5: Vì sao cụ giáo Chu lại mời học sinh của mình đến thăm thầy cũ ? A. Vì cụ nghĩ mình trở thành thầy giáo là nhờ công lao dạy dỗ của thầy cũ, cả mình và học trò của mình đều mang ơn thầy cũ. B. Vì cụ muốn giới thiệu với thầy giáo cũ học trò của mình. C. Vì cụ muốn giới thiệu với học trò thầy giáo cũ của mình. Câu 6: Đặt 1 câu ghép có chứa cặp từ hô ứng. Câu 7: Hai câu “ Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau, chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa tím ” được liên kết với nhau bằng cách: Câu 8: Nhóm từ nào dưới đây có tiếng “truyền” có nghĩa là trao lại kiến thức cho người khác(thường thuộc các thế hệ sau)? A. Truyền nghề, truyền thống. B. Truyền bá, truyền hình. C. Truyền nhiễm, truyền máu. Câu 9: Nêu 2 thành ngữ, tục ngữ tôn vinh người thầy giáo và nghề dạy học? II - Chính tả Nghe viết bài Tà áo dài Việt Nam, đoạn từ “Áo dài phụ nữ . chiếc áo dài tân thời” Trang 2
- III - Tập làm văn Tả về một người thầy hoặc cô giáo để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất. Trang 3
- Trang 4
- ĐỀ 2 I - Đọc thầm và làm bài tập Út Vịnh Nhà Út Vịnh ở ngay bên đường sắt. Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố. Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray. Lắm khi, trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu. Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó nhất là thuyết phục Sơn - một bạn rất nghịch, thường chạy trên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa. Một buổi chiều đẹp trời, gió từ sông Cái thổi vào mát rượi. Vịnh đang ngồi học bài, bỗng nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi dài như giục giã. Chưa bao giờ tiếng còi tàu lại kéo dài như vậy. Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu. Thì ra hai cô bé Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đó. Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn: - Hoa, Lan, tàu hỏa đến! Nghe tiếng la, bé Hoa giật mình, ngã lăn khỏi đường tàu, còn bé Lan đứng ngây người, khóc thét. Đoàn tàu vừa réo còi vừa ầm ầm lao tới. Không chút do dự, Vịnh nhào tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng, cứu sống cô bé trước cái chết trong gang tất. Biết tin, cha mẹ Lan chạy đến. Cả hai cô chú ôm chầm lấy Vịnh, xúc động không nói nên lời. Theo TÔ PHƯƠNG Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất với mỗi câu sau: Câu 1: Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì? A. Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố. B. Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường, lúc thì tháo cả ốc gắn các thanh ray. C. Nhiều khi bọn trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy qua. D. Tất cả các ý trên. Câu 2: Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt? A. Thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy thả diều trên đường tàu. B. Đã thuyết phục bạn này không thả diều trên đường tàu nữa. C. Cả hai ý trên đều sai. D. Cả hai ý trên đều đúng. Câu 3: Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì? A. Thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu. B. Thấy tàu đang chạy qua trên đường trước nhà Út Vịnh. Trang 5
- C. Thấy tàu đang đỗ lại trên đường trước nhà Út Vịnh. D. Thấy hai bạn nhỏ đứng trong nhà nhìn tàu chạy qua trên đường tàu. Câu 4: Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? A. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh lao ra khỏi nhà như tên bắn, la lớn. B. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh chạy ra khỏi nhà chặn tàu lại. C. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh khóc và la lớn. D. Hai bạn nhỏ đang chơi trên đường tàu, Vịnh cùng chơi với hai bạn nhỏ. Câu 5: Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? A. Yêu hai bạn nhỏ quê em và đường sắt. B. Yêu hai bạn nhỏ quê em. C. Yêu đường sắt quê em. D. Ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông. Câu 6: Ý nghĩa của câu chuyện này là: A. Ca ngợi Út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai. B. Thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt. C. Dũng cảm cứu em nhỏ. D. Tất cả các ý trên. Câu 7: Câu “Hoa, Lan, tàu hỏa đến!” A. Câu cầu khiến. B. Câu hỏi. C. Câu cảm. D. Câu kể. Câu 8: Dấu phẩy trong câu: “Mấy năm nay, đoạn đường này thường có sự cố.” có tác dụng gì? A. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. C. Ngăn cách các vế trong câu ghép. D. Ngăn cách các vế trong câu đơn. Câu 9: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống: (ngày mai; đất nước) Trẻ em là tương lai của Trẻ em hôm nay, thế giới II - Chính tả Nghe viết bài Trí dũng song toàn, đoạn từ “Thấy sứ thần Việt Nam . đến hết” Trang 6
- III - Tập làm văn Tả người bạn thân của em. Trang 7
- Trang 8
- ĐỀ 3 I - Đọc thầm và làm bài tập Một vụ đắm tàu Trên chiếc tàu thuỷ rời cảng Li-vơ-pun hôm ấy có một cậu bé tên là Ma-ri-ô, khoảng 12 tuổi. Tàu nhổ neo được một lúc thì Ma-ri-ô quen một bạn đồng hành. Cô bé là Giu-li-ét-ta, cao hơn Ma-ri-ô. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. Ma-ri-ô không kể gì về mình. Bố cậu mới mất nên cậu về quê sống với họ hàng. Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sống lớn ập tới, xô cậu ngã dúi. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm. Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: “Còn chỗ cho một đứa bé.” Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra. - Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. - Một người nói. Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẩn thờ tuyệt vọng. Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ” Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng. Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng trên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu : “Vĩnh biệt Ma-ri-ô!” Theo A-MI-XI Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất với mỗi câu sau: Câu 1: Điền chi tiết thích hợp vào từng chỗ trống a) Hoàn cảnh của Ma-ri-ô khi lên tàu và mục đích chuyến đi của cậu: b) Hoàn cảnh của Giu-li-ét-ta khi lên tàu và mục đích chuyến đi của cô: Câu 2: Khi Ma-ri-ô bị thương, Giu-li-ét-ta đã làm những gì để chăm sóc bạn? A. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô. B. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, gỡ chiếc khăn buộc tóc của mình để băng vết thương cho bạn. C. Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn. Trang 9
- Câu 3: Ma-ri-ô phản ứng thế nào khi người trên xuồng muốn nhận đứa bé nhỏ hơn là cậu? A. Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ” Ma-ri-ô đang đứng trên mạn tàu, đầu ngẩng cao, tóc bay trước gió. B. Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ” Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. C. Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: “Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ ” Ma-ri-ô hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển . Câu 4: Quyết định nhường Giu-li-ét-ta xuống xuồng cứu nạn của Ma-ri-ô nói lên điều gì về cậu bé?. A. Ma-ri-ô muốn đền đáp lại tấm lòng Giu-li-ét-ta đã giành cho cậu khi chăm sóc cậu bị thương. B. Ma-ri-ô nghĩ hoàn cảnh của Giu-li-ét-ta vui hơn nên cô đáng được sống hơn cậu. C. Ma-ri-ô có tâm hồn cao thượng, nhường sự sống cho bạn, hi sinh bản thân vì bạn. Câu 5: Điền vào chỗ trống các từ ngữ phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong câu chuyện. a) Tính cách của Ma-ri-ô: b) Tính cách của Giu-li-ét-ta: Câu 6: Hai câu: "Giu-li-ét-ta hoảng hốt chạy lại. Cô quỳ xuống bên Ma-ri-ô, lau máu trên trán bạn, rồi dịu dàng gỡ chiếc khăn đỏ trên mái tóc băng cho bạn." Được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ nối B. Thay thế từ ngữ C. Lặp từ ngữ Câu 7: Câu nào dưới đây là câu ghép? A. Cô đang trên đường về nhà và rất vui vì sắp được gặp lại bố mẹ. B. Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. C. Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Câu 8: Câu “Giu-li-ét-ta, xuống đi ! thuộc loại câu nào? A. Câu khiến B. Câu cảm C. Câu kể Câu 9: “Đêm xuống, lúc chia tay, Ma-ri-ô định chúc bạn ngủ ngon thì một ngọn sóng lớn ập tới và xô cậu ngã dúi.” Dấu phẩy trong câu trên có tác dụng gì? II - Chính tả Nghe viết bài Mùa thảo quả, đoạn từ “Sự sống cứ tiếp tục . từ dưới đáy rừng” Trang 10
- III - Tập làm văn Tả người mà em yêu quý nhất trong gia đình em. Trang 11
- Trang 12
- ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Tác dụng của dấu phẩy trong câu Tác dụng của dấu phẩy trong câu 1) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong Vd: Phong trào Ba đảm đang thời kỳ chống câu. Mỹ, cứu nước, phong trào Giỏi việc nước, đảm việc nhà thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã góp phần động viên hàng triệu phụ nữ cống hiến sức lực và tài năng của mình cho sự nghiệp chung. → Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các chủ ngữ của câu. 2) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Vd: Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng , con hoạ mi ấy lại hót vang lừng. → Khi phương đông vừa vẩn bụi hồng: trạng ngữ con hoạ mi ấy: chủ ngữ lại hót vang lừng: vị ngữ 3) Ngăn cách các vế trong câu ghép. Vd: Thế kỷ XX là thế kỷ giải phóng phụ nữ, còn thế kỷ XXI phải là thế kỷ hoàn thành sự nghiệp đó. → Thế kỷ XX là thế kỷ giải phóng phụ nữ: Vế 1 của câu ghép thế kỷ XXI phải là thế kỷ hoàn thành sự nghiệp đó: Vế 2 của câu ghép Bài tập mở rộng: a) Dưới sương sớm, hoa sàng sàng sin sít nhau đã trắng trông càng trắng. b) Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây tròi, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa c) Tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép. d) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Tròi âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Tròi ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ e) Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. g) Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. h) Từ những năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tân thời. Trang 13
- k) Chiếc áo dài tân thời là dự kết hợp hài hòa giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung. l) Tay búa hoa lên, nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm thấy trước mặt ông tôi phất phơ bay những sợi tơ mỏng. m) Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. n) Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. 2. Phân tích các thành phần trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu a) Qua khe giậu, ló ra mấy quả đỏ chói. b) Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. c) Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. d) Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc gây kín đáo và lặng lẽ. e) Đảo xa tím pha hồng. f) Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay đỏ gắt suốt cả tháng tư. g) Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng một mái chùa cổ kính. h) Hoa móng rồng bụ bẫm như mùi mít chín ở góc vườn nhà ông Tuyên. i) Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi. j) Tôi rảo bước và truyền đơn cứ từ từ rơi xuống. k) Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều. l) Tiếng cười nói ồn ã. m) Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân đua nhau toả mùi thơm. n) Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc. o) Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ vỗ nhẹ vào hai bờ cát. p) Ánh trăng trong chảy khắp cành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoá. q) Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. r) Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Trang 14
- s) Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc. t) Một bác giun bò đụng chân nó mát lạnh hay một chú dế rúc rích cũng khiến nó giật mình, sẵn sàng tụt xuống hố sâu. 3. Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam 4. Đặt câu ghép Phân tích các câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép. (Bằng cách gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ và khoanh tròn quan hệ từ nối các vế câu) a. Nhờ bác lao công, sân trường luôn sạch sẽ. b. Vì học giỏi, tôi đã được bố thưởng quà. c. Nhờ An học giỏi mà bạn được thưởng quà. d. Nhờ tôi đi học sớm mà tôi tránh được trận mưa rào. e. Do không học bài, tôi đã bị điểm kém. f. Tại tôi mà cả lớp đã bị mất điểm thi đua. g. Vì nhà nghèo mà cậu ấy phải bỏ học. h. Nhờ tập tành đều đặn, Dế Mèn rất khoẻ. i. Vì thành tích của lớp, các bạn ấy đã thi đấu hết mình. j. Vì Dế Mèn tập tành đều đặn nên nó rất khoẻ. k. Vì sự cổ vũ của lớp, các bạn ấy thi đấu rất nhiệt tình. l. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ấy không hề kiêu căng. m. Tuy Lan học giỏi nhưng bạn ít khi đạt điểm cao. n. Tuy rét nhưng các bạn ấy vẫn đi học đều. o. Mặc dù nhà nghèo nhưng bạn ấy vẫn học giỏi. p. Lan không chỉ học giỏi mà chị ấy còn hay giúp đỡ bạn bè. q. Nếu thời tiết khắc nghiệt, bà con quê tôi sẽ không còn gì để ăn. r. Nếu mưa, chúng tôi sẽ ở lại nhà. s. Tôi về đến nhà thì trời đổ mưa rào. t. Chúng tôi phấn đấu học giỏi để thầy cô vui lòng. u. Thầy cô rất vui lòng khi chúng tôi phấn đấu học giỏi. Trang 15
- v. Chúng tôi phấn đấu học giỏi, thầy cô vui lòng. w. Anh ấy đi học bằng chiếc xe máy màu đỏ. x. Vừa đi làm mà anh ấy đã mua được xe máy. y. Chưa sáng rõ, bà con đã ra đồng làm việc. z. Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc. Đặt câu ghép có sử dụng các cặp quan hệ từ sau: 1. Nếu thì 2. Mặc dù nhưng 3. Vì nên 4. Hễ thì 5. Không những mà 6. Nhờ mà 7. Tuy nhưng Trang 16
- TẬP LÀM VĂN Đề bài: Viết một bài văn ngắn tả người Tả mẹ Nếu có ai đó hỏi em rằng đối với em ai là người quan trọng nhất thì câu trả lời sẽ là: Mẹ. Dù không phải là người đẹp nhất nhưng trong mắt em, mẹ thật hoàn hảo. Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt, dài ngang lưng được mẹ buộc lên gọn gàng. Đôi mắt mẹ đen láy. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, mẹ để lộ hàm răng trắng và đều như hai hàng bắp, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng. Đôi bàn tay mẹ hơi rám nắng, các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải làm việc vất vả để nuôi nấng em. Mẹ em ăn mặc rất giản dị. Mỗi khi đi làm, mẹ thường mặc quần tây đen với áo đồng phục công ty. Còn lúc ở nhà, mẹ thường mặc đồ bộ cho thoải mái. Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần em phạm lỗi, mẹ không mắng, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập. Với mọi người xung quanh, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý. Mẹ là món quà quý báu nhất mà cuộc sống này dành riêng cho em. Em không thể nói hết tình cảm và sự biết ơn em dành cho mẹ. Em chỉ biết hứa với bản thân là ngoan ngoãn, cố học để khiến mẹ mãi vui như bây giờ. Tả thầy/ cô Trong những năm học vừa qua, em đã được học rất nhiều thầy cô giỏi. Nhưng để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em đó là cô Lan, cô giáo đã dạy em trong năm học lớp 4 đồng thời cũng là cô giáo chủ nhiệm của em. Cô giáo trông rất trẻ dù cô đã gần 40 tuổi rồi. Cô có một dáng người thon gọn, cân đối. Cô sở hữu một làn da trắng hồng. Mái tóc cô đen óng ả, xõa ngang vai. Cô có khuôn mặt trái xoan. Trên khuôn mặt ấy, em ấn tượng nhất với ánh mắt và nụ cười của cô. Ánh mắt cô thật ấm áp, luôn dành cho chúng em biết bao tình yêu thương. Nụ cười thật rạng rỡ và dịu dàng. Mỗi khi chúng em làm bài tốt, cô luôn nở nụ cười trên môi. Khi cô cười, để lộ hàm răng đều như hàng bắp. Cô là cô giáo dạy văn nên giọng nói của cô rất ngọt ngào. Nhưng khi chúng em làm việc gì đó sai, giọng nói cô nghiêm khắc nhưng em biết rằng cô cũng chỉ muốn tốt cho chúng em. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô không trách mắng mà luôn ân cần nhẹ nhàng giảng giải lại cho chúng em. Cô luôn tuyên dương những bạn đạt điểm cao khiến chúng em có thêm động lực để cố gắng. Dù bây giờ không còn được cô dìu dắt nữa nhưng em luôn nhớ về cô.Em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Em hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô và chúc cô luôn mạnh khỏe để dìu dắt các thế hệ sau. Trang 17
- Tả người bạn của em Những năm tháng tuổi thơ được học dưới mái trường Tiểu học Tân Phước Khánh, em có rất nhiều bạn tốt. Bạn nào cùng dễ thương và đáng mến nhưng em thích rất là bạn Tiên. Tiên năm nay vừa tròn 11 tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối với làm da hơi ngăm trông rất khoẻ mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có việc gì cần thiết bạn đi một chốc là xong ngay. Khuôn mặt bạn hình trái xoan, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Vầng trán cao và rộng hơi nhô nhô về phía trước cho thấy bạn là một người thông minh. Đôi mắt của bạn rất sáng và đen cùng với đôi hàng mi cong vút. Nổi bật nhất trên khuôn mặt là chiếc miệng xinh xắn với hàm răng trắng đều và đôi môi hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ mỗi khi vui. Tiên có mái tóc dài đến ngang vai, đen mượt luôn buộc cao trông rất gọn gàng. Bạn có giọng nói nhẹ nhàng, dịu dàng nhưng khi đọc bài hay phát biểu trong lớp thì rất rõ ràng và dứt khoát. Mỗi ngày đi học, quần áo của bạn đều tươm tất, gọn gàng, chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm. Bạn rất chăm chỉ học tập, luôn làm bài tập về nhà đầy đủ, khi lên lớp thì tích cực phát biểu xây dựng bài. Bạn đối xử chan hòa với các bạn trong lớp, luôn năng nổ với các hoạt động của trường lớp và chủ động giúp đỡ các bạn học kém. Bạn hướng dẫn tận tình, kiên nhẫn mỗi khi có bạn trong lớp chưa hiểu bài. Ngồi cạnh Tiên nên em cũng học hỏi được rất nhiều điều tốt đẹp từ bạn. Đối với người lớn, bạn rất lễ phép, đối với bạn bè, bạn chân thành, thân thiện, chính vì vậy mà ai cũng yêu quý, tin tưởng Tiên. Không chỉ có vậy, ở nhà bạn luôn là người chăm chỉ giúp đỡ bố mẹ và ngoan ngoãn, vâng lời ông bà cha mẹ. Em rất yêu quý Tiên. Tiên chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này. Tả ông Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông là người gần gũi và chăm sóc em khi ba mẹ vắng nhà. Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có dáng người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao khó khăn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau đế lộ vầng trán cao cao. Dù đã lớn tuổi nhưng mắt ông vẫn còn rất sáng. Ông thường xem chương trình thời sự trên tivi vào buổi tối. Mỗi khi ông cười, đôi mắt ông dịu hiền khó tả. Hàm răng mất đi mấy chiếc nên cái miệng ông hơi móm mém nhưng lại rất duyên. Hằng ngày ông thường mặc áo thun với quần ngắn trông rất thoải mái và mát mẻ. Khi đi ra ngoài hay đến những dịp lễ quan trọng thì ông lại mặc áo sơ mi với quần tây đen lịch sự. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông. Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập trong cuộc sống. Trang 18
- Tả bác bảo vệ Trong xã hội, mỗi người làm một nghề, công việc khác nhau. Có những nghề mà ai cũng biết đến và kính trọng như bác sĩ, giáo viên, công an nhưng bên cạnh đó có những người làm công việc mà không mấy ai để ý đến đó là các bác bảo vệ, các cô lao công, Thực sự thì những người đó, họ rất đáng được coi trọng và được xã hội đề cao. Bác Dũng là người bảo vệ của trường em cũng khá lâu rồi. Bác năm nay đã bước qua tuổi năm mươi nhưng vẫn rất mạnh khoẻ. Dáng bác không cao, người cân đối. Da tay sần sùi, rám nắng vì những tháng ngày, buổi trưa nóng bức mà bác phải ngồi gác khuôn viên trường. Đôi mắt một mí, đen, có những vết chân chim bên hai mí mắt. Vầng trán cao, mỗi lần bác cười hay nhíu mày thì xuất hiện rõ những nếp nhăn đầy trên trán. Đôi môi thâm, khô, nứt nẻ, để lộ hàm răng ố vàng vì nhiều lần chú hút thuốc. Làn da sần sùi, đen, có những dấu đồi mồi xuất hiện. Bác luôn mặc đồng phục bảo vệ đúng quy định. Buổi sáng, bác dậy rất sớm mở cổng cho học sinh. Còn buổi tối bác phải canh gác trường em. Cứ khoảng bảy giờ tối là bác lại đi kiểm tra hết dãy lớp học này đến dãy lớp học khác. Cứ mỗi khi có gió thổi qua , những chiếc lá bàng rơi khắp sân trường. Bác sẵn sàng cầm chổi quét tất cả lá bàng vào một góc rồi hốt bỏ vào thùng rác. Thấy học sinh nào xả rác bừa bãi, bác ân cần nhắc nhở mà không la mắng, trách phạt gì. Phải canh một ngày trời mệt nhọc mà bác không hề than thở. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng nhưng bác vẫn vui vẻ với công việc của mình. Bác Dũng rất thân thiện và yêu mến học sinh trong trường như con cháu của chú. Nên trong trường ai cũng quý mến bác. Em thầm biết ơn bác Dũng vì nhờ bác mà khuôn viên trường luôn sạch đẹp và an toàn. Chúc các em thi thật tốt !!! Trang 19